AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 5.2. Bảo đảm các nguyên tắc độc lập xét xử trong Tuyên bố Bắc Kinh

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
5.2. Bảo đảm các nguyên tắc độc lập xét xử trong Tuyên bố Bắc Kinh


  • Tư pháp là tổ chức mang giá trị cao nhất của bất kỳ xã hội nào.
  • Tuyên ngôn nhân quyền (Điều 10) và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Điều 41(1)) tuyên bố rằng mọi người đều có thể được xét xử một cách công khai và đàng hoàng bởi Toà án độc lập, có thẩm quyền, khách quan và được thành lập theo pháp luật. Nền tư pháp độc lập là khả năng độc lập thực hiện các quyền này.
  • Sự độc lập xét xử có nghĩa:
    - Tư pháp quyết định những vấn đề của vụ án phù hợp với sự đánh giá khách quan của mình các sự kiện của vụ án và sự hiểu biết của mình về pháp luật mà không có sự tác động sai trái, trực tiếp hay gián tiếp, bởi bất kỳ ai, cơ quan, tổ chức nào;
    - Tư pháp có thẩm quyền trực tiếp hoặc bằng cách xem xét lại đối với tất cả những vấn đề mang tính tư pháp.
  • Việc duy trì tính độc lập của tư pháp là cần thiết để đạt được mục đích của tư pháp và để thực hiện đúng chức năng của nó trong xã hội có tự do và tuân thủ các quy định của pháp luật. Sự độc lập này cần phải được đảm bảo bởi Nhà nước và phải được quy định trong Hiến pháp hoặc pháp luật.
  • Tư pháp có trách nhiệm tôn trọng các mục tiêu và chức năng hợp pháp của các cơ quan chính phủ. Các cơ quan này cũng có trách nhiệm tôn trọng các mục tiêu và chức năng hợp pháp của tư pháp.
  • Trong quá trình giải quyết vụ án, không một cơ quan nào của tư pháp hoặc người nào được can thiệp tác động đến nghĩa vụ của Thẩm phán thực hiện một mình hoặc bằng tập thể Thẩm phán thẩm quyền ra bản án theo quy định tại Điều 3(a). Về phần mình, Thẩm phán tự mình hay thông qua tập thể thực hành chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
  • Thẩm phán phải ủng hộ phẩm chất trung thực chính trực và tính độc lập của tư pháp thông qua việc tránh có những hành vi sai trái, không lương thiện và tránh sự biểu hiện những hành vi đó trong tất cả các hoạt động của mình.
  • Ở mức độ phù hợp với nghĩa vụ của mình với tư cách cán bộ cơ quan tư pháp, Thẩm phán, cũng như các công dân khác, có quyền tự do tín ngưỡng, tự do thể hiện quan điểm, tự do hội họp.
  • Thẩm phán được tự do theo quy định của pháp luật thành lập hoặc tham gia hiệp hội các Thẩm phán để thể hiện các quyền lợi và củng cố việc bồi dưỡng nghiệp vụ của mình và có quyền thực hiện những hành vi khác thích hợp để bảo vệ sự độc lập của mình.