AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 8.1.4. Các loại vụ án lao động thường gặp

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
8.1.4. Các loại vụ án lao động thường gặp


8.1.4.1. Vụ án về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLLĐ (Điều 14)
  • BLLĐ (các điều 16, 17)
  • BLLĐ (Điều 29)
  • BLLĐ (các điều 36, 37)
  • BLLĐ (Điều 38)
  • BLLĐ (các điều 41, 42)
  • BLLĐ (Điều 85)
  • BLLĐ (Điều 166)
  • Nghị định 44/CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ (Điều 14, Điều 16)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    Khi Thẩm phán tiến hành phân tích, đánh giá chứng cứ, cần tập trung xem xét những nội dung chính sau đây:

    • Xem xét tính hợp pháp của HĐLĐ (Toà án khi xét xử có thể tuyên bố HĐLĐ vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ). Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu (khoản 3 Điều 29, khoản 4 Điều 166 BLLĐ) được giải quyết: những nội dung nào bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo các thoả thuận hợp pháp trong thoả ước lao động tập thể (nếu có) tính từ khi HĐLĐ được giao kết và có hiệu lực.
    • Căn cứ chấm dứt HĐLĐ (đúng hay sai theo quy định tại các điều luật trên).
    • Thủ tục khi chấm dứt HĐLĐ (có vi phạm về thẩm quyền, thời hạn báo trước hay không)
      - Chấm dứt HĐLĐ theo Điều 36 BLLĐ thì hai bên không phải báo trước;
      - Đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 BLLĐ thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện việc báo trước bằng văn bản;
      - Số ngày báo trước là ngày làm việc;
      - Người lao động bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước;
      - Người có thẩm quyền giao kết HĐLĐ thì có thẩm quyền chấm dứt HĐLĐ, nếu không phải có uỷ quyền bằng văn bản
    • Giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng lao động
      - Nếu chấm dứt HĐLĐ đúng quy định tại khoản 1 Điều 17 và Điều 31 BLLĐ, thì NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42, mà được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 BLLĐ;
      - Nếu chấm dứt HĐLĐ đúng theo Điều 36, Điều 37, các điểm a, c, d, và đ khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ, thì NLĐ được trả trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42 BLLĐ, nếu đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên;
      - Trước khi chấm dứt HĐLĐ, NSD lao động chuyển NLĐ làm một công việc khác trái với công việc đã thoả thuận trong HĐLĐ và NLĐ không chấp hành. Nếu việc chuyển đó là đúng theo Điều 34 BLLĐ thì NLĐ không được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 62 BLLĐ hoặc bị xử lý kỷ luật theo Điều 84 BLLĐ. Nếu việc chuyển đó là không có căn cứ như quy định tại Điều 34 BLLĐ thì QĐ chấm dứt HĐLĐ là trái pháp luật;
      - Nếu chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 41B LLĐ, Điều 14 Nghị định 44/CP/09/2003.
      - Nếu chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 BLLĐ thì  không phải báo trước và phải tuân theo thủ tục tại Điều 87 BLLĐ, không có thủ tục này thì dù chấm dứt HĐLĐ có căn cứ nhưng vi phạm thủ tục thì việc chấm dứt HĐLĐ này là trái pháp luật và phải huỷ QĐ chấm dứt HĐLĐ đó.
    • Tiền lương làm căn cứ  tính trợ cấp thôi việc được tính theo tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ, bao gồm lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có), theo quy định tại Nghị định 114/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.


    8.1.4.2.Vụ án về kỷ luật sa thải

    Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLLĐ (Điều 42)
  • BLLĐ (các Điều 85, 86, 87)
  • BLLĐ (Điều 94)
  • Nghị định 33/CP/02.4.2003 (Mục 2, 3, 4, 5)
  • Thông tư số 19/TT/BLĐTBXH/22/9/2003(Mục III, Mục IV)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
    Thẩm phán cần chú ý phân tích, đánh giá một số nội dung cơ bản theo chỉ dẫn sau:

    • Lý do sa thải
      - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp (nếu hành vi vi phạm chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì người sử dụng lao động yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ  kỷ luật);
      - NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị kỷ luật cách chức mà tái phạm;
      - NLĐ tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng (tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch- được coi là lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai, hoả hoạn; bản thân, nhân thân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp; các trường hợp khác được quy định trong Nội quy lao động);
      - Mức độ lỗi của NLĐ;
      - Việc áp dụng pháp luật để sa thải NLĐ của người sử dụng lao động có chính xác không.
    • Thời hiệu và thủ tục sa thải
      - Có xử lý kỷ luật đúng theo quy định tại Điều 86 BLLĐ;
      - Thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động tối đa là 03 tháng, kể từ ngày xẩy ra hoặc phát hiện vi phạm, trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng;
      - Không được xử lý kỷ luật lao động khi NLĐ đang: nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc mà được sự đồng ý của người sử dụng lao động; bị tạm giam, tạm giữ; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh; lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
      - Đối với các trường hợp trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên;
      - Trường hợp NLĐ nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay NLĐ nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nếu hết thời gian quy định, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéơ dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên;
      - Có tuân theo thủ tục quy định tại Điều 87 BLLĐ;
      - Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc quy định tại Điều 87 và Điều 92 BLLĐ là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động uỷ quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được uỷ quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản;
      - Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng);
      - Trường hợp sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trườnh hợp không nhất trí thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động Thương binh Xã hội người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật.   
    • Giải quyết hậu quả của việc sa thải:
      - Nếu việc sa thải là đúng pháp luật thì người lao động chỉ được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 BLLĐ nếu bị sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ;
      - Nếu việc sa thải là trái pháp luật thì áp dụng Điều 94 BLLĐ để giải quyết quyền lợi cho người lao động.