AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ THƯƠNG MẠI - TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: 09/2000/TTLT/BTM-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2000                          
Liên tịch Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá

 

Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày20/02/1990;

Căn cứ Nghị định 94/1998/NĐ-CPngày 17/11/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;

Căn cứ Nghị định 16/1999/NĐ-CPngày 27/03/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quanvà lệ phí hải quan;

Đảm bảo thực hiện đúng LuậtThuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, các luật thuế khác có liên quan và chính sáchquản lý mặt hàng của Nhà nước;

Đảm bảo thực hiện đúng các Điềuước quốc tế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu mà Việt Nam đã ký kết hoặccông nhận;

Sau khi thống nhất ý kiến vớiBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Bộ Kếhoạch và Đầu tư;

Bộ Thương mại và Tổng cục Hảiquan hướng dẫn cụ thể về xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu như sau:

 

I/ QUY ĐỊNH CHUNG

1.     Xuấtxứ của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trên cơ sở thực tế hàng hoá,giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc bộ hồsơ hải quan.

2.     Giấychứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (Certificate of Origin,dưới đây gọi tắt là C/O) quy định tại Thông tư liên tịch này là chứng từdo cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp xác nhận xuất xứ của một lô hàng xuấtkhẩu hay nhập khẩu.

3.     Nướcxuất xứ hàng hoá là nước mà tại đó hàng hoá được sản xuất hoặc gia công, chếbiến phù hợp với quy định về xuất xứ nêu tại Phụ lục kèm theo.

4.     Nướcthứ ba (nước lai xứ) là nước mà tại đó hàng hoá đi qua, tập kết, chuyển tải,chuyển khẩu, để chuyển đến nước nhập khẩu (kể cả hàng hoá làm thủ tục nhập khẩuvào nước này sau đó lại được tái xuất khẩu). Hàng hoá đi qua nước thứ ba khônglàm thay đổi xuất xứ nếu tại nước này chỉ thực hiện một số hoạt động giản đơnliên quan đến việc bảo quản hay đóng gói hàng hoá (Phụ lục kèm theo).

5.     Trườnghợp Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia đã có hiệulực có quy định khác với quy định tại Thông tư liên tịch này thì áp dụng quyđịnh của Điều ước quốc tế đó.

6.     Ngườixuất khẩu, người nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp,hợp lệ của C/O xuất trình. Mọi hành vi gian lận về C/O của người nhập khẩu hoặcngười xuất khẩu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

 II/ KIỂM TRA XUẤT XỨ ĐỐI VỚIHÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam:

a. C/O thông thường do Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác cấp theo quy định của Pháp luật.

b. C/O đối với hàng hoá được hưởng ưu đãi theo các Hiệpđịnh hoặc thoả thuận giữa Việt Nam và các nước, nhóm nước hoặc tổ chức kinh tế quốctế do Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Chính phủ chỉ định cấp.

c. C/O cấp cho hàng hóa sản xuất tại các Khu côngnghiệp, Khu chế xuất do Ban quản lý Khu công nghiệp hoặc Khu chế xuất cấp.

2. Yêu cầu có C/O trong các trường hợp sau:

a. Hàng hóa xuất khẩu có liên quan đến các cam kết quyđịnh trong các Điều ước quốc tế với các nước hoặc các tổ chức quốc tế mà Việtnam đã ký kết hoặc tham gia.

b. Đối với hàng hóa khác, nếu trong hợp đồng thương mạicó điều khoản quy định phải có C/O.

3. Kiểm tra C/O:

a. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra C/O trong trường hợpnghi ngờ tính trung thực của C/O để lợi dụng chế độ ưu đãi hàng hoá thuộc cáccam kết dành ưu đãi cho nhau mà Việt Nam ký kết với các nước, nhóm nước hoặccác tổ chức kinh tế quốc tế.

b. Thủ tục kiểm tra được phối hợp thực hiện giữa cơquan hải quan và cơ quan có thẩm quyền cấp C/O.

4. Thời điểm xuất trình C/O:

a. Thời điểm xuất trình C/O là thời điểm Cơ quan Hảiquan tiếp nhận bộ hồ sơ hàng xuất khẩu để làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.

b. Nếu tại thời điểm Cơ quan Hải quan tiếp nhận bộ hồsơ hàng xuất khẩu để làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan mà người xuất khẩu chưacó C/O thì chấp nhận cho nợ C/O trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày đăng ký tờkhai hải quan. Trong khi người xuất khẩu chưa có C/O để xuất trình, cơ quan Hảiquan vẫn làm thủ tục xuất khẩu trên cơ sở người xuất khẩu có văn bản cam kết vàchịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ của lô hàng.

III/ KIỂM TRA XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

1. C/O phải nộp cho Cơ quan Hải quan trong các trườnghợp sau:

a. Hàng hoá có xuất xứ từ những nước được Việt Nam chohưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu hay về các chế độ quản lý khác theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam hoặc theo các Hiệp định, thoả thuận quốc tế ký kết giữaViệt Nam với các nước, nhóm nước hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế mà người nhậpkhẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.

b. Những loại hàng hoá thuộc diện Nhà nước hoặc các Tổchức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây nguy hại đến sứckhoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường.

2. Những trường hợp sau không phải nộp C/O:

a.      Hànghoá nhập khẩu có xuất xứ từ những nước không nằm trong danh sách các nước đượchưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu của Việt Nam.

b.     Hànghoá nhập khẩu mà người nhập khẩu không có yêu cầu được hưởng ưu đãi về thuếnhập khẩu của Việt Nam.

c.      Hàngnhập khẩu phi mậu dịch; hàng nhập khẩu tiểu ngạch; hàng nhập khẩu đã qua sửdụng; một số mặt hàng nông sản là hoa, quả tươi nhập khẩu từ các nước có biêngiới đất liền chung với Việt Nam và những lô hàng nhập khẩu thương mại khác cótổng trị giá không vượt quá 60US$. Việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với cáctrường hợp này được căn cứ trên cơ sở thực tế hàng hóa, các chứng từ liên quanvà Tờ khai hải quan do người nhập khẩu tự kê khai, nhưng cán bộ Hải quan phảighi rõ căn cứ để xác định xuất xứ và nước xuất xứ vào Tờ khai hải quan, nếukhông đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa thì tiến hành làm thủ tục hải quantheo chế độ quy định thông thường.

d.     Hànghoá tại thời điểm làm thủ tục hải quan có thuế suất thuế nhập khẩu bằng không(0%) và được miễn thuế giá trị gia tăng.

e.      Hàngquá cảnh.

3. Thời điểm nộp C/O:

a.      Thờiđiểm nộp C/O cho Cơ quan Hải quan là thời điểm Cơ quan Hải quan tiếp nhận bộ hồsơ hàng nhập khẩu để làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.

b.     Tạithời điểm làm thủ tục đăng ký Tờ khai hải quan nếu người nhập khẩu chưa có C/Onộp cho cơ quan Hải quan thì phải có văn bản đề nghị cho nộp chậm C/O. Trongthời gian chờ nộp bổ sung C/O, Cơ quan Hải quan sẽ làm thủ tục hải quan theochế độ thông thường.

c.      Thờiđiểm nộp văn bản đề nghị nộp chậm C/O là lúc đăng ký tờ khai hải quan. Thờigian cho nợ C/O tối đa là 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

4. Thể thức và mẫu của C/O:

a. C/O nộp cho cơ quan Hải quan phải là bản chính và cóđầy đủ các nội dung cơ bản như sau:

Số phát hành C/O.

Tên, địa chỉ người xuất khẩu; nướcxuất khẩu.

Tên, địa chỉ người nhập khẩu; nướcnhập khẩu.

Thông tin về vận tải hàng hóa(địa điểm xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, nơi đến).

Nhãn, mác; số và loại bao gói;mô tả hàng hóa.

Trọng lượng.

Xuất xứ của hàng hóa.

Doanh nghiệp đề nghị xin cấpC/O (tên, ngày, tháng, năm xin cấp)

Tổ chức cấp C/O (tên, ngày,tháng, năm cấp, dấu).

b. Trường hợp C/O không làmbằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì phải kèm theo bản dịch có công chứng hoặc dogiám đốc công ty ký đóng dấu và chịu trách nhiệm. Nếu trên C/O có sửa chữa, tẩyxoá thì cơ quan, tổ chức cấp C/O phải đóng dấu xác nhận việc sửa chữa, tẩy xóanày.

