Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành việc kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Điều 289. Thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.
2. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm.
Điều 290. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thải hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
2. Trong trường hợp Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ ơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
3. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
Điều 291. Thẩm quyền giám đốc thẩm
1. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.
2. Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị.
3. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
4. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
Điều 292. Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm
1. phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Khi xét thấy cần thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm.
Điều 293. Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm
Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên toà để giám đốc thẩm vụ án.
Điều 294. Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm
Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên toà. bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Toà án, nội dung của kháng nghị. bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là bẩy ngày trước ngày mở phiên toà giám đốc thẩm.
Điều 295. Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm
1. Sau khi chủ toạ khai mạc phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
2. Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Toà án triệu tập tham gia phiên toà giám đốc thẩm thì họ được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
3. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thoả luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
4. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án.
Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.

Điều 296. Phạm vi giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
2. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Điều 297. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa;
3. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;
4. Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
Điều 298. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị huỷ bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.
Điều 299. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại chương VII của Bộ luật này;
2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;
3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Điều 300. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án
Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của Bộ luật này.
Điều 301. Quyết định giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên toà;
b) Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ toạ phiên toà và số lượng thành viên tham gia xét xử;
c) Họ, tên Thư ký Toà án, Kiểm sát viên tham gia phiên toà;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản , điều của Bộ luật tố tụng dân sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
Điều 302. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.
Điều 303. Gửi quyết định giám đốc thẩm
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho:
1. Đưng sự và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;
2. Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
3. Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thải hành án dân sự có thẩm quyền.


CHƯƠNG XIX

THỦ TỤC TÁI THẨM 

Điều 304. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi c bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.
Điều 305. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có c sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có gi mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thưng mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.
Điều 306. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Đưng sự hoặc cá nhân, cơ quan , tổ chức khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 307 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 307 của Bộ luật này.
Điều 307. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.
3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thải hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
Điều 308. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 305 của Bộ luật này.
Điều 309. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
Hội đồng tái thẩm có các quyền sau đây:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định;
3. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
Điều 310. áp dụng các quy định của thủ tục giám đốc thẩm
Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm tại Bộ luật này.

PHẦN THỨ NĂM  

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT DÂN SỰ

CHƯƠNG  XX

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Điều 311. Phạm vi áp dụng
Toà án áp dụng những quy định của Chưng này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chưng này để giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28, khoản 1 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 32 của Bộ luật này.
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan , tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thưng mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan , tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thưng mại, lao động.
Điều 312. Đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự
1. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chưng III của Bộ luật này.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan , tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan , tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Điều 313. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
1. Toà án phải mở phiên họp công khai để giải quyết việc dân sự.
Sau khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Toà án phải gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được hồ s; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải tr hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham dự phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
3. Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Toà án.
Người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Toà án hoãn phiên họp. Trường hợp người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Toà án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ; nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bo đm.
4. Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ được Toà án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Toà án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.

Điều 314. Thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự
1. phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Thư ký Toà án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;
b) Thẩm phán khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ;
c) Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
d) Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết việc dân sự;
đ) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
e) Xem xét tài liệu, chứng cứ;
g) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự;
h) Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
2. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Toà án.
Điều 315. Quyết định giải quyết việc dân sự
1. Quyết định giải quyết việc dân sự phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Toà án ra quyết định;
c) Họ, tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án;
d) Tên, địa chỉ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự;
đ) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết;
e) Tên, địa chỉ của người có liên quan;
g) Nhận định của Toà án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu;
h) Căn cứ pháp luật để giải quyết việc dân sự;
i) Quyết định của Toà án;
k) Lệ phí phải nộp.
2. Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thải hành án có thẩm quyền, người yêu cầu giải quyết việc dân sự và cá nhân, cơ quan , tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định đó trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Điều 316. Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự
Người yêu cầu và cá nhân, cơ quan , tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của Bộ luật này.
Điều 317. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Người yêu cầu và cá nhân, cơ quan , tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết định đó trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 358 và khoản 1 Điều 372 của Bộ luật này. Trong trường hợp họ không có mặt tại phiên họp thì thời hạn đó tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, nơi êm yết.
2. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn bẩy ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 358 và khoản 2 Điều 372 của Bộ luật này.
Điều 318. Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị
Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này

CHƯƠNG XXI   

 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ 

MỘT NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ 

HOẠC BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI  DÂN SỰ

Điều 319. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan , tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
4. Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có chứng cứ để chứng minh người đó nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sn của gia đình.
Điều 320. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của đương sự, Toà án có thể trưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, khi nhận được kết luận giám định Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Điều 321. Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Toà án phải quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Điều 322. Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Khi người bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan , tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
Điều 323. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và quyết định của Toà án
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 320 của Bộ luật này.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

CHƯƠNG XXII 

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU THÔNG BÁO T̀M KIẾM 

NGƯỜI VÁNG MẶT TẠI NƠI TRÚ

Điều 324. Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên và đồng thời có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sn của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có chứng cứ để chứng minh là người đó biệt tích trong sáu tháng liền trở lên. Trong trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sn của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu về tình hình tài sn của người đó, việc quản lý tài sn hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.
Điều 325. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là hai mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Thẩm phán phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Điều 326. Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
2. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định chấp nhận đơn yêu cầu và ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sn của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định chấp nhận đơn yêu cầu Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sn của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Điều 327. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có các nội dung chính sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra thông báo;
2. Tên Toà án ra thông báo;
3. Số và ngày, tháng, năm của quyết định Toà án chấp nhận đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú;
4. Tên, địa chỉ của người yêu cầu Toà án thông báo;
5. Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của người cần tìm kiếm và địa chỉ cư trú của người đó trước khi biệt tích;
6. Địa chỉ liên hệ của cá nhân, cơ quan , tổ chức, nếu người cần tìm kiếm biết được thông báo hoặc người khác có được tin tức về người cần tìm kiếm.
Điều 328. Công bố thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ưng trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ưng ba lần trong ba ngày liên tiếp.
2. Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu.
Điều 329. Hiệu lực của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 326 của Bộ luật này đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp người cần tìm kiếm trở về.

CHƯƠNG  XXIII

 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ NGƯỜI MẤT TÍCH

Điều 330. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Điều 331. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
2. Nội dung thông báo và công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 327 và Điều 328 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo là bốn tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
3. Trong thời hạn công bố thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
Điều 332. Quyết định tuyên bố một người mất tích
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
3. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích; trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sn của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sn của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Điều 333. Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố mất tích đã trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống.
Điều 334. Quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
3. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu qu pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.


CHƯƠNG  XXIV

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐĂ CHẾT 

Điều 335. Đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người là đã chết phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc trường hợp theo quy định của Bộ luật dân sự.
Điều 336. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết không quá ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn đó, Toà án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Điều 337. Quyết định tuyên bố một người là đã chết
1. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.
2. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Toà án phải xác định ngày chết của người đó và hậu qu pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.
Điều 338. Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống.
Điều 339. Quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
2. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
3. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Toà án phải quyết định về hậu qu pháp lý của việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.


CHƯƠNG  XXV  

THỦ  TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VIỆC DÂN SỰ 

LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRONG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Điều 340. Những việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thưng mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
1. Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên.
2. áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Huỷ quyết định trọng tài.
4. Các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thưng mại Việt Nam có quy định.
Điều 341. Thủ tục giải quyết
Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thưng mại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thưng mại Việt Nam.


PHẦN THỨ SÁU 

THỦ TỤC CÔNG NHÂN VÀ CHO thải HÀNH TÀI 

VIỆT NAM BẢN ÁN CỦA TOÀ ÀN NƯỚC NGOÀI, 

QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC  NGOÀI

CHƯƠNG  XXVI   

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC CÔNG NHÂN VÀ CHO THI HÀNH 

TAI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT  ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀN NƯỚC  NGOÀI , QUYẾT ĐỊNH

 CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC  NGOÀI

Điều 342. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
1. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thưng mại, lao động, quyết định về tài sn trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.
2. Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ cácơ quan hệ pháp luật kinh doanh, thưng mại, lao động.
Điều 343. Nguyên tắc công nhận và cho thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
1. Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thải hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) bản án, quyết định dân sự của Toà án của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;
b) bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thải hành.
2. Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.
3. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thải hành tại Việt Nam trên c sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó.
4. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài hoặc quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được thải hành tại Việt Nam sau khi được Toà án Việt Nam công nhận và cho thải hành.
5. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thải hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
6. Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thải hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận.
Điều 344. Quyền yêu cầu công nhận và cho thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
1. Người được thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thải hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thải hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan , tổ chức phải thải hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sn liên quan đến việc thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.
2. Đưng sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thải hành tại Việt Nam.
Điều 345. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị
Đưng sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định của Toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp xét lại theo quy định của Bộ luật này.
Điều 346. Bo đm hiệu lực của quyết định của Toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
1. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thải hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thải hành theo thủ tục thải hành án dân sự. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được Toà án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam.
2. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thải hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thải hành theo thủ tục thải hành án dân sự.
Điều 347. Thông báo kết qu xét đơn yêu cầu
Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định, Toà án Việt Nam thông qua Bộ Tư pháp thông báo kết qu việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định đó, các đương sự, cá nhân, cơ quan , tổ chức có liên quan đến quyết định đó; thông báo kết qu xét đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài cho cá nhân, cơ quan , tổ chức đã gửi đơn yêu cầu và cá nhân, cơ quan , tổ chức khác có liên quan đến quyết định đó của Toà án Việt Nam.
Điều 348. Bo đm quyền chuyển tiền, tài sn thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
Nhà nước Việt Nam bo đm việc chuyển tiền, tài sn thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thải hành từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc chuyển tiền, tài sn này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 349. Lệ phí công nhận và cho thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
Người gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thải hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.


CHƯƠNG  XXVII   

THỦ TỤC XÉT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHÂN VÀ CHO thải HÀNH 

TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN,  QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ

  CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI 

Điều 350. Đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành
1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thải hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thải hành án là cơ quan , tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan , tổ chức đó;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thải hành; nếu người phải thải hành là cơ quan , tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan , tổ chức đó; trường hợp người phải thải hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thải hành là cơ quan , tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sn và các loại tài sn liên quan đến việc thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam;
c) Yêu cầu của người được thải hành; trường hợp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài đã được thải hành một phần thì người được thải hành phải ghi rõ phần đã được thải hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thải hành tiếp tại Việt Nam.
2. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Điều 351. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
1. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thải hành và cần được thải hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này; văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thải hành bản sao bản án, quyết định đó. Trường hợp người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ.
2. Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Điều 352. Chuyển hồ sơ cho Toà án
Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Bộ luật này.
Điều 353. Thụ lý hồ sơ và yêu cầu giải thích
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Toà án có quyền yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ s.
Văn bản yêu cầu giải thích và văn bản tr lời được gửi thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam.
3. Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Toà án Việt Nam yêu cầu giải thích, Bộ Tư pháp gửi cho người gửi đơn yêu cầu hoặc Toà án nước ngoài văn bản yêu cầu giải thích đó.
4. Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản tr lời yêu cầu giải thích, Bộ Tư pháp gửi cho Toà án Việt Nam đã yêu cầu văn bản tr lời đó.
Điều 354. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Toà án ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thải hành đã tự nguyện thải hành hoặc người phải thải hành là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thải hành là cơ quan , tổ chức đã bị giải thể, phá sn mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan , tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và tr lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của người phải thải hành hoặc nơi có tài sn liên quan đến việc thải hành;
c) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trong trường hợp Toà án yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 353 của Bộ luật này thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài thêm hai tháng.
2. Toà án phải mở phiên họp trong thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn mười lăm ngày trước ngày mở phiên họp; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi tr lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Điều 355. phên họp xét đơn yêu cầu
1. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
3. phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp.
Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có đơn yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
4. Hội đồng không xét xử lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của Bộ luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để quyết định.
5. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thoả luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thải hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài.
Điều 356. Những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được công nhận và cho thải hành tại Việt Nam
1. bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
3. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam.
4. Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Toà án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó.
5. Đã hết thời hiệu thải hành án theo pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam.
6. Việc công nhận và cho thải hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc c bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 357. Gửi quyết định của Toà án
Ngay sau khi ra quyết định quy định tại Điều 354 và Điều 355 của Bộ luật này, Toà án gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp quyết định đó; nếu đương sự ở nước ngoài thì quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp.
Điều 358. Kháng cáo, kháng nghị
1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều 354 và Điều 355 của Bộ luật này, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.
Trong trường hợp có sự kiện bất kh kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không thể kháng cáo trong thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất kh kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn kháng cáo.
2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án quy định tại Điều 354 và Điều 355 của Bộ luật này.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
Điều 359. Xét kháng cáo, kháng nghị
1. Toà án nhân dân tối cao xét quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ s; trường hợp cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại Điều 353 của Bộ luật này thì thời hạn này được kéo dài, nhưng không quá hai tháng.
2. Thành phần Hội đồng xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
phiên họp xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị được tiến hành như phiên họp xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 355 của Bộ luật này.
3. Hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 354 của Bộ luật này.
Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thải hành.

