AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tiến hành quy chế thi tuyển và xét tuyển dụng mới vào các ngành giáo viên giảng dạy các trường thuộc bậc học mầm non, phổ thông

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tiến hành quy chế thi tuyển và xét tuyển dụng mới vào các ngành giáo viên giảng dạy các trường thuộc bậc học mầm non, phổ thông

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 2651/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 1996                          
Quyết định số 2393/QĐUB ngày 10/07/1996 của UBND tỉnh nghệ an

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc tiến hành quy chế thi tuyển và xét tuyển dụng

mới vào các ngành giáo viên giảng dạy các trường

thuộc bậc học mầm non, phổ thông

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994.

Căn cứ thông tư 32/TCCB-BCTL ngày 20/01/1996 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn nội dung và hình thức thi tuyển vào các ngạch công chức viên chức.

Căn cứ công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 1904/TCCP ngày 02/04/1996 về việc hướng dẫn nội dung thi tuyển công chức vào các ngạch giáo viên giảng dạy tại các trường thuộc bậc mầm non, phổ thông.

Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Trưởng ban tổ chức Chính quyền tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành theo Quyết định này bản quy chế thi tuyển và xét tuyển dụng mới công chức vào các ngạch giáo viên giảng dạy các trường thuộc bậc học mầm non, phổ thông.

Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Thủ tướng các ngành, các cấp liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quy chế

Về việc tiến hành quy chế thi tuyển và xét tuyển dụng mới vào các ngành

giáo viên giảng dạy các trường thuộc bậc học mầm non, phổ thông

(Ban hành theo Quyết định số 2393/QĐUB ngày 10/07/1996)

  

Chương I

Những quy định chung

Điều 1: Điều kiện dự thi tuyển

Những người tham gia thi tuyển (gọi là thí sinh) vào ngạch giáo viên thuộc bậc học mầm non, phổ thông cần có những điều kiện sau đây:

Là Công dân Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Tuổi đời từ 18 trở lên.

Có đơn thi tuyển và có lý lịch rõ ràng.

Có bằng cấp, chứng chỉ đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định ở tiêu chuẩn nghiệp vụ tại Quyết định số 202/TCCB-VC ngày 08/06/1994 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Giáo dục và Đào tạo.

Có đủ sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận (từ bệnh viện huyện, thành phố, thị xã hoặc tương đương trở lên).

Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ, lệ phí dự thi theo quy định của Hội đồng thi tuyển công chức.

Có mặt tại các địa điểm thi đúng thời gian quy định ghi trong giấy báo thi.

Không nhận dự thi tuyển những trường hợp sau:

- Có dị dạng về hình thể.

- Phát âm không chuẩn, hoặc viết sai chính tả.

- Đang thời gian bị án kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang thi hành án hình sự.

Điều 2: Hồ sơ xin dự tuyển

a. Mẫu đơn thi tuyển vào các ngạch giáo viên (mầm non, tiểu học, trung cấp). Mẫu đơn do Sở Giáo dục - Đào tạo phát hành.

b. Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh 4x6) được xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan bố (mẹ) đang làm việc và đóng dấu giáp lên ảnh.

c. Giấy khai sinh.

d. Các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của các ngạch dự thi. Nếu văn bằng chứng chỉ là bản sao chụp thì phải có chứng nhận của cơ quan công chứng.

e. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp

Điều 3: Hình thức và nội dung thi tuyển

a. Hình thức thi tuyển gồm 2 phần:

- Phần thi viết.

- Phần thi vấn đáp.

b. Nội dung thi tuyển:

  • Phần thi viết: Nội dung phần thi viết bao gồm những kiến thức về:

+ Mục tiêu đào tạo của nhà trường thuộc bậc mầm non, phổ thông mà công chức sau này đảm nhận giảng dạy.

+ Hệ thống tổ chức bộ máy của nhà trường đối với ngạch giáo viên phổ thông trung học, thí sinh phải nắm được hệ thống giáo dục của địa phương. Các ngạch còn lại thí sinh phải nắm được hệ thống tổ chức giáo dục của huyện, quận.

+ Quan điểm, đường lối hiện hành của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở bậc mầm non, phổ thông.

+ Các quy chế, quy định của Bộ Giáo đục và Đào tạo ban hành cho bậc học mầm non, phổ thông về cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh, công tác thi cử, chương trình giảng dạy mà công chức sẽ đảm nhận. Hệ thống bằng cấp của bậc học mầm non, phổ thông.

