AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 4.4. Tranh luận tại phiên tòa

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
4.4. Tranh luận tại phiên tòa


Văn bản quy phạm pháp luật
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (các điều 46, 47)
  • Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 03/2003)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện

    • Những người có quyền tham gia tranh luận tại phiên toà gồm đương sự hoặc người đại điện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên toà.
    • Trình tự tiến hành tranh luận được bắt đầu từ phía người khởi kiện hoặc đại diện của người khởi kiện. Nếu người khởi kiện có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người này trình bày ý kiến trước, sau đó người khởi kiện hoặc người đại diện trình bày ý kiến bổ sung. Tiếp đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của phía người khởi kiện (nếu có) trình bày ý kiến của mình.
    • Sau khi những người tham gia tố tụng thuộc phía người khởi kiện đã trình bày xong thì phía người bị kiện đưa ra ý kiến tham gia tranh luận. Đầu tiên là người bị kiện hoặc đại diện của họ trình bày ý kiến; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người này trình bày ý kiến trước, sau đó người bị kiện hoặc đại diện người bị kiện bổ sung. Tiếp đến là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc phía người bị kiện (nếu có) trình bày ý kiến của mình.
    • Những người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của nhau. Chủ toạ phiên tòa không có quyền hạn chế thời gian tranh luận, không được phép cắt ý kiến tham gia tranh luận nếu ý kiến đó liên quan đến nội dung vụ án hay nói cách khác là ý kiến đó có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án.
    • Kết thúc phần tranh luận, Chủ toạ phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
    • Sau khi Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.