AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 7.3. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án tranh chấp về quyền tác giả

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
7.3. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án tranh chấp về quyền tác giả


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLDS 2005 (Điều 736)
  • BLDS 2005 (Điều 749)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Cần phân biệt những đặc điểm về chủ thể của quyền tác giả có những điểm khác so với chủ thể quyền dân sự nói chung:
      - Cùng với tác giả có thể còn có đồng tác giả, tác giả của tác phẩm phái sinh (BLDS 1995 gọi là tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn );
      - Chủ sở hữu quyền tác giả có thể không phải là tác giả (BLDS 1995 gọi là chủ sở hữu tác phẩm);
      - Cùng với quyền tác giả còn có quyền liên quan đến quyền tác giả nên còn có chủ sở hữu quyền liên quan đến quyền tác giả;
    • Đặc điểm về quyền tác giả:
      - Nội dung quyền tác giả bao gồm: quyền nhân thân thuộc quyền tác giả và quyền tài sản thuộc quyền tác giả (Điều 738 BLDS 2005);
      - Quyền tác giả phát sinh ngay từ khi tác phẩm ra đời (khoản 1 Điều 739 quy định là được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định). Đây là điểm khác biệt so với quyền sở hữu công nghiệp và cũng khác so với một số nước trên thế giới khi không phải đăng ký bảo hộ thì quyền tác giả vẫn cứ phát sinh;
      - Quyền tài sản thuộc quyền tác giả chỉ tồn tại trong thời hạn pháp luật quy định (nói chung là 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết) và là quyền được chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn và không được chuyển giao trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
    • Các quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: quyền đối với cuộc biểu diễn; quyền đối vói bản ghi âm, ghi hình; quyền đối với cuộc phát sóng; quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Các quyền tài sản của các quyền liên quan này cũng chỉ được bảo hộ trong thời hạn pháp luật quy định.
    • Khi xét thấy quyền tác giả hoặc quyền liên quan đến quyền tác giả của mình bị xâm phạm thì chủ sở hữu quyền có quyền khởi kiện.
    • Đối với yêu cầu bảo vệ các quyền về nhân thân thì áp dụng các chế tài tương ứng theo quy định của BLDS như buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai (kể cả việc cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng), bồi thường thiệt hại về vật chất và cả bồi thường thiệt hại về tinh thần.
    • Đối với yêu cầu bảo vệ quyền tài sản thuộc quyền tác giả thì ngoài việc căn cứ vào các quy định về bồi thường thiệt hại của BLDS cũng cần tham khảo cách tính thiệt hại  của một số nước khác như:
      - Tính theo thiệt hại thực tế của nguyên đơn bao gồm thu nhập lẽ ra có thể thu được, chi phí bỏ ra để khắc phục hậu quả, chi phí đi kiện gồm cả chi phí cho luật sư...;
      - Lợi nhuận của bị đơn: chính là khoản tiền lãi của bị đơn có được khi sử dụng tác phẩm của nguyên đơn;
      - Tính thiệt hại theo luật (có một số nước quy định một khung bồi thường như từ 750 USD đến 30.000 USD), Tòa án có thể ấn định một mức cụ thể trong khung ấy nếu nguyên đơn không chứng minh được mức  thiệt hại cụ thể;
      - Tính bồi thường theo tiền bản quyền hợp lý: cũng trong trường hợp không chứng minh được mức thiệt hại cụ thể, có thể cho nguyên đơn hưởng tiền phí bản quyền từ 1% đến 2% trên tổng doanh thu của bị đơn.
    • Chủ sở hữu quyền tài sản thuộc quyền tác giả có thể không phải là tác giả, quyền tài sản cũng có thể được chuyển giao theo hợp đồng, do vậy, phải căn cứ vào cả những quy định khác của pháp luật (như về hợp dồng, về thừa kế...) để xác định quyền cụ thể của mỗi bên trong quan hệ tranh chấp về quyền tác giả.
    • Cần chú ý đến trường hợp "sử dụng hợp lý" không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Tiêu chí mà nhiều nước công nhận coi là sử dụng hợp lý khi: chỉ sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu; không khai thác thương mại đối với tác phẩm; không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của tác giả.
    • Khi giải quyết vụ án về tranh chấp quyền tác giả cần đặc biệt lưu ý đến những kết luận giám định chuyên môn nhưng không được phụ thuộc vào những kết luận ấy.