+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch giáo viên.

+ Vị trí, vai trò của giáo dục, của khoa học giáo dục, của khoa học quản lý giáo dục trong sự phát triển của đất nước.

  • Phần thi vấn đáp: Phần thi vấn đáp nhằm mục đích phát hiện năng khiếu về giảng dạy, cách ứng xử, cách giải quyết tình huống trong giảng dạy, trong cuộc sống, phần thi vấn đáp có những nội dung sau:

+ Thí sinh tự chọn và trình bày những bước và những nội dung cơ bản của một tiết dạy học trên lớp trong giáo trình sẽ đảm nhận sau này hoặc trình bày công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh cá biệt.

+ Sau khi trình bày, thí sinh trả lời câu hỏi của giám khảo về những nội dung sau:

- Chức trách, nhiệm vụ của ngạch giáo viên mà thí sinh dự thi.

- Nguyện vọng và hướng phấn đấu.

- Xử lý tình huống xẩy ra trong giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm giáo dục học sinh.

- Những vấn đề xã hội, đời sống, thực tiến giáo dục của địa phương.

Điều 4: Quy định điểm ưu tiên.

Điểm ưu tiên được quy định như sau:

- Con liệt sỹ, con thương binh hạng 1/4: Cộng thêm 2 điểm.

- Bản thân là thương binh, bệnh binh, con thương binh các hạng (trừ hạng 1/4): Cộng thêm 1 điểm.

- Bản thân là người dân tộc thiểu số: Cộng thêm 1 điểm.

- Thí sinh có bằng thi tốt nghiệp ở các trường sư phạm đạt loại giỏi trở lên được cộng thêm 1 điểm.

Điều 5: Điều kiện trúng tuyển công chức.

- Có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

- Tham gia đầy đủ kỳ thi và có điểm thi mỗi phần từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10 bậc). Điểm tổng cộng 10 điểm. Đối với diện ưu tiên có điểm thi mỗi phần từ 3 điểm trở lên, điểm tổng cộng (cả ưu tiên) 10 điểm.

- Đối với thí sinh là dân tộc ít người và thí sinh đã và đang sống ở vùng sâu, xa của miền núi có tham gia dự tuyển công chức được xét đặc cách trúng tuyển công chức nếu điểm thi tuyển chưa đạt yêu cầu trên.

- Điểm thi tuyển công chức được bảo lưu một năm.

Chương II

Tổ chức quyền hạn nhiệm vụ

của hội đồng thi tuyển chuyên ngành và các tiểu ban.

I. Hội đồng thi tuyển chuyên ngành.

Điều 6: Hội đồng thi tuyển chuyên ngành do chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định.

  • Nhiệm vụ của Hội đồng thi tuyển:

- Giúp UBND tỉnh tổ chức quản lý và thực hiện công tác thi tuyển công chức, viên chức trong lĩnh vực được giao theo quy chế chung.

- Hướng dẫn thể lệ, quy chế thi, hồ sơ dự thi cho thí sinh, nội dung thi và các tài liệu tham khảo.

- Lập danh sách thí sinh.

- Tổ chức việc ra đề thi, chọn đề thi đảm bảo theo nội dung ở điều 3 ở quy chế này.

- Tổ chức việc coi thi, chấm thi đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, công khai dân chủ.

- Trên cơ sở kết quả thi tuyển, công bố kết quả theo quy định tại mục IV công văn số 99/TCCB-VC ngày 13/04/1994 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ.

- Báo cáo kết quả trúng tuyển cho cơ quan chủ quản trực tiếp xét duyệt việc ra quyết định tuyển dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Xét duyệt và báo cáo danh sách những thí sinh được xét tuyển dụng về Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính.

- Thông báo kết quả thi tuyển cho từng thí sinh.

  • Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chuyên ngành:

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện đúng quy chế tuyển sinh.

- Chịu trách nhiệm báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển công chức.

- Ra quyết định thành lập các tiểu ban giúp việc.

(Tổ chức cơ sở vật chất, xét tuyển tư cách dự thi, đề thi, coi thi, chấm thi...)

Điều 7: Tiểu ban tổ chức (tiểu ban cơ sở vật chất)

Nhiệm vụ:

- Lập dự trù và thu kinh phí thi tuyển.

- Cung cấp tài liệu ấn phẩm, giấy thi, tài liệu hướng dấn nội dung thi.

- Chuẩn bị phòng thi và các phương tiện, vật liệu phục vụ thi.

- Giải quyết chế độ bồi dưỡng làm việc cho Hội đồng thi. Thành quyết toán kinh phí thi.

Điều 8: Tiểu ban kiểm tra tư cách dự thi (tiểu ban thư ký)

Nhiệm vụ:

- Thu nhận. lưu trữ hồ sơ dự thi, kiểm tra tư cách dự thi.

- Lên danh sách dự thi.

- Phát giấy báo thi.

- Tiếp nhận bài thi của tiểu ban coi thi bảo quản để chuyển giao tiểu ban chấm thi và sau khi chấm lưu trữ bài thi.

- Lên dạnh sách trúng tuyển và danh sách đề nghị tuyển dụng.

- Báo cáo kết quả thi tuyển với HĐTT công chức tỉnh, UBND tỉnh, Ban tổ chức Chính phủ, Bộ GDĐT.

Điều 9: Tiêu ban đề thi.

Nhiệm vụ:

- Ra đề thi viết, vấn đáp và hướng dẫn chấm, thang điểm.

- In ấn, đóng gói, bảo quản, sử dụng đề thi bí mật, chính xác, rõ ràng, an toàn.

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về chất lượng chuyên môn, quy định bảo mật đề thi và tất cả các khâu công tác liên quan đến đề thi.

Điều 10: Tiểu ban coi thi.

Nhiệm vụ:

+ Tổ chức việc coi thi theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Phân công giám thị các phòng thi đầy đủ, khách quan.

+ Chỉ đạo giám thị thực hiện nhiệm vụ coi thi nghiêm túc, công bằng, công khai, dân chủ, chống mọi hiện tượng gian lận, tiêu cực trong thi cử.

+ Thu bài, bàn giao bài thi theo đúng quy chế, đầy đủ, chính xác.

+ Chỉ đạo việc bảo vệ kỳ thi an toàn.

Điều 11: Tiểu ban chấm thi viết

Nhiệm vụ:

- Thực hiện toàn bộ công tác chấm thi quy chế tuyển sinh, phân công giám thị theo cặp chấm khách quan, dân chủ.

- Nghiên cứu kỹ hướng dẫn chấm và thang điểm đẻ đảm bảo chấm chính xác, công bằng, trung thực.

- Thực hiện quy trình chấm theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT.

- Đảm bảo tỷ lệ chấm phúc tra theo quy định.

- Vào bảng điểm (phần thi viết) đầy đủ chính xác.

Điều 12: Tiểu ban thi vấn đáp.

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu kỹ về mục đích, yêu cầu, nội dung thi vấn đáp.

- Xây dựng phương pháp, mức độ, thang điểm đánh giá thi vấn đáp để đảm bảo tính đồng đều giữa các cặp chấm.

- Các giám khảo phải có thái độ đúng mực, khách quan, công bằng, dân chủ, chính xác.

- Lập bảng điểm (phần thi nói) đầy đủ, chính xác.

Điều 13: Tiểu ban thanh tra thi tuyển công chức.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức việc thanh tra thi, chấm thi nói và viết theo quy chế thanh tra thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đánh giá khách quan, công bằng, chính xác các khâu tổ chức, coi thi, chấm thi, xét tuyển của kỳ thi công chức.

- Báo cáo kết quả thanh tra với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, với thanh tra Nhà nước tỉnh và thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương III

Các quy định cụ thể về công tác thi tuyển.

A. Làm đề thi

Điều 14: Yêu cầu và nội dung thi

- Hội đồng thi tuyển tổ chức giới thiệu và cung cấp tài liệu cần thiết để thí sinh tham khảo trước khi thi theo 6 nội dung của mục IV (2) của công văn 1904/TCCB của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nội dung đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Đề thi phải sát và phù hợp với nội dung của ngạch dự thi.

- Đề thi phải đạt nội dung yêu cầu phân loại được trình độ, năng lực của thí sinh và phù hợp với thời gian làm bài quy định cho môn thi viết là 120 phút.

Điều 15: Quy trình làm đề thi, bảo mật đề thi.

- Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn những người đáng tin cậy tham gia đề thi. Không chọn những người có người thân (vợ, chống, con) dự thi tham gia làm đề thi. Dạnh sách những người tham gia làm đề thi được bí mật cho đến khi kết thúc cuộc thi.

- Chủ tịch Hộ đồng thi tổ chức chỉ đạo việc ra đề thi mỗi ngạch ít nhất có 10 đề thi; làm đáp án và thang điểm (theo thang điểm 10 bậc).

- Chủ tịch Hội đồng thi cử một số cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để chọn đề chính thức, đề dự bị và in ấn đóng gói, niêm phong đề thi ở một địa điểm an toàn, bí mật, có sự giám sát của cơ quan công an.

- Đề thi được phát hành trước giờ thi 30 phút. Đáp án, thang điểm được công bố trước khi chấm thi. Mọi công việc về ra đề thi, in ấn, niêm phong đề thi, đáp án... phải làm đầy đủ, chính xác, đúng quy chế, bí mật tuyệt đối.

B. Công tác tổ chức kỳ thi tại các địa điểm thi.

Điều 16: Quy định về sử dụng máy tính điện tử trong công tác thi.

- Đánh số báo danh và lập danh sách thí sinh dự thi.

- Lập danh sách phòng thi căn cứ tên this sinh theo vần A,B,C... theo từng ngạch dự thi. Tuyệt đối không được xếp phòng thi theo cách gom thí sinh từng địa phương vào các số thứ tự gần nhau.

- In giấy báo dự thi cho thí sinh (thay cho thẻ dự thi)

- Lập các biểu mẫu thống kê về số lượng thí sinh theo ngạch dự thi.

- Lập các biểu mẫu chấm thi.

- In phiếu báo điểm cho từng thí sinh.

- Lên danh sách trúng tuyển.

- In ấn đề thi.

Điều 17: Quy định về môn thi, thời gian thi và phòng thi.

- Mỗi thí sinh phải được dự thi đủ 2 bài thi: 1 bài thi viết và 1 bài thi vấn đáp. Thí sinh chỉ dự 1 trong 2 lần thi trên sẽ không thuộc diện xét tuyển.

- Lịch thi viết và thi vấn đáp do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết dịnh và sẽ được thông báo công khai trước kỳ thi.

- Mỗi phòng thi chỉ được bố trí tối đa 25 thí sinh dự thi. Khoảng cách trên dưới trước sau của các thí sinh trên 0,8m. Mỗi phòng thi phải có đủ ánh sáng, bàn ghế (cho học sinh, người coi thi); vị trí phòng thi phải an toàn yên tĩnh.

Điều 18: Trách nhiệm của cán bộ coi thi và của các thành viên khác trong ban coi thi.

a. Cán bộ coi thi (CBCT).

Đến khu vực thi phải mang phù hiệu cán bộ coi thi (CBCT)

Cán bộ coi thi không được làm nhiệm vụ tại địa điểm thi nơi có người thân (vợ, chồng, con) dự thi, không được giúp đỡ thí sinh làm bài dưới bất cứ hình thức nào; phải có mặt đúng giờ và thường xuyên tại phòng thi để làm các nhiệm vụ theo tình tự sau đây:

- Ghi số báo danh vào chỗ ngồi của thí sinh.

- Khi có hiệu lệnh, một CBCT (cán bộ coi thi số 2) gọi tên thí sinh vào phòng thi kiểm tra thẻ dự thi, hướng dẫn thí sinh ngồi đúng số báo danh quy định. CBCT tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng đã được cấm tại quy định naỳ.

- Ký tên vào giấy thi và giấy nhấp của thí sinh, hướng dẫn thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách và điền đủ các mục cần thiết vào giấy thi.

- Khi có hiệu lệnh, một CBCT (cán bộ coi thi số 1) nhận đề thi của phòng thi. Công bố và lấy hai thí sinh làm chứng bì đựng các đề thi của phòng thi có nguyên niêm phong. Khi có hiệu lệnh mới cắt bì đựng đề và đếm số đề và phát đề thi cho từng thí sinh có mặt. Số đề còn dư công bố số lượng trước thí sinh và niêm phong lại, ghi số phòng thi ở ngoài bì, nạp cho thư ký hội đồng coi thi. CBCT không được lưu giữ đề thi và không lấy đề thi của thí sinh để xem.