 

CHƯƠNG  XXVIII   

THỦ TỤC XÉT ĐƠN YÊU CẦU KHÔNG CÔNG NHẬN 

BẢN ÁN ,  QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ  CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI 

KHÔNG CÓ YÊU CẦU thải HÀNH TẠI VIỆT NAM

Điều 360. Thời hạn gửi đơn yêu cầu không công nhận
1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thải hành tại Việt Nam, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự đó đến Bộ Tư pháp Việt Nam.
2. Trong trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất kh kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất kh kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
Việc khôi phục thời hiệu do Chánh án Toà án thụ lý đơn xét và quyết định.
Điều 361. Đơn yêu cầu không công nhận
1. Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người làm đơn; nếu là cơ quan , tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan , tổ chức đó;
b) Yêu cầu của người làm đơn.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh yêu cầu không công nhận của mình là có căn cứ.
3. Đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Việc chuyển đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu kèm theo đến Toà án có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 352 của Bộ luật này.
Điều 362. Xét đơn yêu cầu không công nhận
1. Việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu và việc xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được tiến hành theo quy định tại Điều 354 và Điều 355 của Bộ luật này.
2. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra một trong các quyết định sau đây:
a) Không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài;
b) Bác đơn yêu cầu không công nhận.
3. bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thải hành tại Việt Nam không được công nhận trong các trường hợp quy định tại Điều 356 của Bộ luật này.
Điều 363. Gửi quyết định của Toà án và việc kháng cáo, kháng nghị
Việc gửi quyết định của Toà án; việc kháng cáo, kháng nghị và xét kháng cáo, kháng nghị được thực hiện theo quy định tại các điều 357, 358 và 359 của Bộ luật này.


CHƯƠNG  XXIX   

THỦ TỤC XÉT ĐƠN YÊU CẦU  CÔNG NHÂN VÀ CHO THI HÀNH

 TẠI VIỆT NAM  QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI 

Điều 364. Đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài
1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thải hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thải hành án là cơ quan , tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan , tổ chức đó;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thải hành; nếu người phải thải hành là cơ quan , tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan , tổ chức đó; trường hợp người phải thải hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thải hành là cơ quan , tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sn và các loại tài sn liên quan đến việc thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Yêu cầu của người được thải hành.
2. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Điều 365. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
1. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp quyết định của Trọng tài nước ngoài; bản sao hợp pháp thoả thuận trọng tài của các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể hoặc đã phát sinh giữa họ với nhau theo thể thức trọng tài mà pháp luật của nước hữu quan quy định có thể giải quyết được theo thể thức đó.
thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản về Trọng tài đã được ghi trong hợp đồng hoặc thoả thuận riêng về Trọng tài được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp.
2. Giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Điều 366. Chuyển hồ sơ cho Toà án
1. Trong thời hạn bẩy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ cho Toà án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho biết đang xem xét hoặc đã huỷ bỏ, đình chỉ thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài thì Bộ Tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho Toà án biết.
Điều 367. Thụ lý hồ s
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho cá nhân, cơ quan , tổ chức phải thải hành và Viện kiểm sát cùng cấp biết.
2. Toà án có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan , tổ chức đã gửi đơn yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong hồ s.
Điều 368. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Toà án ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét quyết định của Trọng tài nước ngoài;
b) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu cá nhân, cơ quan , tổ chức được thải hành rút đơn yêu cầu hoặc cá nhân, cơ quan , tổ chức phải thải hành đã tự nguyện thải hành; cơ quan , tổ chức phải thải hành đã bị giải thể, phá sn mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan , tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thải hành đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;
c) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ thải hành quyết định của Trọng tài nước ngoài;
d) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và tr lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc cơ quan , tổ chức phải thải hành không có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thải hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc không xác định được địa điểm nơi có tài sn liên quan đến việc thải hành tại Việt Nam;
đ) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Trong trường hợp Toà án yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 367 của Bộ luật này thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài thêm hai tháng.
2. Toà án phải mở phiên họp xét đơn trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn mười ngày, trước ngày mở phiên họp; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi tr lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Điều 369. phiên họp xét đơn yêu cầu
1. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
3. phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp.
Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người phải thải hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
4. Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của Bộ luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định.
5. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thoả luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thải hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài.