AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc thực hiện các công tác trọng tâm năm 2000 của Ngành Tư pháp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc thực hiện các công tác trọng tâm năm 2000 của Ngành Tư pháp

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 01/2000/CT-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2000                          
No tile

CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Về việc thực hiện các công tác trọng tâm năm 2000 củangành Tư pháp

 

Năm1999 trong thử thách và khó khăn chung của đất nước, đội ngũ cán bộ, công chứcngành Tư pháp đã có nỗ lực lớn, vượt lên khó khăn để triển khai thực hiện cóhiệu quả các chương trình công tác của Ngành; tổ chức quán triệt và triển khaithực hiện các Nghị quyết của Đảng; góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết vềnhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1999, Chương trình xây dựng pháp luật của Quốchội khoá X, Chương trình công tác năm 1999 của Chính phủ.

Đạtđược các kết quả đó là do toàn Ngành đã tập trưng sức lực, trí tuệ, đoàn kếtnhất trí, thực hiện đổi mới một bước công tác quản lý và chỉ đạo điều hành, xácđịnh đúng các công tác trọng tâm, trọng điểm như Chỉ thị số 03 ngày 8/3/1999của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã đề ra; cải tiến lề lối làm việc, xây dựng và thựchiện các Quy chế làm việc.

Nhữngchuyển biến, tiến bộ đó tạo đà tiến mới để tiếp tục hoàn thành Chương trìnhcông tác năm 2000 và các năm tiếp theo.

Tuynhiên, bên cạnh những chuyển biến, tiến bộ và kết quả đạt được, đối chiếu vớiyêu cầu nêu trong Chỉ thị số 03 ngày 8 tháng 3 năm 1999 và Chương trình côngtác đề ra trong năm thì vẫn còn một số công tác triển khai chậm, có mặt chuyểnbiến chưa cơ bản. Nguyên nhân chủ yếu là do tính tích cực, chủ động, đề cao vaitrò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân chưa được phát huy đầyđủ và đồng bộ; sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc còn thiếu bao quát, sâusát, kịp thời. Đây là những hạn chế, tồn tại cần được kiểm điểm nghiêm túc vàquyết tâm khắc phục.

Năm2000 là năm có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với đất nước ta, năm có nhiều ngàylễ kỷ niệm lớn của dân tộc.

Đốivới ngành Tư pháp, năm 2000 là năm kỷ niệm lần thứ 55 ngày thành lập ngành Tư phápViệt Nam (28/8/1 945 - 28/8/2000), năm đầu tiên tổ chức Đại hội Thi đua yêu nướccủa Ngành.

Nhândịp năm mới, toàn Ngành phấn khởi đón nhận lời căn dặn của Tổng Bí thư Lê KhảPhiêu qua Thư chúc tết gửi Báo Pháp luật: "Các cơ quan Tư pháp có tráchnhiệm rất nặng nề và cao quý giữ nghiêm phép nước. Phép nước nghiêm minh thìthế nước vững chãi. Cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp là những ngườigương mẫu về kỷ cương. Đó là đòi hỏi nghiêm khắc và nguyện vọng của đồngbào cả nước ta". Lời chúc mừng đầu xuân của đồng chí Tổng Bí thư đồngthời là Chỉ thị lớn, giao trách nhiệm phấn đấu cho toàn ngành Tư pháp - tráchnhiệm phấn đấu không chỉ trong năm 2000 mà còn cho nhiều năm sau. Đó cũng làđịnh hướng lớn, vừa cấp bách vừa lâu dài mà toàn Ngành phải phấn đấu thực hiện.

Trướctrách nhiệm ngày càng nặng nề được Đảng và Nhà nước giao, toàn thể cán bộ, côngchức ngành Tư pháp quyết tâm phấn đấu, đề cao trách nhiệm, tạo nên một bướcchuyển biến cơ bản trong công tác Tư pháp, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷmới.

Đểbảo đảm hoàn thành Chương trình công tác năm 2000, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chỉ thịtoàn Ngành tập trung chỉ đạo, thực hiện một số công tác trọng tâm sau đây:

I. CÁC CÔNG TÁC TRỌNG TÂM VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIÊN

1- Triển khai thi hành Bộ luật Hình sự.

Tậptrung chuẩn bị tốt mọi điều kiện để triển khai thi hành Nghị quyết của Quốchội, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ về thi hành Bộ luật Hình sự mới có hiệu lực từ 1/7/2000.

Cùngcác cơ quan hữu quan khẩn trương rà soát các quy định hướng dẫn thi hành Bộluật Hình sự hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới;xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật.

