AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 14/2002/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2002                          
vụ ktth - Vpcp

CHỈTHỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Vềviệc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

vàdự toán ngân sách nhà nước năm 2003

Thực hiệnNghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2002,Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và tập trung chỉ đạo tháo gỡ khókhăn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khắc phục hậu quả nặng nề củahạn hán và các vấn đề xã hội bức xúc, thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2002.

Tuy nhiên,nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt. Nhằm phấn đấu hoànthành thắng lợi nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước năm 2002, Thủ tướngChính phủ yêu cầu lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nâng cao trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện tốt các Nghị quyết củaQuốc hội, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2002 đã đề ra trong cácNghị quyết của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 05/2002/NQ- CP ngày 24tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về một số giải pháp để triển khai thực hiện kếhoạch kinh tế - xã hội năm 2002.

Về nhiệm vụxây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm2003 được tiến hành với những yêu cầu và nội dung chủ yếu sau:

I. Nộidung chủ yếu của kế hoạch năm 2003

1. Mụctiêu và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2003:

Năm 2003 lànăm thứ 3 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vàNghị quyết số 55/2001/QH10 của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Đây lànăm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra chokế hoạch 5 năm 2001 - 2005.

Trên cơ sởmục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, kết quả thực hiện kế hoạchnăm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2003 là :Thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định; có bước chuyển mạnh vềcơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả và nănglực cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trìnhhội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với khai tháctốt thị trường trong nước. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động kinh tế -xã hội. Tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống của dân cư;giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc; giữ vững trật tự và an toàn xã hội.

Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm 2003 cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sauđây:

1. Phấn đấuđạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2001 và năm 2002, tạo các điều kiệnđể nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững và đạt được tốc độ tăng trưởng kinhtế cao hơn trong những năm tiếp theo.

Tiếp tụcthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sảnxuất hàng hoá có chất lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụtrong nước và quốc tế; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh, pháttriển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển lâm nghiệp phù hợp vớitiềm năng và thế mạnh của từng vùng. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệptăng trên 4,5%; giảm mạnh chi phí sản xuất để có giá trị gia tăng (GDP) toànngành khoảng 3,3%.

Khuyến khíchứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệsinh học, công nghệ sản xuất sạch, đổi mới công nghệ chế biến một số sản phẩmnông nghiệp, trước hết là chế biến cà phê, cao su, chè, hạt điều, thịt, sữa,hàng thuỷ sản... nhằm nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng, tăng khả năngcạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đối với một số sảnphẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ tốt. Phát triểnmạnh ngành nghề truyền thống, làng nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn để tạothêm việc làm mới, tạo bước dịch chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất phinông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Chủ động phòng chống thiên tai, đốiphó với tình hình diễn biến xấu của thời tiết.

Phát triểncông nghiệp với tốc độ cao, tập trung vào những sản phẩm đang có lợi thế và cótính cạnh tranh cao, cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Duytrì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp 14%; phấn đấu giảm chi phítrong sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, sử dụng triệt để vàhiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước để có giá trị gia tăng (GDP) toàn ngànhtrên 10%.

Nâng caotính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, đầu tư chiều sâu, ưu tiên đầu tưphát triển công nghiệp chế tạo, nhất là công nghiệp sử dụng công nghệ cao, côngnghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp vàkinh tế nông thôn.

Tiếp tục đẩymạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệpnhà nước theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương3. Đẩy mạnh việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắmgiữ 100% vốn; sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không cóhiệu quả; đồng thời tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đã được cổ phần hoạtđộng có hiệu quả cao. Tiếp tục mở rộng thí điểm Tổng công ty nhà nước và doanhnghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hình thành mộtsố tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điệnlực, xây dựng.

