AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn năm 2000.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn năm 2000.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 125/1999/CT-BNN/KH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 1999                          
CHỉ THị số 125/1999/CT-BNNKH ngày 04/09/1999 về xây dựng kế hoạch phát

CHỈ THỊ

Về xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp và nôngthôn năm 2000 

Vềxây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn năm 2000. Năm 1999, mặcdù phải đối phó với những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết và ảnh hưởngcủa khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhưng nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhànước, sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ và chính quyền các cấp cùng với những nỗlực to lớn của nhân dân, sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng,an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo, khối lượng xuất khẩu tăng nhanh. Tuyvậy, năm 1999 cũng làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém trong cơ cấu kinh tế, cơ sởhạ tầng, dịch vụ và trong hệ thống quản lý nhà nước của ngành, đòi hỏi phải cósự điều chỉnh kịp thời.

Bướcsang năm 2000, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải phấn đấu tiếp tụcduy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 3,5-4%, nhằm hoàn thành các mục tiêu củakế hoạch 5 năm 1996- 2000, đạt thành tích tốt để đánh dấu năm cuối cùng củathiên niên kỷ và thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, góp phần chấmdứt sự giảm sút nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời tạo ra nhữngchuyển biến mới tạo đà phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao nhanh năngsuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế- xã hội nông thôn trong những năm tiếp theo.

Đểđạt những mục tiêu nêu trên, thực hiện Chỉ thị số l7/1999/CT-TTg ngày 30/6/1999của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội vàdự toán ngân sách nhà nước năm 2000, Bộ yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, các đơn vị trực thuộc tập trung làm tốt công tác xây dựng kếhoạch phát triển của ngành và đơn vị mình năm 2000. Trong quá trình xây dựng kếhoạch cần quán triệt một số yêu cầu như sau:

1. Về nông nghiệp:

Nhiệmvụ quan trọng hàng đầu của nông nghiệp và phải tiếp tục phát triển sản xuất,đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng khu vực, đẩy mạnh thâmcanh lúa trên cơ sở phát triển thủy lợi và áp dụng các giống mới có năng suấtcao, có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường, mở rộng diện tích ngôlai và hoa màu khác.

Việcphát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu... phải căn cứ trước hết vàoyêu cầu của thị trường và lợi thế về đất đai, khí hậu... ở từng vùng. Hướng dẫnnông dân đẩy mạnh sản xuất các loại cây có thị trường và có thể cạnh tranh,nhất là các loại cây xuất khẩu có giá trị cao, hình thành các vùng sản xuất tậptrung gắn với công nghiệp chế biến. Cần khắc phục những hạn chế trong các khâugiống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến nhằm tăngnăng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Thựchiện các giải pháp thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, bao gồm: hạ giá thànhvà nâng cao chất lượng thức ăn; cải thiện điều kiện thú y; nâng cao chất lượnggiống; cải thiện điều kiện nuôi dưỡng; phát triển thị trường...

2. Về lâm nghiệp:

Thựchiện dự án trồng 5 triệu ha rừng. Làm tốt các khâu điều tra cơ bản; giao đấtgiao rừng; nghiên cứu khoa học; chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giống, vốn; đào tạocán bộ; tăng cường bộ máy quản lý.

Tiếptục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tự nhiên hiện có; ưu tiênbố trí vốn đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký với dân; ở những nơi có điềukiện, có chính sách để dân hưởng lợi trực tiếp từ rừng thay cho việc trả tiềntừ ngân sách nhà nước.

Ưu tiên phát triển khoanh nuôi, tái sinh rừng phòng hộ,đặc dụng; tập trung trồng mới rừng phòng hộ ở các vùng ưu tiên, tránh phân tán,dàn trải.

Cóbiện pháp hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vànông dân phát triển gây trồng rừng sản xuất.

3. Về sản xuất muối:

Đầutư nâng cấp, tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng suất các đồng muôí hiện có,xây dựng các đồng muối mới, phát triển chế biến muối đáp ứng yêu cầu về chất lượngcủa các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập và cảithiện đời sống của nhân dân.

4. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản:

Cókế hoạch phát triển các ngành bảo quản chế biến nông lâm sản gắn với việc xâydựng các vùng nguyên liệu. Trước hết phải đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhàmáy đường và các nhà máy chế biến khác hiện có. Đổi mới công nghệ và trangthiết bị chế biến. Có biện pháp hỗ trợ cụ thể để khuyến khích sự tham gia củacác thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Năm2000 phải có sự chuyển biến mạnh về bảo quản nông lâm sản, nhất là các mặt hàngtươi sống (rau, quả, thịt...), để nâng cao giá trị thương phẩm, tăng khả năngtiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

5. Về thủy lợi:

Vềđê điều: đảm bảo an toàn hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng (đặc biệt là đêHà Nội) và Bắc khu 4 cũ, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước lớn trong mùa mưabão... thực hiện tốt chương trình nâng cấp, củng cố đê biển ở đồng bằng sôngHồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Vềthủy nông: ưu tiên thực hiện các dự án phục hồi nâng cáp các công trình thủylợi; tăng cường và hiện đại hóa công tác quản lý khai thác các công trình thủylợi. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương.

Tậptrung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hoàn thành trong năm,công trình vượt lũ, công trình dởdang đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Vềxây dựng mới, phát triển các công trình tưới cho cà phê, chè, mía, rau quả, các công trình thùy lợi đa mục tiêuở Trung du miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, thực sự gắn phát triểnthủy lợi với việc cung cấp nước sinh hoạt, xây dựng các vùng nguyên liệu chocông nghiệp chế biến và xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêuan ninh quốc phòng; kết hợp các biện pháp thủylợi và lâm nghiệp để nâng caohiệu quả của công trình.

