AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 20/2002/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2002                          
chính phủ

CHỈTHỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Vềviệc tổ chức triển khai thi hành

Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

 

Ngày 02 tháng 7 năm 2002, yban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Pháp lệnhnày thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và bắt đầu có hiệu lựckể từ ngày 01 tháng 10 năm 2002. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quy địnhnhững vấn đề cơ bản về xử lý vi phạm hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranhphòng ngừa và chống vi phạm hành chính hiện nay ở nước ta. Để kịp thời tổ chứctriển khai thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi làPháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để cácquy định của Pháp lệnh phát huy hiệu lực thực tế trong đời sống xã hội, Thủ tướngChính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, cótrách nhiệm phối hợp chặt chẽ với y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chứctuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, cán bộ, công chức về Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính. Việc tuyên truyền, phổ biến về Pháp lệnh mới cần tiến hànhrộng rãi trong cả nước, đến tất cả mọi đối tượng, mọi tầng lớp dân cư trong xãhội; công tác tuyên truyền phải bảo đảm đầy đủ, chính xác và thống nhất về nộidung để mọi người hiểu đúng tinh thần các quy định của Pháp lệnh; cần chú trọngnhững nội dung trực tiếp liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ, ngành, đặc điểmcủa địa phương, đơn vị mình nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luậttrong nhân dân, cán bộ, công chức, động viên sức mạnh của quần chúng nhân dântrong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính. Ngay từ qúy IV năm 2002, cácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân cáccấp phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình và xácđịnh đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật trong những tháng cuối năm 2002 và cả năm 2003.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dụcpháp luật của Chính phủ và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục phápluật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, thống nhất việc chỉ đạovà hướng dẫn hoạt động tuyên truyền về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; cókế hoạch cụ thể về việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Pháp lệnh này ởtất cả các ngành, địa phương trong toàn quốc.

Bộ Văn hoá - Thông tin, Đài Truyền hình ViệtNam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh, truyền hình địa phương, cáccơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương và các cơ quan truyền thông, các phươngtiện thông tin đại chúng khác có trách nhiệm tập trung tuyên truyền rộng rãi vềmục đích và nội dung của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính khi Pháp lệnh cóhiệu lực, đồng thời có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền pháp luật về xử lý viphạm hành chính, góp phần để các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm biên soạn tài liệutuyên truyền, phổ biến về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm nội dungđầy đủ, thống nhất; có kế hoạch phổ biến nội dung Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính cho các tổ chức pháp chế thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương và Sở Tư phápcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Các Bộ, ngành có cơ quan, lực lượngđược giao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lývi phạm hành chính, y ban nhân dân các cấp phải khẩn trương tiếnhành sắp xếp lại bộ máy, kiện toàn về tổ chức để bảo đảm thực hiện tốt thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính được giao khi Pháp lệnh có hiệu lực nhằm bảo đảmcho việc đấu tranh chống vi phạm hành chính có hiệu quả cao.

Các Bộ, ngành có cơ quan, lực lượng được giaothẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cần kịp thời có kế hoạch tổ chức tập huấnchuyên sâu về nội dung Pháp lệnh cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xửlý vi phạm hành chính và những người có liên quan, trong đó cần chú ý nhữngchức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mới được quy định bổ sungtrong Pháp lệnh. Nội dung tập huấn chuyên sâu cần cụ thể, thiết thực, bám sátcác quy định của Pháp lệnh và gắn với phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngànhmình, kết hợp hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thihành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.

Việc tập huấn chuyên sâu phải hoàn thành trongquý IV năm 2002. Kinh phí phục vụ cho việc tập huấn do các Bộ, ngành cân đối từkhoản kinh phí được cấp hàng năm cho hoạt động thường xuyên của các Bộ, ngành.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân cáccấp phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kịp thời, đúng pháp luật các hành vi viphạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình vi phạm hành chính và báo cáo Thủtướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên kết quả xử lý vi phạm hànhchính; tăng cường xử lý vi phạm hành chính. Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từxử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu đểtrích thưởng.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phải khẩn trương tiến hành ràsoát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thihành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước vàchế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, bảo đảm tính thống nhất,đồng bộ của hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể là :

a. Trong thời gian từ nay đến hết tháng12 năm 2002, các Bộ, ngành sau đây phải hoàn thành việc soạn thảo trình Chínhphủ xem xét, ban hành các nghị định chi tiết thi hành một số nội dung của Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002:

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, BộLao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan khác soạn thảo Nghịđịnh quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính;

Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao,Bộ Tư pháp và các Bộ ngành liên quan khác soạn thảo Nghị định quy định việcquản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tụctrục xuất; Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tụchành chính; Nghị định của Chính phủ quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡngchế hành chính; các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/CP ngày 06 tháng4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế giáo dục tại xã, phường, thị trấn đốivới những người vi phạm pháp luật, Nghị định số 31/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997của Chính phủ ban hành Quy chế về quản chế hành chính, Nghị định số 32/CP ngày14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở giáo dục, Nghị địnhsố 33/CP ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế về trường giáodưỡng;

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp,Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan khác soạn thảo Nghị định củaChính phủ quy định việc quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt vi phạmhành chính;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì,phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan khác soạn thảoNghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 củaChính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh.

b. Trong thời gian từ nay đến hết qúy I năm2003, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ trì,phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức nghiên cứu việcsửa đổi, bổ sung các nghị định hiện hành của Chính phủ quy định xử phạt vi phạmhành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc phạm vi trách nhiệm củaBộ, ngành mình phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đểtrình Chính phủ xem xét, ban hành.

5. y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì,phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan khác khẩn trương soạn thảoNghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựctrật tự, an toàn đô thị để trình Chính phủ xem xét, ban hành.

6. Các Bộ, ngành có cơ quan, lực lượng có thẩmquyền xử lý vi phạm hành chính, y ban nhân dân các cấp phải chỉ đạo các cơ quan,lực lượng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ, ngành, địa phươngmình tập trung khẩn trương giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm hành chính còntồn đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các quy định củaPháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2002, các quy địnhcủa Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính phải được nghiêm chỉnh thi hành ngay.Các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được ban hành trước khi Pháplệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có hiệu lực mà không trái với quy địnhcủa Pháp lệnh này thì vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi có văn bản mới sửađổi, bổ sung hoặc thay thế.

7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm đônđốc, kiểm tra và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc sửa đổi, bổsung các nghị định hiện hành của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong các lĩnh vực quản lý nhà nước, các nghị định của Chính phủ ban hành quychế về các biện pháp xử lý hành chính khác và xây dựng các văn bản quy phạmpháp luật mới về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủnhiệm Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chínhphủ kết quả rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm phápluật để thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị này và batháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ thị./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtctkthplxlvphcn2002471