AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 2.1.1. Tiêu chuẩn chung của Thẩm phán

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
2.1.1. Tiêu chuẩn chung của Thẩm phán


Văn bản quy phạm pháp luật
  • Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002 (Điều 5)
  • Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01-4-2003 của Toà án nhân dân tối cao, Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện :

    • Để nắm chắc tiêu chuẩn chung của Thẩm phán cần nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
    • Cần nắm chắc những đòi hỏi cụ thể trong các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
    • Theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01-4-2003 của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân thì một số tiêu chuẩn cụ thể được hiểu như sau:
      - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa phải là:
      + Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
      + Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng;
      +  Kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân;
      +  Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền;
      +  Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý;
      +  Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I của Quy định số 75/QĐ-TW ngày 25-4-2000 của Bộ Chính trị;
      +  Không làm những việc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh;
      +  Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xoá án tích).
      - “Có trình độ cử nhân luật” là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định cấp; nếu văn bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp, thì văn bằng đó phải được công nhận ở Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
      - “Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử” là phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu là chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;
      - “Thời gian làm công tác pháp luật” là thời gian công tác kể từ khi được xếp vào một ngạch công chức bao gồm Thư ký Toà án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Chuyên viên hoặc nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an ninh trong Quân đội, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật. Thời gian được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, thời gian làm Luật sư cũng được coi là “thời gian làm công tác pháp luật”;
      - “Có năng lực làm công tác xét xử” là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tương ứng mà người đó có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp dụng vào thực tiễn;
      - “Có sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao” là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán;
      - Đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật, nhưng chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thì chưa có đủ điều kiện để có thể được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.