AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 3.1.5. Phiên toà giám đốc thẩm

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
3.1.5. Phiên toà giám đốc thẩm


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTHS (các điều 280, 282, 284, 285, 286, 287)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Bộ luật tố tụng hình sự không quy định chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm. Thực tiễn việc phân công chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm như sau :
      - Phiên Toà giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hoặc của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án hoặc một phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm làm chủ toạ phiên toà;
      - Phiên toà giám đốc thẩm của Toà án quân sự trung ương, Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao gồm ba Thẩm phán do một Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà theo sự phân công của Chánh án Toà án quân sự Trung ương hoặc Chánh toà Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao.
    • Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà giám đốc thẩm. Đối với người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị thì chỉ triệu tập họ tham gia phiên toà giám đốc thẩm nếu xét thấy thật sự cần thiết (Điều 280 BLTTHS).
    • Nếu được Chánh án phân công làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, thì Thẩm phán cần phải làm bản thuyết trình đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 282 BLTTHS.
    • Theo quy định được cụ thể hoá tại khoản 2 Điều 282 BLTTHS thì trình tự, thủ tục phiên toà giám đốc thẩm như sau:
      - Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và kiểm tra sự có mặt của những người tiến hành tố tụng và những người được triệu tập tham gia phiên toà giám đốc thẩm. Cần chú ý là người được triệu tập tham gia phiên toà giám đốc thẩm vắng mặt (không phân biệt có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng) thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử;
      - BLTTHS không quy định nhưng cần có một Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà giám đốc thẩm;
      - Một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án;
      - Những người được triệu tập tham gia phiên toà (nếu có) trình bày ý kiến của mình về kháng nghị, về vụ án;
      - Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về kháng nghị, về vụ án;
      - Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận, phát biểu ý kiến (trong quá trình các thành viên Hội đồng thảo luận, phát biểu ý kiến, nếu đại diện Viện kiểm sát có đề nghị thì cùng tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến);
      - Sau  khi các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận, phát biểu ý kiến xong, đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án;
      - Chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm đưa ra các vấn đề cần quyết định và các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết.
    • Xác định phạm vi giám đốc thẩm
      - Theo quy định tại Điều 284 BLTTHS thì Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị. Tuy nhiên khi xem xét theo hướng không có lợi cho người bị kết án cần chú ý là chỉ khi bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật chưa quá một năm.
    • Xác định thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm.
      - Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại Điều 285 và các điều tương ứng 286 và 287 BLTTHS. Khi ra quyết định nào thì căn cứ vào khoản tương ứng (Điều 286 hoặc Điều 287) BLTTHS để quyết định cụ thể như sau:
      + Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì căn cứ vào khoản 1 Điều 285 BLTTHS;
      + Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án, thì căn cứ vào khoản 2 Điều 285 và Điều 286 BLTTHS;
      + Huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại, thì căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 286 BLTTHS.
      - Khi huỷ phần quyết định nào đó trong bản án đã có hiệu lực pháp luật cần ghi: “huỷ bản án số... ngày... tháng... năm của Toà.....về phần quyết định.....”. Không được ghi huỷ một phần bản án…
      - Trong trường hợp huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc để xét xử lại và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án thụ lý lại vụ án.