AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 8.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
8.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động cá nhân


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLLĐ (Điều 27, 28, 29)
  • Nghị định 198/CP/31.12.1994
  • Nghị định 44/CP-NĐ/09.5.2003
  • Thông tư số 21/TT-BLĐTBXH/22.9.2003

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án cần đi sâu và lưu ý một số vấn đề chung cơ bản sau đây: 
      - Hợp đồng lao động (hợp đồng bằng văn bản hoặc hợp đồng miệng) là một trong những chứng cứ quan trọng cần phải được xem xét đầu tiên khi giải quyết một vụ án tranh chấp lao động;
      - Xem  xét nội dung thoả thuận trong hợp đồng lao động (hoặc thoả thuận miệng) giữa NLĐ và người SDLĐ (về loại HĐ, công việc, địa điểm, lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện khác...), với quy định của pháp luật lao động, có trái với Thoả ước tập thể hoặc pháp luật lao động hay không; Nếu trái (một phần hoặc toàn bộ) thì tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ (Điều 16 Nghị định 44/2003);
      - Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn hợp đồng, nếu NLĐ đã làm việc trên 12 tháng với công việc không xác định được thời điểm  kết thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng thì phải coi là hợp đồng không xác định thời hạn; nếu với công việc xác định thời điểm  kết thúc trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì coi là HĐLĐ xác định thời hạn.
      - Người lao động có thuộc diện CNVC thuộc lực lượng thường xuyên trong các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn theo Điều 12 Nghị định 198/CP ngày 31.12.1994 hay không.
      - Nếu NLĐ là người nước ngoài thì phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp.
    • Xác định thời điểm  xẩy ra tranh chấp
      - Để chấm dứt một quan hệ lao động, NSD lao động có thể ra nhiều thông báo, phải căn cứ vào thông báo mà NSD lao động chấm dứt quan hệ lao động với người lao động, người lao  động không được làm việc kể từ ngày cụ thể để xác định thời điểm;
      - Xác định chính xác thời điểm xẩy ra tranh chấp giúp xác định chính xác thời gian cần phải bồi thường và những quyền lợi khác theo pháp luật.
    • Kiểm tra các bước đã giải quyết giữa NSD lao động với NLĐ
      - Người lao động đã được nhận những khoản tiền nào cụ thể. Yêu cầu tiếp theo của người lao động cụ thể là gì.
      - Những yêu cầu khác của người lao động.
      - Các nội dung khác liên quan là gì
    • Thoả ước lao động tập thể, Nội quy doanh nghiệp, những quy định khác của người sử dụng lao động… có trái pháp luật lao động hay không.
      - Những quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, vệ sinh an toàn lao động...
      - Những quyền lợi khác đối với người lao động mà pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện
    • Những văn bản pháp luật khác liên quan cần áp dụng (tham khảo thêm trong phần luật dẫn chiếu)