AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 2.2.3. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
2.2.3. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTDS (Các điều 33, 34, 35, 36)
  • BLTTDS (Các điều 411 và 412)
  • Nghị quyết số 01/20005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của HĐTP- TANDTC (điểm d, tiểu mục 1.1, phần I)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết việc dân sự, đặc biệt là thẩm quyền về cấp toà án. Ngoài các quy định chung phân biệt thẩm quyền giữa Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện (các điều 33, 34 BLTTDS) cần chú ý là các yêu cầu về công nhận hay không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
    • Cũng như việc giải quyết các vụ án dân sự, việc giải quyết các việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần lưu ý đến quy định “không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án” (Điều 412 BLTTDS).
    • Trường hợp khi xác định thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách nào sẽ do Chánh án quyết định và việc đã thụ lý rồi mới phát hiện thuộc thẩm quyền Tòa chuyên trách khác thì Tòa chuyên trách đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết cũng áp dụng với việc dân sự (điểm d tiểu mục 1.1, mục 1 phần I NQ số 01/2005 NQ-HĐTP).
    • Lưu ý đến “thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam” đối với những việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 411 BLTTDS.
    • Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án giải quyết việc dân sự được quy định  rất cụ thể  tại khoản 2 Điều 35 BLTTDS.
    • Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của người yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 36 BLTTDS