AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 3.2. Thu thập chứng cứ

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
3.2. Thu thập chứng cứ


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTDS (Điều 5, 6)
  • BLTTDS (Điều 79)
  • BLDS (Điều 683)
  • Luật HN và GĐ (các quy định về tài sản chung của vợ chồng)
  • BLTTDS(Điều 98)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Xác định những tài liệu, giấy tờ có ý nghĩa chứng minh (không phải là tất cả trong mọi trường hợp):
      - Di chúc;
      - Giấy chứng tử;
      - Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu;
      - Bản khai lý lịch;
      - Khi không có các tài liệu trên thì đương sự có quyền và nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ khác để chứng minh (chú ý các quy định tại Điều 83 BLTTDS về xác định chứng cứ)
    • Bước đầu cần thu thập các chứng cứ chứng minh về: thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế ,và sau đó, việc xác minh về di sản cần có ý kiến, sự tham gia chứng minh của tất cả các đương sự.
    • Xác định di sản: Tài sản tranh chấp thường không hoàn toàn trùng với di sản. Để xác định di sản thường tiến hành theo các bước sau:
      - Xác định tổng thể tài sản tranh chấp. Đối với nhà đất phải làm rõ về diện tích, kích thước, đặc điểm và định giá phải theo đúng giá trị chuyển nhượng thực tế và định giá cụ thể để đáp ứng yêu cầu chia hiện vật (việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải theo đúng quy định tại điều 89 BLTTDS; việc định giá tài sản phải theo đúng Điều 92 BLTTDS).
      - Thu thập chứng cứ để xác định phần đóng góp của những ngưòi liên quan vào tài sản đang tranh chấp mà họ không phải là đồng chủ sở hữu. Những người này thường là một trong số các thừa kế, thường là bị đơn, công sức đóng góp của họ khó xác định rõ ràng; duy trì tài sản cũng là 1 căn cứ xác định công sức đóng góp.
      - Xác định đồng chủ sở hữu với người để lại di sản. Đồng chủ sở hữu thường là chồng hoặc vợ của người để lại di sản. Cần thu thập chứng cứ chứng minh về quan hệ hôn nhân của họ có hợp pháp không? thời kì hôn nhân hợp pháp để xác định họ có phải đồng chủ sở hữu của khối tài sản tranh chấp không (chú ý các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình).
      - Thu thập các chứng cứ về nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản (Điều 686 BLDS 1995, Điều 683 BLDS 2005). 
    • Các chứng cứ khác chứng minh các điểm tranh chấp về quyền thừa kế của đương sự cụ thể, quyền hoặc nghĩa vụ tài sản của người liên quan khác (người liên quan từ các giao dịch khác chứ không phải là người thừa kế)