AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tiếp tục đẩy mạnhphong trào toàn dân chăm sóc thương binh, liệt sỹ, người có công với nước, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tiếp tục đẩy mạnhphong trào toàn dân chăm sóc thương binh, liệt sỹ, người có công với nước, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH VĨNH PHÚ
Số: 33/CT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 1995                          
ubnd tỉnh

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND VĨNH PHÚ

Về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, liệt sỹ,

người có công với nước, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 

Chăm sóc thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, người có công với nước, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng là thể hiện tình cảm trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Ngày 10/7/1990, HĐND tỉnh khoá VII kỳ họp thứ 3 đã ra Nghị quyết số 03/NQ về mở cuộc vận động lập quỹ "Đền ơn đáp nghĩa"; ngày 27/7/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban MTTQ tỉnh đã ra lời kêu gọi "Đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, người có công với nước, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Các cấp uỷ Đảng chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội đã làm được một số việc nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống những người có công. Đó là phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Trần Quốc Toản", "áo lụa tặng bà", trong thanh thiếu nhi, phong trào "Tấm chăn ấm lòng mẹ, "Quà tặng mẹ" của hội phụ nữ: phong trào "Nhà tình nghĩa", Tặng "Sổ tiết kiệm", "Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng suốt đời", 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đã được cụ thể hoá trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cấp uỷ Đảng, chính quyền... Những việc làm đó đã khơi dậy và làm phong phú thêm tình cảm trách nhiệm đầy ân nghĩa của nhân dân đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì sự tồn vong của dân tộc, có ý nghĩa to lớn động viên những người có công tiếp tục phấn đấu vươn lên cống hiến trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tuy nhiên, trong thực tế phong trào này ở tỉnh ta còn những thiếu sót, hạn chế. Đó là số Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được phụng dưỡng suốt đời còn qúa ít (19/219 = 8,6%, số những thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng gặp khó khăn được giúp đỡ về kinh tế cũng chưa được nhiều 25,4%); mức tiền giúp đỡ còn ít so với những khó khăn của đối tượng; việc xây dựng nhà tình nghĩa còn rất chậm (nhất là từ nguồn ngân sách hỗ trợ); nhiều huyện có nhiều đối tượng cần được giúp đỡ song chưa giúp đỡ được bao nhiêu. Tình hình trên có nguyên nhân do sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thường xuyên, chưa tích cực, nhận thức của một bộ phận cán bộ nhân dân về phong trào này chưa đầy đủ, hưởng ứng còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại trên, nhằm tiếp tục thực hiện lời kêu gọi của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban MTTQ tỉnh ngày27/7/1995, Nghị quyết số 03/NQ ngày 10/7/1990 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng có kết quả thiết thực và trở thành phong trào thường xuyên, liên tục, nhằm phấn đấu không để: Một bà mẹ Việt Nam anh hùng có khó khăn không được phụng dưỡng suốt đời; một gia đình thương bình, liệt sỹ, người có công với cách mạng có khó khăn về cuộc sống không được giúp đỡ.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh xã hội phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc, Ban tuyên giáo, các đoàn thể nhân dân cùng cấp chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, 5 chương trình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng... Tiếp tục phát động các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư bằng quỹ phúc lợi xã hội và tiết kiệm của đơn vị, tổ chức, các tâng lớp dân cư bằng quỹ phúc lợi xã hội và tiết kiệm của đơn vị, tổ chức cá nhân đăng ký đảm nhận chu cấp kinh phí nuôi dưỡng suốt đời các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và giúp đỡ cha mẹ liệt sỹ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thực hiện chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng bằng các hình thức: làm nhà tình nghĩa, tặng tiền lương hàng tháng, tặng sổ tiết kiệm... kết hợp với thăm hỏi thường xuyên.

2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh xã hội phối hợp chặt chẽ với MTTQ tỉnh cùng với UBND, Uỷ ban MTTQ các huyện đến trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể và cá nhân có lòng hảo tâm để nhận chỉ tiêu phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cha mẹ liệt sỹ gặp nhiều khó khăn, đảm bảo sự cân đối trên địa bàn toàn tỉnh, không chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi huyện, thành, thị. Đồng thời mở một đợt vận động cán bộ công nhân viên và nhân dân tự nguyện đóng góp vào quỹ tình nghĩa theo Nghị quyết 03/NQ của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 7.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị căn cứ vào số kinh phí ngân sách tỉnh cấp kết hợp với huy động của địa phương triển khai ngay việc xét chọn để làm nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hoàn thành trong năm 1995 và tiếp tục thực hiện từ năm 1996 trở đi.

4. Các cấp chính quyền phải báo cáo và đề nghị cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể nhân dân tích cực tham gia cuộc vận động "Đền ơn đáp nghĩa", phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị chỉ đạo việc thu nhận sự đóng góp hảo tâm của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội; đồng thời chỉ đạo việc quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng (theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh xã hội và mặt trận tổ quốc tỉnh).

5. Các cơ quan có chức năng làm công tác tuyên truyền như: Văn hoá, thông tin - thể thao, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phú có kế hoạch phối hợp với ngành Lao động - Thương binh xã hội, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân mở đợt tuyên truyền tập trung, sâu rộng với hình thức thích hợp, hiệu quả đến các tầng lớp dân cư về mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước và phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, động viên, cổ vũ các đơn vị, địa phương, cá nhân trong quá trình thực hiện cuộc vận động; phải coi việc tuyên truyền với nội dung trên là một trong những nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cơ quan đơn vị mình.

Nhận được Chỉ thị này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị, thủ trưởng các Sở, ban ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, phổ biến quán triệt đến cơ sở.

Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh xã hội tổng hợp tình hình, kiểm tra, định kỳ sơ kết, đề xuất khen thưởng kịp thời, hàng tháng báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Chỉ thị này được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến đến toàn thể nhân dân trong tỉnh biết để tham gia./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvttmttdcstblsnccvnpdbmvnah798