AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 2.1. Xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
2.1. Xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện


Văn bản quy phạm pháp luật
  • Luật Khiếu nại, Tố cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004)
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (Các điều 2, 4 )
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (Điều 11)
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (Điều 30)
  • Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 03/2003)
  • Luật Khiếu nại, Tố cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Xem xét đơn khởi kiện đã có đầy đủ các nội dung chính quy định tại Khoản 5 và 6 Điều 30  Pháp lệnh TTGQCVAHC hay không để:
      - Yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện được làm chưa đúng, chưa có đầy đủ các nội dung chính theo quy định;
      - Tiến hành các công việc tiếp theo theo thủ tục chung, nếu đơn khởi kiện được làm đúng và có đầy đủ các nội dung chính theo quy định.
    • Xem xét đơn khởi kiện có được làm trong thời hạn quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 30 Pháp lệnh TTGQCVAHC hay không để:
      - Trả lại đơn khởi kiện, nếu thời hạn khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
      - Tiến hành các công việc tiếp theo theo thủ tục chung, nếu đơn khởi kiện được làm trong thời hạn quy định.
    • Xem xét người khởi kiện có quyền khởi kiện, Viện kiểm sát có quyền khởi tố trong trường hợp cụ thể này hay không.
      - Chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điểm 1 Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh TTGQCVAHC);
      - Viện Kiểm sát chỉ có quyền khởi tố vụ án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu không có người khởi kiện (Điều 18 Pháp lệnh TTGQCVAHC).
      - Sau khi xem xét nếu người khởi kiện có quyền khởi kiện, Viện Kiểm sát có quyền khởi tố thì tiếp tục tiến hành các công việc theo thủ tục chung, nếu người khởi kiện không có quyền khởi kiện, Viện Kiểm sát không có quyền khởi tố thì trả lại đơn khởi kiện, văn bản khởi tố.
    • Xem xét việc khởi kiện vụ án trong trường hợp cụ thể này đã có đủ các điều kiện quy định tại khoản tương ứng Điều 2 Pháp lệnh TTGQCVAHC hay không để:
      - Trả lại đơn khởi kiện, nếu không đủ điều kiện khởi kiện vụ án;
      - Tiến hành các công việc tiếp theo theo thủ tục chung, nếu có đủ các điều kiện theo quy định.
    • Xem xét khiếu kiện cụ thể đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 11 Pháp lệnh TTGQCVAHC hay không để:
      - Trả lại đơn khởi kiện, nếu công việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
      - Tiến hành các công việc tiếp theo theo thủ tục chung, nếu công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
    • Xem xét sự việc có đơn khởi kiện đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hay chưa để:
      - Trả lại đơn khởi kiện, nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
      - Tiến hành các công việc tiếp theo theo thủ tục chung, nếu sự việc chưa được Tòa án giải quyết.
    • Xem xét các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Cùng với việc xem xét đơn khởi kiện cần phải xem xét các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để có quyết định đúng (trả lại đơn khởi kiện hay tiếp tục tiến hành các công việc tiếp theo theo thủ tục chung).