- Phát đề thi xong, yêu cầu thí sinh ghi só báo danh vào đề thi của mình, khi có hiệu lệnh thí sinh bắt đầu làm bài, một CBCT đối chiếu lại ảnh trong thẻ dự thi để nhận diện thí sinh, còn người kia bao quát chung. Trong giờ làm bài, CBCT số 1 ngồi ở trên bao quát từ trên xuống dưới, CBCT số 2 ngồi ở dưới bao quát từ dưới lên trên cho đến hết giờ thi. CBCT không đứng gần thí sinh khi họ làm bài.

- Không được cho thí sinh ra ngoài trong lúc đang thi. Nếu có thí sinh bị đau ốm bất thường hoặc có nhu cầu chính đáng nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để kịp thời báo cáo cho ủy viên phụ trách điểm thi giải quyết.

- Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay ủy viên phụ trách điểm thi giải quyết.

- Trước khi hết giờ làm bài 15 phút, thông báo cho thí sinh biết.

- Khi có hiệu lệnh, phải thu bài ngay. Một CBCT vừa bao quát phòng thi vừa gọi tên từng thí sinh nộp bài thi, còn người kia nhận bài thi của thí sinh. Khi nhận bài phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinh đã nộp, theo yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách theo dõi thí sinh. Thu đủ đề thi của thí sinh có mặt. Nếu thí sinh không nạp đề thi phải lập biên bản và nạp cho thư ký hội đồng coi thi. Khi nào thu xong toàn bộ bài thi của phòng thi mới cho phép thí sinh rời phòng thi.

- Các CBCT kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự số báo danh (5 bài 1 tập). Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh. Sau đó cả hai CBCT đến bàn giao bài thi cho ủy viên phụ trách điểm thi ngay sau buổi thi có ký biên bản bàn giao bài thi (số bài, só tờ) và biên bản kỷ luật (nếu có), bì đựng đề thi còn dư, bì đựng đề thi của thí sinh có mặt.

- Sau khi bàn giao xong, bài thi được các ủy viên thư ký niêm phong tại chỗ trước sự chứng kiến của hộ đồng coi thi. Tuyệt đối không được để nhầm lẫn, mất mát bài thi. Nghiêm cấm các hành vi đổi tráo bài thi, viết thêm vào bài thi hoặc nộp thêm bài thi.

b.Cán bộ giám sát phòng thi, trật tự viên công an.

- Khi làm nhiệm vụ mang đúng phù hiệu quy định.

- Cán bộ giám sát phòng thi thay mặt ủy viên phụ trách điểm thi thường xuyên giám sát việc thực hiện quy chế của cán bộ coi thi và thí sinh, kiểm tra và nhắc nhở cán bộ coi thi triệt để thu giữ các tài liệu và các phương tiện kỹ thuật do thí sinh mang trái phép vào phòng thi.

- Cán bộ giám sát phòng thi có quyền lập biên bản xử lý kỷ luật đối với CBCT và thí sinh không được thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình.

- Các thành viên khác như trật tự viên, cong an được phân công bảo vệ vòng nào có trách nhiệm giữ gìn trật ựt an ninh vòng đó. Không được hoạt động sang các vòng khác. Không để bất cứ người nào không có trách nhiệm vào khu vực thi và đến gần phòng thi. Không tiếp khách trong khi làm nhiệm vụ. Không được đi vào phòng thi, không trao đổi, liên hệ với thí sinh, không rời khỏi khu vực được phân công giám sát.

- Kịp thời báo cáo với ủy viên phụ trách điểm thi về các tình huống xẩy ra trong lúc thi để xử lý.

Điều 19: Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi.

a.Trước khi thi một ngày, thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi để làm các thủ tục:

- Nộp các giấy tờ thủ tục bổ sung cần thiết.

- Nộp lệ phí dự thi.

- Nhận giấy báo thi (thay thẻ dự thi)

- Nhận phòng thi và nghe phổ biến quy chế thi.

Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ tên, chữ đệm ngày sinh, quê quán, đối tượng hoặc khu vực ưu tiên, thí sinh phải báo cáo với Hội đồng thi tuyển để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất giấy báo dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để ủy viên phụ trách điểm thi xem xét.

b.Thí sinh phải có mặt tại điểm thi đúng ngày, giờ quy định. Đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đề thi thì không được dự thi. Vắng mặt một buổi thi, không được dự thi tiếp buổi sau.

c.Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

- Trình giấy báo thi.

- Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, com pa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử cá nhân, giấy nháp (nếu địa điểm thi không bán giấy nháp). Giấy nháp phải có chữ ký của cán bộ coi thi mới được quyền sử dụng.

- Không được mang vào phòng thi giấy than, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, máy ghi âm, bộ đàm. Không được hút thuốc trong phòng thi.

- Ghi đầy đủ số báo danh vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký tên vào giấy thi, ghi số báo danh vào đề thi của mình.

- Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Không viết bút chì, mực đỏ vào bài thi, các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo.

- Phải bảo vệ bài làm và đề thi của mình. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong thi cử.

- Trong suốt thời gian làm bài, thí sinh không được ra ngoài phòng thi. Nếu cần hỏi điều gì đối với CBCT phải hỏi công khai, phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo CBCT xử lý.

- Khi hết giờ phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không được làm bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Không được nộp giấy nháp thay giấy thi.

- Khi nạp bài thi viết phải ghi số tờ giấy thi đã làm bài vào tờ ghi tên ghi điểm và ký đùng dòng tên của mình. Khi trả lời thi vấn đáp xong phải ký vào tờ ghi tên ghi điểm. Cuối buổi thi cuối cùng phải nạp lại giấy báo thi của mình cho giám thị hoặc giám khảo của phòng thi buổi đó.

- Thí sinh nào vi phạm những quy định trên, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy chế hiện hành.

- Thí sinh có quyền phát hiện, tố giác những hiện tượng vi phạm quy chế thi tuyển để Hội đồng thi tuyển xử lý kịp thời.

C. Công tác chấm thi.

Điều 20: Khu vực chấm thi.

- Khu vực chấm thi bào gồm nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi. Nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi cần được bố trí gần nhau, liên tục có người bảo vệ suốt ngày đêm, có đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy, bảo mật và bảo quản bài thi.

- Cửa của phòng chứa bài thi được khoá bằng hai ổ khoá khác nhau, một bộ khoá do trưởng bộ môn chấm thi giữ chìa khoá, một ổ khác giao cho cán bộ trong tổ giữ. Chỉ được mở cửa khi cùng có mặt cả hai người giữ chìa khoá.

- Tuyệt đối không được mang bất cứ tài liệu, giấy tờ riêng nào khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

Điều 21: Thủ tục chấm thi.

a. Chấm thi viết.

- Chủ tịch Hội đồng thi tuyển (hoặc ủy quyền cho các ủy viên trong Hội đồng thi tuyển) tổ chức viẹec chấm thi gồm: Rọc phách, bảo quản phách, cử người chấm thi, ghép phách, lên bảng điểm.

- Mỗi bài thi phải được tiến hành chấm theo quy định chấm hai lần độc lập, điểm bài thi là trung bình cộng của điểm hai người chấm.

Lần chấm thứ nhất:

- Sau khi đánh số phách, rọc phách và ghép vào mỗi bài thi một phiéu chấm. Ban thư ký giao túi bài thi cho tổ trưởng bộ môn chấm thi để bốc thăm nguyên túi cho cán bộ chấm. Không xé bỏ túi bài thi giao riêng cho từng người.

- Trước khi chấm, cán bộ chấm thi kiểm tra từng bài xem có đủ số tờ, đủ số phách không đã gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết. Chỉ chấm những bài hợp lệ không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau hoặc có viết vẽ bậy, bài có đánh dấu, bài có viết hai thứ mực.

- Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên những phần giấy còn thừa, cán bộ chấm thi tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của cán bộ chấm thi.

- Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thi giao túi ấy cho tổ trưởng chấm thi để bàn giao cho tiểu ban thư ký.

Lần chấm thi thứ hai.

- Sau khi chấm lần thứ nhất, tiểu ban thư ký rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài cho tổ trưởng bộ môn chấm thi bốc thăm cho người chấm lần thứ hai.

- Người chấm thi lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài của thí sinh. Ghi điểm thành phần, điểm toàn bài (bằng bút chì) và ký tên vào bài làm của thí sinh.

- Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thi giao túi ấy cho tổ trưởng chấm thi để bàn giao cho tiểu ban thư ký.

- Tiểu ban thư ký chịu trách nhiệm tính điểm trung bình cộng cho một bài thi trong hai lần chấm đoọc lập và cùng với hai người chấm thi ghi điểm chính thức vào bài làm của thí sinh (bằng bút đỏ) để người chấm thứ nhất ký tên vào bài làm của thí sinh.

b. Hồi phách, lên điểm.