Phát triểnđa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như du lịch, dịch vụ tàichính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn pháp luật, bưu chính viễn thông, vận tải.Phấn đấu giá trị các ngành dịch vụ tăng trên 7%; giảm chi phí trung gian trongcác ngành dịch vụ, nhằm đạt giá trị gia tăng (GDP) của ngành dịch vụ khoảng6,6%. Xây dựng cơ chế để thu hút vốn đầu tư của các tầng lớp nhân dân cho pháttriển dịch vụ, du lịch.

Mở rộng thịtrường nội địa, nhất là thị trường nông thôn, thị trường miền núi, tạo mối liênkết chặt chẽ giữa các vùng trong cả nước.

2. Nâng caohiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, chỉ nhậpkhẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được. Củng cố thị trường đã có vàtích cực mở rộng thị trường mới, chú trọng thị trường Mỹ. Nâng cao nhận thứccủa các ngành, địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp về sự cấp bách và tínhcạnh tranh ngày càng gay gắt trong hội nhập quốc tế hiện nay. Từng bước nângcao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tăng nhanh tỷ lệ hàng xuất khẩu qua chế biếntinh, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài; thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) và công nghệ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

3. Tiếp tụccơ cấu lại ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư phát triển, thực hiện các chínhsách xã hội và xoá đói, giảm nghèo; tăng chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo,khoa học, công nghệ. Thực hiện triệt để tiết kiệm đi đôi với nâng cao hiệu quảsử dụng vốn, tài sản nhà nước.

Tiếp tụccủng cố, lành mạnh hoá tài chính, tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động dịchvụ của hệ thống ngân hàng. Tập trung đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế -xã hội cao, có tác động đến nhiều ngành kinh tế, có tỷ lệ xuất khẩu cao.

4. Tăngnhanh đầu tư xã hội, cải thiện cơ bản tỷ lệ tích luỹ và tiêu dùng, huy độngtrên 35% GDP cho đầu tư phát triển; trong đó ngân sách nhà nước chi cho đầu tưphát triển không thấp hơn 25% tổng số chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nướchỗ trợ đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Điều chỉnhcơ cấu đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tếnhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Không trở lại cơ chếbao cấp.

5. Tiếp tụcđổi mới, tạo chuyển biến căn bản về phát triển giáo dục và đào tạo, phát triểnhệ thống dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; tiếptục triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở. Đẩy mạnh cáchoạt động khoa học công nghệ, ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến hiện đại,đồng thời áp dụng kết quả đã nghiên cứu vào sản xuất; tăng cường công tác bảovệ và cải thiện môi trường.

6. Giảiquyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, thực hiện có hiệu quả các chươngtrình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình xoá đói, giảm nghèo và việclàm. Mở rộng sự tham gia đóng góp và giám sát của người dân đối với các dự ánxây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo. Tiếp tục tập trung đầu tưphát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh khó khăn ở miền núi phía Bắc, Chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Chương trình phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

7. Đẩy mạnhcải cách hành chính trên các lĩnh vực: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng độingũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Tăng cường tính hiệu quả vàtính minh bạch của các chính sách nhà nước. Khẩn trương hoàn thiện Đề án cảicách tiền lương để sớm đưa vào thực hiện.

8. Củng cốquốc phòng và an ninh, kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục đẩy mạnh trấn áp các hoạt động tội phạm, đảm bảo trật tự kỷcương trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

2. Nhiệmvụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2003:

Mục tiêu cơbản xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2003: Thực hiện chính sách độngviên hợp lý, đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước;tăng cường phát huy nội lực của các ngành, các địa phương, chủ động tập trungnguồn lực thực hiện những nhiệm vụ quan trọng; nguồn thu thuế và phí phải bảođảm chi thường xuyên, trả được các khoản nợ đến hạn, có tích lũy cho đầu tưphát triển; phân phối và sử dụng kinh phí đúng mục tiêu, tiết kiệm, có hiệuquả, chống lãng phí thất thoát, lành mạnh hoá ngân sách nhà nước để góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, giữ vững ổn định chính trị vàtrật tự an toàn xã hội.

Nhiệm vụ xâydựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 là:

1. Dự toánthu ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ cáckhoản thu theo quy định của pháp luật, trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tốvề tăng trưởng kinh tế, thị trường, giá cả, ...; thực hiện đầy đủ các quy địnhvề khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường; thựchiện những cam kết của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; thựchiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng,chống thất thu và thất thoát tiền của ngân sách nhà nước, chống buôn lậu vàgian lận thương mại.

Xây dựng dựtoán thu ngân sách nhà nước với mức động viên phấn đấu khoảng 20 - 21% so vớiGDP, trong đó thu thuế và phí 18 - 19% so GDP. Dự toán thu của các Bộ, cơ quanTrung ương và các địa phương phải phấn đấu tăng bình quân trên 12% so mức thựchiện năm 2002.

2. Bố trí dựtoán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đảm bảo đủ vốn đối với cáccông trình trọng điểm quốc gia, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thuộc Chươngtrình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; vốn đầu tư cho phát triển kinh tế -xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảmđủ vốn chuẩn bị đầu tư; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA; thực hiện hỗtrợ cho sản xuất các sản phẩm quan trọng, chế biến sản phẩm nông nghiệp xuấtkhẩu; phát triển giống cây, giống con; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp;phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, hạ tầng làngnghề, hạ tầng du lịch...

Dự toán chingân sách nhà nước tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vàxoá đói giảm nghèo; đảm bảo nguồn lực thực hiện các Nghị quyết Trung ương 3(khoá IX) về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhànước; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả kinh tế tập thể; đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiệnphát triển kinh tế tư nhân; đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn; đảm bảo an ninh, quốc phòng; thực hiện chính sách dân tộccủa Đảng và Nhà nước.

Bố trí tăngdự phòng, dự trữ để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt và xử lý những nhiệmvụ đột xuất phát sinh.

Thực hiệncải cách tiền lương nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển, thúc đẩy cải cáchhành chính. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện trong vài ba nămtới, phải sắp xếp lại một số nhiệm vụ để tập trung nguồn lực thực hiện theonguyên tắc : các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương và đơn vị sử dụng ngânsách chủ động bố trí từ nguồn tăng thu, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí vàsử dụng ngân sách được giao để có nguồn thực hiện.

Các đơn vịsự nghiệp thực hiện theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, cần quảnlý, sử dụng hiệu quả ngân sách và nguồn thu theo chế độ quy định đảm bảo pháttriển sự nghiệp được phân công và đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện những nhiệmvụ quan trọng được giao; trên cơ sở dự toán ngân sách năm 2002 đã được giao,năm 2003 cơ bản ổn định mức kinh phí này, được tăng theo một tỷ lệ phần trăm(%) tuỳ theo ngành, lĩnh vực. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những chế độ chínhsách có liên quan để phù hợp với việc thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ.

Nghiên cứumở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơquan hành chính nhà nước theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với chươngtrình mục tiêu quốc gia : thực hiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chươngtrình mục tiêu quốc gia.

Bội chi ngânsách nhà nước ở mức không lớn hơn 5% so với GDP, phù hợp với khả năng vay trongnước và vay ưu đãi ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

3. Về dựtoán ngân sách địa phương:

Các địa phươngxây dựng dự toán ngân sách năm 2003 theo nguyên tắc:

Căn cứ tỷ lệphân chia các nguồn thu, số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địaphương (nếu có) đã được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2002 và dự toán thu năm2003 trên địa bàn để xây dựng cân đối ngân sách địa phương và dự toán chi ngânsách địa phương năm 2003; trong đó số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ươngcho ngân sách địa phương dự kiến tăng 2 - 3% so mức bổ sung cân đối năm 2002.

Bố trí dựtoán chi ngân sách năm 2003:

Bố trí kinhphí thực hiện các Nghị quyết Trung ương 3, 5 (khoá IX) ở địa phương.

