AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 6.1.1. Căn cứ vào quy định của BLHS.

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
6.1.1. Căn cứ vào quy định của BLHS.


Căn cứ vào quy định của BLHS khi quyết định hình phạt là phải căn cứ vào các quy định của cả: Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS có liên quan đến việc quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể đó. Sau khi xác định bị cáo có phạm tội theo điều, khoản cụ thể của BLHS, để quyết định hình phạt đúng cần phải căn cứ vào quy định của BLHS như sau:

6.1.1.1.    Căn cứ vào quy định về nguyên tắc xử lý tại Điều 3 BLHS.

  • Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
  • Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
  • Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
    Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
  • Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát giáo dục.
  • Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.
  • Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xoá án tích.

6.1.1.2.    Căn cứ vào quy định về mục đích của hình phạt tại Điều 27 BLHS.

  • Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội; do đó, hình phạt trước hết nhằm trừng trị người phạm tội.
  • Hình phạt có tác dụng giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Vì vậy, cần phải quyết định một hình phạt đúng để bảo đảm được tính trừng trị, nhưng đồng thời cũng bảo đảm được tính khoan hồng đối với người phạm tội. Không quá nhấn mạnh đến tính trừng trị mà xử phạt quá nặng và cũng không quá nhấn mạnh đến tính khoan hồng mà xử phạt quá nhẹ sẽ không có tính giáo dục.
  • Hình phạt còn phải nhằm mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

6.1.1.3.    Căn cứ quy định về các hình phạt tại các điều từ Điều 28 đến Điều 40 BLHS.

  • Nắm chắc hình phạt nào là hình phạt chính; hình phạt nào là hình phạt bổ sung; hình phạt nào vừa có thể là hình phạt chính vừa có thể là hình phạt bổ sung.
  • Cần nghiên cứu kỹ quy định về mỗi loại hình phạt cụ thể; đặc biệt là điều kiện áp dụng hình phạt đó.
  • Cần chú ý quy định nào của loại hình phạt nào là bắt buộc, quy định nào có tính lựa chọn để thực hiện đúng.
     Ví dụ: Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội, cần chú ý:
     - Phải quyết định giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục.
     - Phải quyết định buộc người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ (các nghĩa vụ quy định tại Điều 4 Nghị định số 60/2000/NĐ- CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ «Quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ ») và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, mới có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

6.1.1.4.    Căn cứ quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 46 và Điều 48 BLHS.

  • Cần nắm chắc tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS. Đây là một trong những điều kiện quan trọng của việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS (xem mục 6.2 Phần này).
  • Điều kiện áp dụng các tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS.
  • Khi xét xử vụ án về tội phạm cụ thể cần xem xét có tình tiết giảm nhẹ nào quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt của tội đó hay không để quyết định áp dụng hay không áp dụng tình tiết giảm nhẹ đó.
  • Cần chú ý chỉ có các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng (xem mục 6.2. Phần này).

6.1.1.5.    Căn cứ quy định về quyết định hình phạt trong một số trường hợp cụ thể tại các điều 47, 50, 52 và 53 BLHS (nếu có).

6.1.1.6.    Căn cứ quy định về miễn hình phạt tại Điều 54 BLHS (nếu có)

6.1.1.7.    Căn cứ quy định về tội phạm cụ thể tại Điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm.

6.1.1.8.    Căn cứ vào các quy định khác của BLHS.

  • Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cần phải căn cứ vào các quy định khác tương ứng của BLHS.
    Ví dụ : - Để quyết định cho hưởng án treo hay không cần phải căn cứ vào Điều 60 BLHS ;
  • Để quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào quy định tại điều luật tương ứng của Chương X BLHS.