AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 1.4.2. Những nguyên tắc cơ bản đặc thù trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
1.4.2. Những nguyên tắc cơ bản đặc thù trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTHS (các điều 9, 10, 11)
  • BLTTHS (Điều 57)
  • BLTTDS (các điều 5, 6, 8, 9 và Điều 10)
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (các điều 3, 5)
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (các điều 20,23)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Trong tố tụng hình sự:
      - Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự). Cần chú ý là trong một số trường hợp Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình (khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự);
      - Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự);
      - Xác định sự thật của vụ án (Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự). Khi xét xử Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo;
      - Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người tiến hành tố tụng, trong đó có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
    • Trong tố tụng dân sự:
      - Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự);
      - Cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự (Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự). Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật tố tụng dân sự có quy định;
      - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự);
      - Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự);
      - Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự).
    • Trong tố tụng hành chính:
      - Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính);
      - Cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự (Điều 5 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính);
      - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính (Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính);
      - Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 23 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính);
      - Toà án không tiến hành hoà giải, nhưng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các bên có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).