Ưu tiên kinhphí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư kiên cố hoá kênh mương vàđường giao thông nông thôn; hạ tầng làng nghề, du lịch; thực hiện phát triểngiống cây, giống con; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; công tác xúc tiếnthương mại, mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu; chú trọng thực hiện nhiệmvụ xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết tệ nạn xã hội, hỗ trợ đồng bàodân tộc thiểu số ...

Các địa phươngchủ động tính toán từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồnthực hiện cải cách tiền lương.

Bố trí dựphòng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bố trí ngânsách trả nợ đủ các khoản nợ đến hạn, đảm bảo lành mạnh ngân sách của địa phương.

Trên cơ sởđánh giá thực hiện cơ chế đầu tư trở lại các năm qua (từ thu thuế sử dụng đấtnông nghiệp, tiền cho thuê đất, tiền sử dụng đất,...), xác định mức bổ sung cómục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương và thực hiện ổn địnhtrong một số năm; đồng thời dự toán kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sáchTrung ương cho ngân sách địa phương đối với các nhiệm vụ : chương trình mụctiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình 135 ...

Năm 2003,thực hiện cơ chế thưởng vượt thu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Thủtướng Chính phủ sẽ có quy định cụ thể sau.

II. Tiếnđộ xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện

1. Vềtiến độ xây dựng:

Trong nửađầu tháng 7 năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn khung kếhoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 cho các Bộ, ngành, địa phương đểlàm căn cứ xây dựng kế hoạch.

Trước ngày15 tháng 8 năm 2002, các Bộ, ngành, Tổng công ty 91, ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàdự toán ngân sách nhà nước năm 2003 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đểtổng hợp, trình Chính phủ.

Bộ Kế hoạchvà Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để kịptổng hợp kế hoạch trình các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời dự kiến phương ánphân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Vềphân công thực hiện:

1. Bộ Kếhoạch và Đầu tư:

Chủ trì,phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, xây dựng các phương án, các cân đối lớn đểlàm cơ sở hướng dẫn cho các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch năm2003.

Tổ chức hướngdẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2003.

Chủ trì,phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển và phân bổ vốn đầutư xây dựng cơ bản; chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quanTrung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia dự kiến kế hoạch và phân bổvốn cho các chương trình, dự án.

2. Bộ Tàichính:

Hướng dẫncác Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đánh giá tình hình thực hiện dựtoán ngân sách nhà nước năm 2002; xây dựng khái toán ngân sách và thông báo sốkiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2003 cho các Bộ, cơ quanTrung ương, các địa phương.

Chủ trì,phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan xây dựng và tổnghợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2003; làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ươngvà các địa phương về dự toán ngân sách.

Trên cơ sởNghị định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp cóthu, chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiệnviệc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2003, đối với những đơn vị sựnghiệp thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới, một số đơn vị hành chính thựchiện phương thức tự trang trải kinh phí (bao gồm cả tiền lương).

3. Các Bộ,cơ quan nhà nước, các Tổng công ty 91: phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính xây dựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sáchthuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý các chươngtrình mục tiêu quốc gia và dự án 5 triệu ha rừng phối hợp với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính làm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương cóliên quan về nhiệm vụ và dự toán kinh phí năm 2003 đối với các chương trình mụctiêu quốc gia và dự án 5 triệu ha rừng thuộc lĩnh vực phụ trách.

Các Bộ, cơquan nhà nước, theo chức năng của mình, trên cơ sở tính toán các nguồn lực cóthể khai thác được, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đề xuất các giảipháp, các cơ chế chính sách, chế độ mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chếđộ, chính sách hiện hành để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách,thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, các cơ quan có liênquan trước thời điểm lập dự toán ngân sách.

4. Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: hướng dẫn, tổ chức và chỉđạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá phối hợp chặt chẽ với cácSở, Ban, ngành khác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngânsách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Thủ tướngChính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvxdkhptktxhvdtnsnnn2003543