AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 5.2.2. Phải nắm chắc và thực hiện đúng các quy định của BLHS khi người bị hại là phụ nữ.

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
5.2.2. Phải nắm chắc và thực hiện đúng các quy định của BLHS khi người bị hại là phụ nữ.


  • Phạm tội đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS).
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người (điểm b khoản 1 Điều 93 BLHS). Cần chú ý là bị cáo phải biết trước khi bị giết chết người phụ nữ đó đang có thai.
  • Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của phụ nữ đang có thai là tình tiết định khung tăng nặng của tội «cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác» quy định tại Điều 104 BLHS.
    Cần chú ý :
     - Khác với tội giết người cần chứng minh ý thức chủ quan của bị cáo là biết phụ nữ có thai mà vẫn giết, thì đối với tội «cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác», cũng như «phạm tội đối với phụ nữ có thai» (điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS) chỉ cần chứng minh phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là phụ nữ có thai (tiểu mục 2.1 mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12- 5- 2006). Tuy nhiên, nếu chứng minh được bị cáo nhận biết được trước khi phạm tội người bị xâm hại là phụ nữ có thai thì khi quyết định hình phạt cần phải nghiêm khắc hơn bị cáo không nhận biết được trước khi phạm tội người bị xâm hại là phụ nữ có thai.
    - «Phụ nữ có thai» được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai. Trong trường hợp thực tế khó nhận biết được người phụ nữ đó đang mang thai hay không hoặc giữa lời khai của bị cáo và người bị hại về việc này có mâu thuẫn với nhau thì để xác định người phụ nữ đó có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định (tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP ngày 12-5-2006).
  • Hành hạ phụ nữ có thai là tình tiết định khung tăng nặng của tội «hành hạ người khác» quy định tại khoản 2 Điều 110 BLHS.
  • Khi xét xử các tội xâm phạm tình dục của người phụ nữ cần xác định đúng độ tuổi để áp dụng đúng khung hình phạt.
    Cần chú ý: Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm (không phân biệt có sự đồng ý hay không đồng ý của người bị hại).
  • Mua bán phụ nữ là tội phạm được quy định tại Điều 119 BLHS.
  • Dũng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội là cấu thành tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ quy định tại Điều 130 BLHS.