AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 02/2003/CT-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2003                          
Bộ Tư pháp

CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯPHÁP

Về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp namvà nữ chung sống với nhau như vợ chồng

từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm2001

 

Thực hiện Điểm b Mục 3 Nghị quyết số35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hônnhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số35/2000/QH10, trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷĐảng và chính quyền các cấp, sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan tư pháp địa phương,sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể quần chúng, làm tốt công táctuyên truyền, vận động nhân dân cũng như thực hiện nhiều hình thức đăng ký kếthôn phong phú như tổ chức ngày đăng ký kết hôn, đăng ký lưu động tại thôn, ấp,bản, làng... nên đã rà soát, lập danh sách và đăng ký kết hôn cho phần lớn cáctrường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn.

Tuy nhiên, do số lượng các trường hợp phải đăngký kết hôn theo Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 quá lớn, một số địa phương cònthiếu tích cực, chủ động nên cho đến nay, trong cả nước vẫn còn không ít trườnghợp đã được rà soát, lập danh sách nhưng chưa được đăng ký kết hôn. Nhằm tăng cườngquản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký kết hôn, đảm bảo quyền và lợi ích chínhđáng của công dân, đặc biệt là quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, Chính phủđã có Tờ trình số 520/CP-TTr ngày 28 tháng 4 năm 2003 đề nghị Quốc hội gia hạnthời hạn thực hiện Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10. Ngày 29 tháng 4 năm2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có Kết luận số 84a/UBTVQH11 về vấn đề nói trên.Để kịp thời triển khai việc tiếp tục đăng ký kết hôn theo Điểm 2 Kết luận củaUỷ ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ thị:

1. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nêu tại Chỉthị này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung hoànthành việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau nhưvợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, có đủ điềukiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và đã xinđăng ký kết hôn (đã được rà soát và lập danh sách) nhưng chưa được cấp Giấychứng nhận kết hôn trong thời hạn quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết số35/2000/QH10. Đối với các trường hợp này, việc đăng ký kết hôn vẫn được thựchiện theo thủ tục quy định tại Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm2001 của Chính phủ và quan hệ vợ chồng của họ được pháp luật công nhận kể từthời điểm bắt đầu chung sống với nhau trên thực tế.

Các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau nhưvợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, có đủ điềukiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng chưaxin đăng ký kết hôn trong thời hạn quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết số35/2000/QH10, chưa được rà soát, lập danh sách trước ngày 01 tháng 01 năm 2003mà nay họ tự nguyện xin đăng ký kết hôn thì vẫn được khuyến khích, tạo điềukiện thuận lợi để đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp nàyđược thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và quan hệ vợ chồng của họchỉ được pháp luật công nhận kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) tập trung chỉ đạo,kiểm tra, đôn đốc Uỷ ban nhân dân và cơ quan tư pháp địa phương các cấp hoàntất việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau nhưvợ chồng và đã xin đăng ký kết hôn (đã được rà soát và lập danh sách). Đối vớicác trường hợp hồ sơ đăng ký kết hôn rõ ràng, hai bên nam nữ có đủ điều kiệnkết hôn, thì hoàn thành việc đăng ký kết hôn cho họ trong năm 2003. Đối với cáctrường hợp phức tạp, cần xác minh hoặc xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên thì cầncố gắng, tích cực hoàn thành việc đăng ký kết hôn trước ngày 01 tháng 08 năm2004.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định đây là mộtnhiệm vụ quan trọng, cấp kinh phí và tạo các điều kiện thuận lợi khác nhằm hoàntất việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp nêu trên.

Các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo đăng kýkết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt độngcủa các Ban này. Đối với các địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo mà còn tồnđọng nhiều trường hợp hôn nhân thực tế, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trươngthành lập Ban chỉ đạo đăng ký kết hôn ở cấp tỉnh và cấp huyện. Ban chỉ đạo domột đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, Thủ trưởng cơ quan tưpháp làm Phó trưởng ban thường trực, đại diện các cơ quan liên quan như Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sảnHồ Chí Minh cùng cấp làm thành viên.

3. Các cơ quan tư pháp ở địa phương tập trungthực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

3.1. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có nhiệm vụ:

a) Xây dựng kế hoạch trong đó nêu rõ tiến độ vàcác biện pháp cần thiết nhằm giải quyết dứt điểm việc đăng ký hôn nhân thực tếở địa phương, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước ngày 01 tháng 09năm 2003 và gửi Kế hoạch báo cáo Bộ Tư pháp sau khi được phê duyệt;

b) Làm nòng cốt giúp Ban chỉ đạo cấp tỉnh huyđộng lực lượng ngành tư pháp; phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và các cơ quan hữu quan tổ chức lực lượng tình nguyệnhỗ trợ Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dâncấp xã) triển khai Kế hoạch đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chungsống với nhau như vợ chồng nêu trên;

c) Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cơ quantư pháp các cấp tại địa phương trong việc đăng ký kết hôn;

d) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúngở địa phương để tuyên truyền, phổ biến pháp luật hôn nhân và gia đình nói chungvà việc đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 nói riêng;

đ) Định kỳ hàng quý, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấptỉnh và Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện việc đăng ký kết hôn tại địa phươngvà phản ánh những vướng mắc, khó khăn, kiến nghị (nếu có).

3.2. Phòng Tư pháp các huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ:

a) Trên cơ sở Kế hoạch chung của tỉnh, thànhphố, khẩn trương xây dựng Kế hoạch chi tiết về đăng ký kết hôn trong đó nêu rõtiến độ đăng ký trong từng xã, phường, thị trấn trong phạm vi địa phương mình;

b) Tiếp nhận lực lượng trợ giúp từ cấp trên (nếucó) và tổ chức lực lượng cán bộ tư pháp - hộ tịch trong toàn huyện, quận và lựclượng tình nguyện trực tiếp về từng xã, phường, thị trấn còn tồn đọng nhiều trườnghợp hôn nhân thực tế để giúp đỡ Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết dứt điểm việcđăng ký kết hôn ở từng địa phương;

c) Phối hợp với các cơ quan truyền thông đạichúng ở địa phương để tuyên truyền, phổ biến chủ trương đăng ký kết hôn đếntừng hộ gia đình, từng người dân;

d) Trong quá trình trợ giúp Uỷ ban nhân dân cấpxã đăng ký kết hôn, trực tiếp giải quyết các vướng mắc phát sinh. Đối với các vướngmắc phức tạp, cần kịp thời báo cáo, xin ý kiến Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Sở Tưpháp;

đ) Định kỳ hàng quý, báo cáo tình hình thực hiệnviệc đăng ký kết hôn lên Ban chỉ đạo cấp tỉnh thông qua Sở Tư pháp.

Đối với các địa phương đã sáp nhập Phòng Tư phápvào Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp huyệncó trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nêu tại Điểm này.

3.3. Ban Tư pháp các xã, phường, thị trấn cónhiệm vụ:

a) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đăngký kết hôn;

b) Làm nòng cốt giúp Uỷ ban nhân dân cấp xãtrong việc đăng ký kết hôn;

c) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp số liệu,báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

4. Vụ Hành chính tư pháp có trách nhiệm:

a) Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan tưpháp địa phương thực hiện dứt điểm việc đăng ký kết hôn;

b) Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắcphát sinh trong quá trình thực hiện;

c) Tổ chức Đoàn kiểm tra việc đăng ký kết hôntại một số địa phương trọng điểm;

d) Định kỳ 6 tháng, tổng hợp và báo cáo Bộ trưởngBộ Tư pháp về tình hình và kết quả thực hiện việc đăng ký kết hôn theo Nghịquyết số 35/2000/QH10 trong phạm vi toàn quốc.

5. Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm chỉ đạocác Trung tâm trợ giúp pháp lý ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phốihợp với đơn vị quản lý công tác hộ tịch của Sở Tư pháp tập trung nguồn lực trợgiúp các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc hoàn thành việc đăng kýkết hôn nêu tại Điểm 1 của Chỉ thị này. Coi đây là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý và hướng về cơ sở trong năm 2003 và2004.

6. Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với VụHành chính tư pháp và các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch đưacác công chức thuộc diện phải đi thực tế ở cơ sở và các cán bộ, công chức tìnhnguyện thuộc Bộ Tư pháp về trợ giúp một số địa phương ở miền núi, vùng sâu,vùng xa có khó khăn và tồn đọng nhiều trường hợp hôn nhân thực tế.

7. Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với Sở Tưpháp các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hoá và một số địa phương kháctổ chức các đội sinh viên tình nguyện vào thời gian thích hợp về các xã, thôn,bản, làng trợ giúp việc đăng ký kết hôn ở địa phương.

8. Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật có trách nhiệmphối hợp với Báo Pháp luật của Bộ Tư pháp và các cơ quan thông tin đại chúng ởTrung ương tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đìnhcũng như chủ trương, chính sách của Nhà nước để động viên, khuyến khích các trườnghợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng tích cực hoàn tất việc đăng ký kếthôn.

9. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được giao phụtrách, theo dõi công tác thi đua trong ngành Tư pháp tại địa phương có tráchnhiệm đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan tư pháp địa phương thuộc phạm vi được phâncông phụ trách hoàn thành việc đăng ký kết hôn theo Chỉ thị này.

10. Việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp hônnhân thực tế nêu trên cần được hoàn thành trước ngày 01 tháng 8 năm 2004 để tổchức Hội nghị toàn quốc tổng kết việc đăng ký kết hôn vào cuối năm 2004.

Trên cơ sở các nhiệm vụ được xác định nêu trên,Giám đốc các Sở Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cơ quan,đơn vị, cá nhân có liên quan nghiêm túc quán triệt và tích cực thực hiện Chỉthị này. Coi việc hoàn thành về cơ bản việc đăng ký kết hôn theo Chỉ thị này làmột trong các tiêu chí để xét thi đua năm 2003 và 2004 cho các đơn vị và cánhân có liên quan và là cơ sở để đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng độtxuất đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đăngký kết hôn.

Giám đốc các Sở Tư pháp chịu trách nhiệm về việcthực hiện Chỉ thị này tại địa phương trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướngmắc, đề nghị các Sở Tư pháp kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp (Vụ Hành chính tưpháp) để được hướng dẫn./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvttkkhccthnvncsvnnvctn03t01n1987n01t01n2001837