- Chủ tịch Hội đồng chấm thi (được ủy quyền của Chủ tịch hội đồng thi tuyển) hồi phách phân công vào điểm trên danh sách thí sinh dự thi gồm: Người đọc điểm, người ghi ddieemr, người kiểm tra đọc, người kiểm tra ghi điểm.

- Đọc điểm, ghi điểm phài làm cẩn thận, trung thực, tránh tẩy xoá; chỗ ghi nhầm phải dánh bút đỏ và ghi điểm lại cũng bằng bút đỏ, ký tên xác nhận điểm đã ghi lại.

- Khóa bảng điểm và ký tên tất cả các thành viên đọc điểm, ghi điểm , người kiểm tra đọc và ghi.

- Chủ tịch Hội đồng chấm thi quản lý toàn bộ bài thi và bảng gọi tên ghi điểm.

c. Chấm thi vấn đáp.

  • Nguyên tắc chung.

+ Câu hỏi chấm thi vấn đáp được chuẩn bị trước theo nội dung quy định ở mục IV (2) trong công văn số 1904/TCCB Của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Chấm thi vấn đáp gồm hai giám khảo là thành viên của Hội đồng giám khảo thi vấn đáp.

+ Thời gian ván đáp không quá 20 phút.

+ Điểm thi vấn đáp là trung bình cộng của hai điểm giám khảo chấm thi.

  • Việc tổ chức thi vấn đáp.

+ Mỗi địa điểm thi vấn đáp được bố trí mọt số phòng thi vấn đáp tuỳ theo số lượng thí sinh dự thi.

+ Phòng thi được bố trí bàn cho hai giám khảo, hộp đựng câu hỏi vấn đáp. Một số bàn cho thí sinh ngồi chuẩn bị và trả lời câu hỏi.

+ Thí sinh được bắt 2 đề để chọn 1 đề.

+ Khi giám khảo đọc tên và số báo danh nào thì thí sinh đó vào bốc thăm câu hỏi. Thí sinh được chuẩn bị câu hỏi trong 15 phút để trả lời. Vào phòng thi vấn đáp thí sinh không không được mang bất cứ tài liệu nào ngoài giấy trắng để chuẩn bị trước khi trả lời câu hỏi.

+ Trả lời câu hỏi xong, thí sinh nạp giấy báo thi cho giám khảo và ký vào danh sách ghi tên trong điểm.

+ Những thí sinh chờ thi vấn đáp không được nhắc nói trong lúc thí sinh khác đang trả lời.

Sau khi đã trả lời xong, thí sinh được phép rời khỏi phòng thi, tuyệt đối không gây lộn xộn ảnh hưởng đến các thí sinh khác đang dự thi.

  • Nguyên tắc cho điểm thi vấn đáp.

+ Mỗi giám khảo có một bảng danh sách thí sinh dự thi vấn đáp.

+ Sau khi thí sinh trả lời xong, mối giám khảo cho điểm độc lập vào bản danh sách thí sinh của mình (có thể cho điểm bằng ký hiệu riêng).

+ Cuối buổi thi vấn đáp, hai giám khảo thực hiện việc lấy điểm trung bình cộng rồi cho điểm chính thức của từng thí sinh vào tờ ghi điểm thứ ba, mỗi điểm thi của thí sinh được ghi cả số và chữ, hai giám khảo cùng ký tên vào tờ danh sách thí sinh thi vấn đáp của phòng mình cho tiểu ban thư ký hội đồng thi vấn đáp.

+ Khi nạp tờ ghi tên, ghi điểm thi vấn đáp phải có mặt cả hai giám khảo và có ký bàn giao cho tiểu ban thư ký.

+ Tiểu ban thư ký của Hội đồng chấm thi chịu trách nhiệm ghép điểm thi viết và thi vấn đáp của từng thí sinh, lấy kết quả điểm thi tuyển là tổng số điểm của điểm phần thi viết, điểm phần thi vấn đáp và điểm ưu tiên (nếu có) (tại mục V (2.6) công văn 1904/TCCB Bộ Giáo dục và Đào tạo).

d. Họp Hội đồng tổng kết chấm thi.

- Sau khi đã hoàn tất các quy trình chấm thi viết, chấm thi vấn đáp, Ban thư ký đã làm đầy đủ các thủ tục về hồ sơ, bảng điểm, biên bản hội đồng chấm thi viết, chấm thi vấn đáp, Hội đồng chấm thi họp đánh giá tổng kết chấm thi, thông qua biên bản.