c. C/O phải do các cơ quan cóthẩm quyền cấp theo quy định của nước cấp C/O (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp,Bộ Tài chính, Cơ quan Hải quan v.v..) hoặc các tổ chức khác được Nhà nước quyđịnh (thông thường là Phòng Thương mại hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp).Trường hợp C/O do nhà sản xuất cấp thì phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổchức có thẩm quyền của nước cấp có liên quan.

d. Ngày cấp C/O có thể trướchoặc sau ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải, nhưng phải phù hợp với thờigian quy định được phép nộp chậm C/O.

e. Một bản C/O có thể được cấpvà xác nhận xuất xứ cho nhiều mặt hàng thuộc một lô hàng nhập khẩu và chỉ cógiá trị đối với lô hàng này.

f. C/O cấp lại do mất mát, thấtlạc thì trên bản C/O được cấp lại phải có dòng chữ " Sao y bản chính"bằng tiếng Anh " Certified true copy".

g. C/O xuất trình không đúngvới thời gian quy định do các điều kiện bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng,Cục trưởng Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố xem xét từng trường hợp cụ thể đểchỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

h. C/O đã nộp cho Cơ quan Hảiquan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung. Việc xem xét xuất xứ hànghóa được căn cứ trên bản C/O đã nộp này. Trừ những trường hợp nhầm lẫn có xácnhận của tổ chức cấp C/O thì Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục chấp nhận C/O nộpbổ sung.

5. Kiểm tra C/O:

a. C/O phải được kiểm tra đểđáp ứng được các quy định nêu tại điểm 4 trên đây; nội dung trên C/O phải phùhợp với các chứng từ đi kèm lô hàng và thực tế hàng hoá đã được kiểm tra hảiquan. Nếu nội dung ghi trong C/O có những sai lệch với các chứng từ khác mà Cơquan Hải quan xét thấy những sai lệch đó không làm ảnh hưởng đến mục đích củaviệc xác định xuất xứ hàng hóa và trên cơ sở những lý do hợp lý thì chấp nhậnC/O để làm thủ tục hải quan.

b. Trường hợp nghi ngờ tínhtrung thực của C/O thì cơ quan Hải quan yêu cầu chủ hàng cung cấp thêm cácchứng từ để chứng minh. Thời gian cho phép để chủ hàng xuất trình thêm cácchứng từ chứng minh C/O là 90 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai; Cơ quan Hảiquan chỉ làm thủ tục ưu đãi theo quy định sau khi chủ hàng xuất trình các chứngtừ chứng minh được là C/O hợp lệ.

d.     Đốivới hàng hoá nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ của các nước được hưởng quychế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) khi làm thủ tục nhập khẩu nếu chủ hàng xuất trìnhC/O mẫu thông thường do tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩucấp thì Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O đó và không kiểm tra đối chiếu tên tổchức, mẫu dấu, chữ ký trên C/O.

6. Yêu cầu về C/O đối với hàng hoá nhập khẩu thông quanước thứ ba:

a. Đối với hàng hoá được sảnxuất tại một nước thuộc diện hưởng ưu đãi nhưng được nhập khẩu từ nước thứ bacũng là nước được hưởng ưu đãi, Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O do nước thứ bacấp.

b. Đối với hàng hoá có xuất xứtừ một nước thuộc diện hưởng ưu đãi nhưng được nhập khẩu từ nước thứ ba không đượchưởng ưu đãi, Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O của nước thứ ba cấp kèm bản saoC/O của nước xuất xứ.

c. Trường hợp hàng hoá được bánqua nhiều nước rồi mới đến nước nhập khẩu thì nước cuối cùng từ đó hàng hoá điđến nước nhập khẩu được xem như là nước thứ ba.

d. Việc mua bán thông qua nướcthứ ba làm trung gian nhưng hàng hoá được vận chuyển thẳng (trực tiếp) từ nướcsản xuất đến Việt nam không đi qua nước trung gian thì Cơ quan Hải quan chấpnhận C/O của nước xuất xứ cấp với điều kiện phải phù hợp với các chứng từ nhưvận đơn, lược khai hàng hoá.

7. Các trường hợp khác:

a. Trường hợp người nhập khẩucó C/O cho cả một lô hàng, trong đó chỉ nhập một phần của lô hàng thì Cơ quanHải quan chấp thuận C/O cấp cho cả lô hàng đó đối với phần hàng hoá nhập khẩu.

b. Trường hợp xuất xứ cộng gộpnhư các linh kiện, phụ tùng sản xuất tại nhiều nước khác nhau được lắp ráp ởmột nước thì Cơ quan Hải quan chấp nhận C/O được cấp tại nước lắp ráp hoànchỉnh sản phẩm đó. Việc công nhận nước lắp ráp là nước xuất xứ hàng hóa nếuhoạt động lắp ráp đó không thuộc các hoạt động giản đơn như quy định tại Phụlục kèm theo;

c. Hàng tái nhập, hàng xuấtkhẩu bị trả về có xuất xứ từ Việt nam, nếu đã xuất trình C/O khi làm thủ tụcxuất khẩu thì khi tái nhập, Cơ quan Hải quan chỉ cần đối chiếu bộ chứng từ hàngthực xuất trước đó với hàng hoá thực nhập, nếu đúng tên hàng, ký mã hiệu, quycách phẩm chất thì Hải quan chấp nhận làm thủ tục tái nhập khẩu theo quy định,không yêu cầu phải có C/O.

8. Cơ quan Hải quan chỉ xem xétgiải quyết những vướng mắc về xuất xứ hàng hóa trong thời gian 01 năm, tính từthời điểm đăng ký Tờ khai hải quan.

IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư liên tịch này cóhiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi văn bản hướng dẫn trước đây có liênquan đến quy định về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đều bãi bỏ (trừ cácvăn bản quy định xuất xứ hàng hóa thuộc các hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tếđã được Việt Nam tham gia ký kết).

2. Cục Hải quan và Sở Thươngmại các Tỉnh, Thành phố căn cứ các quy định trên để thực hiện, nếu có vướng mắcphát sinh thì thống nhất báo cáo về Tổng cục Hải quan và Bộ Thương mại để cóchỉ đạo giải quyết./.

 

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

                       

1. Hàng hoá có xuấtxứ thuần tuý:

Những sản phẩm cónguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công hay chế biến không cósự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được gọi làhàng hoá có xuất xứ thuần tuý. Đó là những sản phẩm sau:

a. Các mặt hàng khoángsản được khai thác từ lòng đất, từ trong vùng sông nước của nước đó hoặc tronglòng biển hoặc đại dương.

b. Các mặt hàng cónguồn gốc thực vật được trồng trọt trong nứơc này.

c. Các loại động vật đượcsinh ra và chăn nuôi tại nước này.

d. Các mặt hàng đượcchế biến từ những động vật sống trong nước này.

e. Các sản phẩm từ sănbắn và chài lưới được chế biến từ nước này.

f. Các sản phẩm từviệc đánh bắt trên biển và các sản phẩm khác khai thác từ biển có được trên cáccon tầu của nước này.

g. Các mặt hàng có đượctừ bong của các con tầu có chức năng chế biến của nước này, chỉ đối với các sảnphẩm nêu ở mục (f).

h. Các sản phẩm khaithác từ lòng đất hoặc dưới lòng biển bên ngoài phạm vi lãnh hải của một nước,đã quy định rằng nước đó có quyền duy nhất khai thác trên vùng đất hoặc nằm sâudưới lòng vùng đất đó.

i. Phế liệu và chấtthải là kết quả của các hoạt động chế biến hoặc gia công và các mặt hàng khôngcòn sử dụng được thu lượm trong nước này chỉ có thể dùng tái chế làm vật liệuban đầu.

j. Các hàng hoá đượcsản xuất trong nước đó, chỉ từ các sản phẩm được nêu từ mục (a) đến (i) trên.

 2. Hàng hóacó xuất xứ không thuần túy:

- Hàng hoá có xuất xứkhông thuần túy là hàng hoá trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biếncó thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vàohoạt động tạo ra sản phẩm này.

- Hàng hoá có xuất xứkhông thuần tuý được công nhận có xuất xứ của nước thực hiện gia công hoặc chếbiến cuối cùng nếu các sản phẩm làm ra tại nước đó không thuộc các thao tác đơngiản sau:

a. Các công việc bảoquản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấykhô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loạibỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

b. Các công việc đơngiản như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ)lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

c. Thay đổi bao bìđóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng;

- Việc đóng chai, lọ,đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

d.Dán lên sản phẩmhoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt tươngtự.

e. Việc trộn đơn giảncác sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành phần cấuthành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như cóxuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

f. Việc lắp ráp đơngiản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh;

g. Kết hợp của hai haynhiều công việc đã liệt kê từ a đến f;

h. Giết mổ động vật.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvxvktxxhh316