AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16-5-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16-5-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NINH THUẬN
Số: 22/2003/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2003                          
CH? TH? C?A CH? T?CH ?Y BAN NHÂN DÂN T?NH NINH THU?N

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Về việc tổ chức triển khai thực hiện

Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16-5-2003 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp

 bách bảo vệ và phát triển rừng

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 286 – 287/TTg ngày 02-5-1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng; tổ chức kiểm tra truy quét cá nhân, tổ chức phá hoại rừng, đã được các cấp các ngành quan tâm tổ chức thực hiện làm đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên nạn phá rừng, săn bắn, buôn bán động vật rừng hoang dã trái phép hiện nay vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp và nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn triệt để.

Để tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16-5-2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức đấu tranh ngăn chặn nạn phá rừng có hiệu quả để lập lại trật tự công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16-5-2003 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo tổ chức học tập tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể cán bộ công nhân viên và nhân dân các địa phương tham gia tích cực công tác quản lý bảo vệ rừng.

2. Chi cục Kiểm lâm chủ động phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng, Đài truyền hình, Báo Ninh Thuận, Hội Nông dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực phong phú đa dạng đến mọi tầng lớp nhân dân, tập trung các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền tổ chức thường xuyên liên tục lấy cao điểm từ nay đến cuối năm.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Sở Địa chính kết phối hợp để tham mưu cho UBND tỉnh lập kế hoạch quy hoạch trên cơ sở đã phân chia ba loại rừng để có cơ chế quản lý bảo vệ và phân cấp quản lý đến tận UBND các xã.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21-12-1998 của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp cho các cấp. Thực hiện Chỉ thị 178/2001/QĐ-TTg ngày 12-11-2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê khoán rừng và đất lâm nghiệp, Chỉ thị 187/1999/QĐ-TTg ngày 16-9-1999 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp và đổi mới các lâm trường quốc doanh.

Giao cho Chi cục Kiểm lâm chủ trì cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phương án củng cố kiện toàn lực lượng quản lý bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm trực tiếp làm công tác kiểm tra kiểm soát, sắp xếp bố trí các trạm hợp lý thực hiện có hiệu quả, các trạm quản lý bảo vệ rừng được bố trí quản lý rừng tận gốc theo các tiểu khu được giao, các trạm kiểm lâm được bố trí theo các cụm xã để tăng cường kiểm lâm quản lý địa bàn xã, tham mưu cho xã về công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.

4. Chi cục Kiểm lâm tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16-5-2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng.

Củng cố thành lập lại Ban chỉ đạo chống phá rừng theo tinh thần Chỉ thị 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, xây dựng phương án và thực hiện các biện pháp tổ chức kiểm tra truy quét phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung vào vùng rừng trọng điểm và các vùng giáp ranh các tỉnh, giải tỏa xử lý cương quyết các tụ điểm buôn bán tàng trữ cưa xẻ chế biến lâm sản trái phép, kể cả việc săn bắn, giết mổ động vật rừng hoang dã trái phép.

Kiểm tra truy quét xử lý cương quyết bọn lâm tặc, bọn tiếp tay bao che, bảo kê cho bọn lâm tặc phá rừng. Trong quá trình kiểm tra truy quét phát hiện lâm sản phải tổ chức thu gom, xử lý kịp thời. Kiểm tra, cưỡng chế các tổ chức, cá nhân ở bất hợp pháp trong rừng, vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và phối hợp với chính quyền các địa phương giải quyết, xử lý cương quyết đưa ra khỏi rừng giải quyết cho họ về ở nơi cư trú hợp pháp.

Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng quy chế phối hợp để thực hiện Thông tư 144/2002/TTLT-BNN&PTNT-BCA-BQP ngày 13-12-2002 trong công tác bảo vệ rừng.

Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, kịp thời thường xuyên liên tục, lực lượng đủ mạnh, trong quá trình phối hợp kiểm tra truy quét, nếu phát hiện các vụ vi phạm thì phối hợp điều tra xử lý ngăn chặn kịp thời, nghiêm minh kể cả các tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối, chống đối lực lượng làm nhiệm vụ.

5. Trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân được giao và nhận đất nhận rừng, quản lý bảo vệ rừng (gọi là Chủ rừng).

a) Với trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đến huyện và UBND các xã được phân cấp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg.

UBND huyện chỉ đạo trực tiếp UBND các xã quản lý bảo vệ rừng theo phân cấp và các ngành chức năng xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, thành lập các Ban chỉ đạo chống phá rừng, có phương án cụ thể để tăng cường công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, kiểm tra truy quét ngăn chặn xử lý cương quyết bọn lâm tặc phá hoại rừng, giải tỏa xử lý các tụ điểm mua bán, tàng trữ kinh doanh trái phép lâm sản. Cấp cơ sở phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về diện tích rừng được quản lý và phải chịu kỷ luật trước cấp trên khi để rừng bị phá.

b) Các đơn vị và tổ chức cá nhân được giao đất giao rừng, nhận khoán bảo vệ rừng phải có kế hoạch quản lý bảo vệ. Nếu để xảy ra phá rừng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan Nhà nước quản lý có thẩm quyền.

6. Với trách nhiệm của các cấp, các ngành, Chi cục Kiểm lâm, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT và các Sở ngành có liên quan, có kế hoạch chỉ đạo lực lượng ở các địa phương tham gia trực tiếp công tác bảo vệ và phát triển rừng và kiểm tra truy quét bọn lâm tặc phá hoại rừng có hiệu quả để lập lại trật tự chung trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

UBND các huyện, thị chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn nạn phá rừng có hiệu quả để lập lại trật tự chung ở từng địa phương.

Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính đảm bảo kinh phí cho các cấp các ngành tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.

Sau khi có Chỉ thị này, đề nghị Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao trách nhiệm cho Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo cho UBND tỉnh.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtctkthct122003n1652003cttcpvvtccbpcbbvvptr872