AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 7.4. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về quyền sở hữu công nghiệp

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
7.4. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về quyền sở hữu công nghiệp


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLDS 2005 (Điều 750)
  • BLDS 2005 (Điều 753)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp có thể chia làm 2 nhóm:
      - Nhóm những quyền sở hữu công nghiệp có tính chất truyền thống, điển hình, bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, quyền đối với giống cây trồng.
      - Nhóm các quyền liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
    • Đối tượng quyền  sở hữu công nghiệp thuộc nhóm điển hình là những sản phẩm từ lao động sáng tạo của một người hoặc một nhóm mà họ có quyền được đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ.  Việc sử dụng các tác phẩm đó mang lại lợi ích kinh tế, có khả năng sử dụng nhiều lần, nhiều mức độ khai thác. Chính từ đặc tính này mà việc thuê quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng là phương thức sử dụng phổ biến của loại quyền sở hữu công nghiệp này. Cũng chính vì vậy, tranh chấp xảy ra với nhóm quyền này thường là quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
    • Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp có khác nhau, trong đó quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký. Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng nêu trên chỉ phát sinh trên cơ sở  Văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền cấp.
    • Văn bằng bảo hộ có thời hạn hiệu lực khác nhau. Ví dụ: Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Trong nội dung văn bằng cũng quy định rõ bản chất, phạm vi bảo hộ và các thông tin cần thiêt khác liên quan tới quyền bảo hộ (Điều 26 Nghị định 63/CP ngày 24-10-1996). Vì vậy, Thẩm phán khi giải quyết vụ án tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp cần kiểm tra Văn bằng bảo hộ và chú ý tới tất cả nội dung của Văn bằng.
    • Cũng có những trường hợp mà quyền của chủ sở hữu có sớm hơn hoặc ít hơn thời hạn ghi trong Văn bằng. Ví dụ: Kể từ ngày công bố đơn đến ngày được cấp Văn bằng nếu có người khác đang sử dụng sáng chế và họ đã được thông báo về việc nộp đơn thì sau ngày Văn bằng được cấp họ sẽ phải trả cho chủ Văn bằng một khoản tiền về việc đã sử dụng sáng chế; thời hạn trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chưa hết nhưng chủ Giấy chứng nhận đã không sử dụng nhãn hiệu đó trong 5 năm liên tục thì hiệu lực bị đình chỉ từ ngày đầu tiên sau thời hạn 5 năm nói trên.
    • Thẩm phán cũng cần chú ý dến những trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhưng đã được pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định "không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" (Điều 53 Nghị định 63/CP).
    • Khi giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa cần chú ý đến tiêu chí "tương tự tới mức gây nhầm lẫn". Đây là tiêu chí không chỉ dùng cho các cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà còn là tiêu chí xác định đã có sự vi phạm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
    • Về bồi thường thiệt hại: Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài thì cũng tương tự như bồi thường về quyền tác giả, có thể áp dụng một trong 4 phương thức bồi thường là theo thiệt hại thực tế, theo lợi nhuận của người xâm phạm, theo luật định, theo tiền cấp phép hoặc bản quyền hợp lý. Tiền cấp phép là mức tương đương với phí chuyển nhượng chủ quyền. Bản quyền hợp lý có thể tính từ 5% đến 10% tổng doanh thu của bị đơn.