AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc triển khai Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc triển khai Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 01/1999/CT-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 1999                          
Bộ Tư pháp

CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Về việc triển khai Dự án xây dựng và quản lý Tủ sáchpháp luật

ở xã, phường, thị trấn

 

Đểtăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong cán bộ, nhân dân vàtạo điều kiện cho việc chấp hành cũng như giám sát việc thi hành pháp luật, chủtrương, chính sách và chế độ của Nhà nước, ngày 25 tháng 11 năm 1998 Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 1067/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án xâydựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn để cung cấp tư liệucho cán bộ chính quyền địa phương nghiên cứu, sử dụng, vừa tạo điều kiện đểnhân dân tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật của Nhà nước.            

Đểtriển khai thực hiện tốt việc xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật có hiệuquả, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ thị:

1. Ngay từ đầu năm 1999, Giám đốccác Sở Tư pháp trực tiếp chỉ đạo việc rà soát, tổng kết việc xây dựng Tủ sáchpháp luật ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Trên cơ sở đó lập kế hoạch tổngthể về việc xây dựng và duy trì Tủ sách pháp luật cho 3 năm (từ năm 1999 đếnnăm 2001) và kế hoạch riêng cho năm 1999 trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc vàphát triển các kinh nghiệm tốt đã có trong quá trình chỉ đạo, xây dựng và quảnlý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trong thời gian qua trình Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Kếhoạch tổng thể xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật phải đáp ứng được nhữngyêu cầu cơ bản sau đây:

Yêu cầu tổng thể: Tủ sách pháp luật phải được xây dựng theo những mô hìnhphù hợp cho từng loại địa bàn trên cơ sở xét đến các điều kiện địa lý, kinh tế- xã hội, dân cư, trình độ dân trí và trình độ, năng lực của cán bộ chính quyềncơ sở nói chung và cán bộ Tư pháp nói riêng. Nội dung tối thiểu của Tủ sáchpháp luật phải đảm bảo 4 bộ phận sách, báo, tài liệu pháp lý quy định tại Quyếtđịnh số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật thườngxuyên theo hướng dẫn sáu tháng và hàng năm của Bộ Tư pháp; đảm bảo phục vụ kịpthời nhu cầu tìm hiểu, áp dụng pháp luật của cán bộ và nhân dân địa phương.          

Đốivới các xã, phường, thị trấn đã xây dựng Tủ sách pháp luật cần lập kế hoạch đểkiện toàn cả về nội dung, hình thức và điều kiện phục vụ.

Yêu cầu cụ thể: Trong quá trình lập kế hoạch và triển khai việc xâydựng và quản lý Tủ sách pháp luật cần chú ý một số điểm sau đây:

Tủsách cần được đặt ở một nơi thuận tiện để cán bộ và nhân dân có thể đọc tạichỗ, mượn nghiên cứu, tham khảo nhưng cần ưu tiên đặt tại trụ sở Uỷ ban nhândân xã, phường, thị trấn. Việc khai thác, quản lý sách, báo, tài liệu pháp lýtrong Tủ sách theo hướng dẫn chung của Bộ Tư pháp để phổ biến pháp luật rộngrãi trong nhân dân.

Tủsách pháp luật phải được thống nhất giao cho cán bộ Tư pháp chuyên trách và BanTư pháp xã, phường, thị trấn quản lý và phục vụ. Để đảm bảo công việc đượcgiao, trong kế hoạch tổng thể cần có kế hoạch kiện toàn đội ngũ cán bộ Tư phápchuyên trách ở xã, phường, thị trấn để từng bước đáp ứng được yêu cầu đặt ratheo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số50-CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã,phường, thị trấn. Từng bước ổn định đội ngũ cán bộ Tư pháp xã, phường, thịtrấn; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác Tư pháp, trong đó cóbồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Tủ sách pháp luật.

Trongkế hoạch tổng thể cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với các Sở, Ban,Ngành có liên quan và kế hoạch này phải được đặt trong tổng thể của công tácphổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương.

Hướngdẫn việc lập dự toán và sử dụng kinh phí xây dựng và duy trì Tủ sách pháp luậttheo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch Tư pháp - Tài chính số 05/1999/TTLT-TC-TPngày 28 tháng 01 năm 1999 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.

3.Việc chỉ đạo xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật cần được tiến hành đồng bộtrong đó cần xác định điểm với mục tiêu đánh giá kịp thời, có trọng điểm các môhình Tủ sách pháp luật ở từng loại địa bàn qua đó rút kinh nghiệm và đưa ra cácbiện pháp phù hợp tiếp tục chỉ đạo công tác này.

Đốitượng chỉ đạo điểm mỗi tỉnh chọn từ 1 đến 2 huyện hoặc quận, thành phố thuộctỉnh; mỗi huyện hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh chọn từ 1 đến 2 xã hoặc phường,thị trấn để tập trung chỉ đạo điểm. Điểm chỉ đạo cần kết hợp với các địa bàn đãtriển khai "Điểm bưu điện văn hoá".     

Nộidung cần tập trung đánh giá qua chỉ đạo điểm, bao gồm:

Môhình Tủ sách pháp luật phù hợp cho từng loại địa bàn;

Nhữngkhó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ;

Hiệuquả thực tế, độc lập của Tủ sách pháp luật và hiệu quả liên kết khai thác tácdụng của Tủ sách với các hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật khác.

4.Giám đốc các Sở Tư pháp cần lập kế hoạch, lên phương án cụ thể về việc tập hợp,hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật trong địa phương để xuất bản theođịnh kỳ (3 tháng, 6 tháng) trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, phê duyệt.

5.Trong quá triển khai thực hiện, Giám đốc các Sở Tư pháp cần tổng kết, đánh giáthường xuyên công tác này để báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vàBộ trưởng Bộ Tư pháp.

Riêngđối với công tác chỉ đạo điểm cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời để điềuchỉnh phương thức và xây dựng các mô hình phù hợp với yêu cầu đặt ra.

6. Vụtrưởng Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa họcpháp lý, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo, Chánh Văn phòng Bộ có tráchnhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; thườngxuyên báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtkdxdvqltsplxptt572