AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 3.1.3. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
3.1.3. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTDS (các điều 290, 291, 292, 293, và 294)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm không những phải gửi ngay cho các đương sự và cơ quan thi hành án mà còn cho Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và đặc biệt là phải gửi cho cả những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
    • Hồ sơ vụ án bị kháng nghị phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp cùng với kháng nghị của Chánh án. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
    • Thẩm quyền giám đốc thẩm:
      - Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị;
      - Các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao (Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động) giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị;
      -  Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định của các Tòa Phúc thẩm và các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân tối cao;
      - Trường hợp những bản án, quyết định về cùng một vụ án nhưng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp Tòa án khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
    • Phiên tòa giám đốc thẩm phải được mở trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được kháng nghị.
    • Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Đối với các Tòa chuyên trách thì Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nên Thẩm phán được phân công làm bản thuyết trình thường đồng thời là chủ tọa phiên tòa. Bản thuyết trình chỉ tóm tắt nội dung vụ án, các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị (không đòi hỏi phải có ý kiến của người làm bản thuyết trình) và phải được gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là bảy ngày, trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.