6. Về phát triển nông thôn:

Tiếptục hỗ trợ nông dân chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp khá và trung bình, xử lýhợp tác xã yếu kém, xây dựng hợp tác xã mới và phát triển các hình thức kinh tếhợp tác đa dạng; đổi mới nông lâm trường quốc doanh. Đẩy nhanh quá trình cổphần hóa doanh nghiệp nhà nước, đồng thời sắp xếp lại và đầu tư hợp lý nhằm hỗtrợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả; áp dụng các hình thứccho thuê hoặc khoán, bán doanh nghiệp, giải thể, phá sản các doanh nghiệp bịthua lỗ kéo dài.

Sửdụng hợp lý sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế gồm cả kinhtế ngoài quốc doanh, nhất là tín dụng đầu tư, để đạt hiệu quả kinh tế xã hộicao nhất.

Thựchiện Chương trình xóa đói giảm nghèo (định canh định cư, xây dựng vùng kinh tếmới và ổn định dân di cư tự do...), Chương trình quốc gia về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn, Chương trình hỗ trợ 1715 xã nghèo có nhiều khó khăn.

7. Phát triển khoa học công nghệ:

Trongthời gian tới, một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học và công nghệ làgóp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nôngthôn theo tinh thần Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị Khóa VlIIvề một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn", trong đó tập trungcho áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học hiện đại, nghiên cứu và áp dụnggiống mới để tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp,phát triển công nghệ chế biến, bảo quản...; tạo điều kiện để đẩy mạnh nghiêncứu và sản xuất các loại máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản Xuất nôngnghiệp, chế biến nông sản. Năm 2000 tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Xâydựng và tổ chức triển khai thực hiện các dự án về giống cây trồng, vật nuôi,giống cây lâm nghiệp, bao gồm: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chọntạo và phổ biến giống mới. Ưu tiên phát triển giống các loạicây, con có ưu thế ở từng địa phương và giống cây, con có sản phẩm xuất khẩu.

Lựachọn và tăng cường đầu tư nâng cao năng lực của một số cơ sở đầu ngành phục vụnghiên cứu và chuyển giao khoa học côngnghệ.

8. Phát triển nhân lực:

Điđôi với việc tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo chú trọng hơn tới côngtác đào tạo cán bộ quản lý nhà nước thuộc ngành, cán bộ hợp tác xã, cán bộ vàcông nhân kỹ thuật... các tỉnh miền núi,Tây Nguyên cần chú trọng đào tạo cán bộ tại 1 chỗ, cán bộ dân tộc ít người.

9. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành:

Bốtrí đủ cán bộ, tăng cường phương tiện làm việc cho Sở Phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, tăng cường hệ thống các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, kiểmlâm, thú y, bảo vệ thực vật quản lý thủy nông, nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn; xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng nông lâm sản, giống cây trồngvật nuôi, cây lâm nghiệp và vật tư nông nghiệp để đủ sức giải quyết các vấn đềđặt ra. Đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý các doanh nghiệp và các hệ thống cơsở vật chất kỹ thuật của ngành, xã hội hóa các loại dịch vụ công ích.

10. Tiếp tục hoàn thiện một bước các chính sách lớn có liên quan trực tiếp tớingành, trước hết là về: đất đai, lao động, vốn và thị trường. Thực hiện cácbiện pháp phát triển thị trường nông sản trong nước; tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ công tác xuất khẩu nông lâm sản, nhậpkhẩu đủ và kịp thời phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nguyên liệulàm thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư nông nghiệp.

11. Những yêu cầu lớn về dự toán chi ngân sách và sử dụng tín dụngđầu tư ưu đãi của Nhà nước năm 2000.

Đốivới vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm cả vốn ngân sách và tín dụng đầu tư,cần rà soát bố trí sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, đápứng sát các mực tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành. Trong khi vẫn ưu tiên caocho đầu tư phát triển thủy lợi, chú trọng dành phần vốn thỏa đáng để thực hiệnchương trình giống cây trồng vật nuôi, đầu tư tăng cường hệ thống nghiên cứu vàchuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ, tăng cường các hệ thống quản lýngành; tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm các hạng mục công trình để sớm đưavào sử dụng, tránh đầu tư phân tán và kéo dài.

Cácđịa phương bố trí sử dụng hợp lý khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp cho cácmục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn theo cơ cấu và thứ tự ưu tiên phùhợp với điều kiện cụ thể và định hướng của ngành.

Dựtoán chi sự nghiệp cần được xây dựng ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm, xóabao cấp của ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, không bố trí kinh phíhỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp khoa học, y tế, đàotạo của các Tổng công ty (trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướngChính phủ).

12. Tiến độ xây dựng kế hoạch:

Trongtháng 9 năm 1999 sẽ bố trí làm việc với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, các Tổng Công ty và đơn vị trực thuộc để phối hợp kế hoạch, dự kiến phươngán phân bổ dự toán ngân sách của ngành (Bộ đã có Công văn số 2824-BNN/KH ngày06/8/1999 về hướng dẫn kế hoạch tổng hợp nông nghiệp và phát triển nông thônnăm 2000).

Bộyêu cầu Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, thủ trưởng các cơquan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vxdkhptnnvntn2000426