- Mọi thành viên trong Hội đồng chấm thi viết, chấm thi vấn đáp ký vào biên bản.

- Toàn bộ hồ sơ bảng điểm của Hội đồng chấm thi được chuyển đến ông Chủ tịch Hội đồng thi tuyển duyệt công nhận kết quả của Hội đồng chấm thi.

- Sau khi kết quả chấm thi đã được duyệt, điểm thi của từng thí sinh được thông báo công khai bằng phiếu báo kết quả điểm thi theo địa chỉ.

Chương IV

Xét duyệt và tuyển dụng

Điều 23: Điều kiện tuyển dụng công chức

- Người được tuyển dụng công chức phải có đủ hồ sơ hợp lệ và trúng tuyển kỳ thi công chức.

- Những đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng lớn hơn số lượng thí sinh trúng tuyển công chức có nguyện vọng công tác ở đơn vị đó thì tuyển dụng công chức cho những thí sinh đã trúng tuyển.

- Những đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng ít hơn số lượng thí sinh trúng tuyển công chức có nguyện vọng công tác ở địa vị đó thì danh sách tuyển dụng được xếp theo thứ tự điểm từ cao đến thấp (kể cả điểm ưu tiên). Số còn lại điều động đến đơn vị khác theo nhu cầu.

- Đối với vùng cao, vùng sâu, miền núi: Trước hết ưu tiên tuển dụng người trúng tuyển thuộc địa phương, sau đó lấy số điểm từ cao đến thấp cho người các vùng khác có nguyện vọng đến công tác ở địa phương đó, nếu còn thiếu được điều theo nhu cầu.

Điều 24: Quy trình ra quyết định tuyển dụng.

- Hội đồng thi tuyển công chức ngành Giáo dục và Đào tạo lập danh sách thí sinh trúng tuyển và dánh sách đề nghị thí sinh đủ điều kiện tuyển dụng công chức của từng huyện, thành, thị, báo cáo Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh và đề nghị UBND tỉnh ra quyết định tuyển dụng.

- Sau khi xem xét kết quả thi tuyển dụng, trong vòng 15 ngày, UBND ra quyết định tuyển dụng.

- Căn cứ vào danh sách trong quyết định tuyển dụng của UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết74 định phân công công tác về các huyện, thành, thị và các đơn vị trực thuộc. Các huyện, thành, thị (đối với huyện, thành thị chưa phân cấp quản lý theo ngành), các phòng Giáo dục và Đào tạo và đơn vị trực thuộc làm thủ tục tiếp nhận (nhập hộ khẩu, làm hồ sơ cán bộ, lập danh sách quỹ lương bổ sung, phân công giảng dạy...).

- Sau khi ổn định phân công công tác, lập danh sách trích ngang của công chức gửi ban TCCQ tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời làm thủ tục bổ sung quỹ lương tại ban tổ chức chính quyền tỉnh.

- Trong thời hạn 1 tháng, kể từ khi có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến Sở Giáo dục và Đào tạo nhận quyết định phân công công tác. Mọi người phải chấp hành quyết định phân công công tác theo yêu cầu của tổ chức. Quá thời hạn một tháng không đến nhận công tác sẽ hủy quyết định tuyển dụng.

- Trường hợp có những khó khăn về gia đình và bản thân thì người được tuyển dụng có thể đề nghị gia hạn nhận công tác và phải được Sở Giáo dục và Đào tạo đồng ý.

Chương V

Khen thưởng, kỷ luật.

Điều 25: Về khen thưởng.

Những người có nhiều thành tích đóng góp năng động, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch Hội đồng TTCC biểu dương khên thưởng hoặc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương khen thưởng.

Điều 26: Về kỷ luật.

Người tham gia công tác thi tuyển có hành động vi phạm quy chế (phát hiện trong khi làm nhiêm vụ hoặc sau kỳ thi tuyển) tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, sẽ bị kiểm điểm và thi hành kỷ luật theo các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ tầng công tác, buộc thôi việc hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy tố trước pháp luật.

Điều 27: Hiệu lực thi hành.

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày có quyết định ban hành. Những quy định trái với quy chế này được bãi bỏ.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvthqcttvxtdmvcngvgdcttbhmnpt937