Phổbiến, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân về những nội dung cơ bảncủa Bộ luật. Phát động cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Hình sự trong phạm vi cả nước.Kết hợp việc phổ biến, tuyên truyền Bộ luật với kiểm điểm việc chấp hành phápluật trong Ngành, trong từng cơ quan, đơn vị. Mỗi cán bộ, công chức trong Ngànhcó trách nhiệm tự giác tìm hiểu, nghiên cứu Bộ luật để gương mẫu chấp hành vàáp dụng đúng đắn.

Phốihợp với các cơ quan hữu quan tổ chức việc tập huấn chuyên sâu về Bộ luật Hìnhsự cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hànhviên và nhân viên Tư pháp khác, bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất Bộ luậtHình sự theo sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan Nội chính ở Trung ương.

Ràsoát hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy liên quan đến bộ môn Luật Hình sựvà các bộ môn có liên quan trong các trường học để có kế hoạch, bổ sung, sửađổi kịp thời cho phù hợp với Bộ luật Hình sự.

2. Tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự.

Phảitập trung thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện phápgiải quyết án tồn đọng; quyết tâm làm giảm số án tồn đọng, tăng tỷ lệ số vụviệc được thi hành nhiều hơn năm 1999. Tập trung chỉ đạo để thi hành tốt các vụán lớn, án điểm. Các cơ quan Tư pháp địa phương phải phát huy vai trò tham mưucho cấp uỷ và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự.

Tiếnhành kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệpvụ thi hành án; kiểm tra việc chấp hành các quy định về nghiệp vụ thi hành án,trong đó chú trọng hoạt động tự kiểm tra kết hợp với kiểm tra chéo lẫn nhau giữacác cơ quan thi hành án và kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của Sở Tư phápvà của Bộ. Qua kết quả kiểm tra, thanh tra, kịp thời rút bài học kinh nghiệm,biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến chung trong toàn Ngành, tránhnhững sai sót nghiệp vụ trong thi hành án. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắcvề nghiệp vụ thi hành án.

Tổchức thực hiện tốt đề tài cấp Nhà nước độc lập: Luận cứ khoa học và thực tiễncủa việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án trong giai đoạn mới.

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh.

Khắcphục một bước cơ bản tình trạng thiếu cán bộ và yếu về chuyên môn nghiệp vụ ởmột số bộ phận, cơ quan, đơn vị trong Ngành. Nâng cao năng lực, trình độ, bảnlĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành.

Thựchiện chế độ chỉ định đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật và bổ sung kiếnthức pháp luật, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ toà án và thi hành án, nhấtlà các địa phương còn thiếu Thẩm phán và Chấp hành viên; xây dựng chương trìnhbồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp khác và đội ngũ cán bộ - côngchức trong toàn Ngành.

Hoànthành việc soạn thảo các Đề án: Danh hiệu vinh dự của Thẩm phán; Quy chế đạođức Thẩm phán, Chấp hành viên, luật sư; Chế độ dưỡng liêm cho các chức danh Tưpháp trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tăngcường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động tư pháp. Các cơ quan, đơn vị trong toànNgành phải thực hiện tết công tác tự kiểm tra, thanh tra; tăng cường hoạt độngkiểm tra, thanh tra về nghiệp vụ, về việc thực hiện các quy chế đã ban hành.

Củngcố và kiện toàn Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở; phát huy vai trò của Ban Thanh tranhân dân. Từng cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác quản lý, giáo dục chínhtrị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ công chức, gương mẫu thựchiện kỷ cương, phép nước.

4. Kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh cải cách hành chính trong Ngành.

ToànNgành thực hiện nghiêm túc Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm1999 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương7 (khoá VIII), tập trung rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổchức bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ, công chức cho phù hợp chức danh, tiêu chuẩnnghiệp vụ và nàng lực của từng người. Hoàn thành quy hoạch đội ngũ cán bộ, côngchức toàn Ngành và từng cơ quan, đơn vị đến năm 2005 .

Hoànchỉnh và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 38/CP về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. Ban hành Thông tư liêntịch thay thế Thông tư số 12/TTLT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chứccủa các cơ quan tư pháp địa phương.

Ràsoát và bãi bỏ những thủ tục hành chính tư pháp rườm rà trong hoạt động thihành án, bổ trợ tư pháp. Chú trọng khai thác, sử dụng các kết quả nghiên cứu,các kiến nghị, đề xuất trong các đề tài khoa học để đối chiếu với thực tế, ứngdụng cho tổ chức, hoạt động của Ngành.

Tậptrung chỉ đạo công tác tư pháp cơ sở. Tiến hành kiểm điểm 7 năm thực hiện Phươngchâm hướng về cơ sở, xây dựng kế hoạch, tiếp tục đảy mạnh việc thực hiện phươngchâm quan trọng này trong những năm tới.

Tiếptục kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy của Trường đào tạo các chức danh Tưpháp.

Chuẩnbị mọi điều kiện để sớm hình thành các thiết chế tư pháp mời, phục vụ đầy đủnhu cầu tư pháp của Nhà nước và xã hội, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinhtế, xây dựng Đề án thành lập Trung tâm quốc gia đăng ký giao dịch có bảo đảm;hoàn chỉnh Đề án thành lập Nhà xuất bản Tư pháp trình các cơ quan có thẩm quyềnxem xét, quyết định.

Tuyêntruyền sâu rộng về Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp; tổ chức Đại hội Câu lạc bộPháp chế doanh nghiệp và thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu chương trình hoạtđộng của Câu lạc bộ.

5. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác phổ biến giáodục pháp luật.

Triệtđể khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ chế phối hợp hoạt động củaHội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp.

Tăngcường năng lực tiếp cận thông tin pháp luật của nhân dân; hoàn thành cơ bảnviệc xây dựng Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; thực hiện việc biên soạn tờ"Tin nhanh về pháp luật" phát hành đến cơ sở; triển khai trên diệnrộng việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

6. Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định nhằm bảo đảm tính hợphiến, hợp pháp, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.

Quántriệt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ ngày 30,31/12/1999 về chấn chỉnh công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tổchức thật tết việc soạn thảo, nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạmpháp luật, các đề án được giao chủ trì.

Chủđộng và kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ngành đối vời cácvấn đề bức xúc từ thực tiễn quản lý và hoạt động của Ngành và địa phương.

Đặcbiệt chú trọng chất lượng thẩm định, góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quyphạm pháp luật.

CácSở Tư pháp, Phòng Tư pháp phải chủ động phát huy vai trò, chức năng tham mưu,giúp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc theo dõi công táctổ chức thực hiện pháp luật, quản lý việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hoànthành đợt tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật trong 20 năm(1976 - 1996) theo Quyết định 355/TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện việcđịnh kỳ rà soát văn bản, kịp thời kiến nghị các cơ quan xử lý.

Cácđơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai việc nghiên cứu, xây dựng các Đề án màNgành được giao chuẩn bị và thực hiện trong Chương trình phối hợp của các cơquan Nội chính.

7. Nâng cao chất lượng phục vụ của công tác bổ trợ tư pháp.

Cáchoạt động bổ trợ tư pháp phải kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng và đadạng của xã hội, tạo thuận lợi cho công dân. Cán bộ, công chức trong các cơquan, tổ chức bổ trợ tư pháp phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tận tụy phục vụnhân dân.

Khẩntrương xử lý các vướng mắc và kiến nghị, đề xuất của địa phương qua đợt tậphuấn công tác hộ tịch, quốc tịch ở 3 miền trong năm 1999. Tổ chức sơ kết kiểmđiểm 5 năm thực hiện Nghị định 184/CP về hộ tịch có yếu tố nước ngoài và soạnthảo Nghị định sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ.

Cáccơ quan Tư pháp ở miền Trung tập trung khắc phục hậu quả bão lụt, ưu tiên cấplại Giấy khai sinh, bản sao khai sinh cho học sinh để đáp ứng yêu cầu chuẩn bịhồ sơ thi cử trước mùa thi năm 2000.

Tăngcường một bước công tác quản lý, kiểm tra đối với hoạt động tư vấn phápluật của các tổ chức xã hội; hoạt động của các Đoàn luật sư; việc hành nghề củacác Chi nhánh luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Giảiquyết kịp thời các nhu cầu về cấp phiếu lý lịch tư pháp, khẩn trương soạn thảoNghị định về lý lịch tư pháp trình Chính phủ.

XửLý các vướng mắc về thủ tục bán dấu giá tài sản; kịp thời phát hiện và xử lýcác vi phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản, tiến hành soạn thảo Nghị địnhsửa đổi, bổ .sung Nghị định 86/CP về bán đấu giá tài sản tập trung về một đầumối.

Hoànthành việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý ở tất cả các tỉnh thành; mởrộng hoạt động của các Trung tâm; tăng cường công tác trợ giúp pháp lý lưu độngkết hợp với việc phổ biến, giáo dục pháp luật.

8. Công tác quản lý Toà án nhân dân địa phương.

Tăngcường bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ Thẩm phán,Hội thầm nhân dân. Nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế tối đa các bản án, quyếtđịnh bị huỷ hoặc cải sửa, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm.

Tổngkết thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân, ban hành các văn bảnhoặc đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản về cơ chế quảnlý Hội thẩm nhân dân.

9. Công tác pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế phải phục vụ đắc lực cho quátrình hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, hoàn thànhcác công tác có liên quan đến pháp luật quốc tế, tư pháp quốc tế mà ngành Tưpháp được giao đảm nhiệm.

Tậptrung củng cố, tăng cường cán bộ và hoạt động của Nhóm công tác ASEAN, APEC,WTO. Kiểm điểm, đánh giá tiến độ thực hiện, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tácquốc tế của ngành Tư pháp qua các Dự án, Chương trình; đảm bảo thực hiện đúngcác thoả thuận, cam kết của Bộ với phía đối tác.

Tiếptục thực hiện tết vai trò tham mưu, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tácnước ngoài về pháp luật.

10. Đẩy mạnh công tác pháp chế ở các bộ, ngành, ở các cơ quan nhà nước,tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

Kiệntoàn một bước quan trọng tổ chức pháp chế ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội; tổ chức xã hội ở Trung ương; hình thành tổ chức pháp chế ê cácSở, ban ngành cấp tỉnh, các tổ chức kinh tế: Nâng cao chất lượng công tác phápchế trong các mặt hoạt động, nhất là soạn thảo, thẩm định, rà soát văn bản, phổbiến, giáo dục pháp luật.

Sơkết 3 năm thực hiện Nghị định 94/CP về tổ chức pháp chế, kiến nghị sửa đổi, bổsung Nghị định này.

Tăngcường hướng dẫn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm về công tác tư pháp, pháp chế.

11. Dấy lên mạnh mẽ phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷniệm các ngày lễ lớn của đất nước, ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam; tổchức thật tốt Đại hội Thi đua cấp cơ sở và Đại hội Thi đua toàn Ngành, hướngtới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc vào cuối năm 2000. Phát động từ cơ sởcác cuộc thi về nghiệp vụ "Hoà giải viên giỏi", "Tuyên truyềnviên pháp luật giỏi", "Thi Bản Tin Tư pháp", các cuộc thi về thểdục, thể thao, hội diễn văn nghệ quần chúng ngành Tư pháp để chào mừng Đại hộithi đua các cấp.

Tổchức rút kinh nghiệm việc chỉ đạo công tác thi đua - khen thưởng trong năm qua;điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, tiêu chí chấm điểm, bình xét,đánh giá thi đua và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua - khen thưởng.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ.

1.Trên cơ sở những nội dung nêu trong Chỉ thị này và tình hình thực tiễn ởđịa phương, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp phải cụ thểhoá thành kế hoạch, nhiệm vụ công tác năm 2000 của cấp mình với tinh thần đổimới; lựa chọn một số đơn vị để xây dựng các điểm chỉ đạo, xác định một số khâuđột phá trên từng mặt công tác cụ thể nhằm đúc rút kinh nghiệm thực tế nhân radiện rộng. Các Toà án nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, phải tập trung suy nghĩ phươngthức, biện pháp triển khai thực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ, công táccủa Bộ, của Ngành. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra thực hiện; phát hiện những vướngmắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời phản ánh để Bộ điềuchỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn ở địa phương và cơ sở.

2.Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phải chủ động tổ chức triển khai thực hiện cáccông tác mà đơn vị được phân công chủ trì, phối hợp với các đơn vị hữuquan hướng dẫn các cơ quan Tư pháp địa phương, Toà án nhân dân địa phương tổchức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị này với tinhthần "Chủ động, sáng tạo, hướng về địa phương, cơ sở - vì địa phương, cơsở; chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan ở Bộ hướngdẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này ở địa bàn mình phụ trách vàbáo cáo với Lãnh đạo Bộ.

3.Chấn chỉnh công tác thông tin, báo cáo trong nội bộ Ngành để phục vụ kịp thờicho sự chỉ đạo, điều hành. Các đơn vị thuộc Bộ, các Toà án nhân dân cấp tỉnh,Sở Tư pháp phải chấp hành nghiêm túc, đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo.

Khicó văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, hoặc khi Bộ ban hành văn bản chỉđạo, hướng dẫn công tác nghiệp vụ, các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi quản lýcủa mình, có trách nhiệm kịp thời gửi đến các Toà án nhân dân cấp tỉnh, Sở Tưpháp, cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp để triển khai.

4.Các đồng chí Lãnh đạo Bộ tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, xử lý công việckịp thời trong các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, tạo điều kiệncho các đơn vị thuộc Bộ, Toà án nhân dân địa phương, cơ quan tư pháp địa phươnghoàn thành chương trình nhiệm vụ công tác năm 2000.

5.Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợptình hình tiến độ và kết quả thực hiện Chỉ thị để báo cáo Bộ trưởng.

Chỉthị này phải được quán triệt và triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức trongngành Tư pháp./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvthcctttn2000cntp362