AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tăng cường thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tăng cường thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh.

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 08/1998/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 1998                          
Chỉ thị của UBND tỉnh Nghệ An số 08/1998/CT-UB ngày 9/3/1998, về việc tăng cường thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn tỉn

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

về việc tăng cường thực hiện pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh.

 

Kể từ khi Bộ luật lao động có hiệu lực (01/1995) đến nay, nhiều ngành quản lý sản xuất kinh doanh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều cố gắng để thực hiện Bộ luật lao động. Các ngành chức năng đã tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ luật lao động, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật lao động.

Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại, đó là:

Việc ký kết hợp đồng lao động và lập sổ lao động tiến độ còn chậm, một số đơn vị chưa ký ước lao động tập thể, việc thành lập Hội đồng hòa giải cơ sở chưa được thực hiện một cách tích cực. Một số đơn vị đã thực hiện nhưng lại chưa đăng ký tại cơ quan lao động - TBXH.

Việc xây dựng nội quy lao động và vấn đề kỷ luật lao động còn nhiều thiếu sót, chưa đúng với các văn bản pháp luật lao động quy định.

Còn tình trạng nợ tiền BHXH, gây khó khăn cho việc thực hiện các chế độ đối với người lao động.

Việc điều tra báo cáo, thống kê tai nạn lao động không đúng với quy định hiện hành, một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, tai nạn chết người cơ sở còn khai báo chậm, việc xử lý chưa nghiêm minh, vì thế tình hình tai nạn diễn biến có xu hướng tăng lên trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Việc đăng ký cấp phép các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa đúng với quy định tại khoản 2 điều 96 Bộ luật lao động và Thông tư 22/LĐTBXH ngày 08/11/1996 của Bộ lao động - TBXH.

Nhiều cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh và cấp thẻ an toàn cho người lao động như quy định tại Thông tư 08/LĐTBXH và Thông tư 23/LĐTBXH của Bộ lao động TBXH.

Công tác tự kiểm tra ở các cơ sở còn thực hiện theo hình thức chiếu lệ và không đúng định kỳ quy định.

Việc thực hiện các chế độ đối với người lao động như chế độ trang bị cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động nữ chưa thống nhất, chưa đúng với quy định hiện hành của pháp luật lao động.

Xuất phát từ tình hình trên, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã Giám đốc các ngành quản lý sản xuất kinh doanh và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên thực hiện ngay một số điểm sau đây:

1. Phải rà soát lại việc ký hợp đồng với người lao động, thỏa ước lao động tập thể và thành lập hội đồng hòa giải cơ sở. Nơi nào chưa tiến hành phải khẩn trương hoàn thành trong năm 1998 và phải đăng ký với Sở lao động TBXH.

2. Phải xây dựng nội quy lao động theo đúng điều 83 của Bộ luật lao động và kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ. Các đơn vị còn nợ tiền BHXH phải nộp đầy đủ cho cơ quan BHXH để giải quyết các chế độ liên quan đối với người lao động.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động làm cho người lao động phải nghỉ việc từ 1 ngày trở lên đều phải khai báo thôngs kê và báo cáo với Sở lao động TBXH theo Quyết định số 45/LB ngày 20/3/1982 của Liên bộ lao động - Y tế - Tổng công đoàn Việt Nam và Thông tư 23/TT-LĐTBXH ngày 18/11/1996 của Bộ lao động YBXH.

4. Tất cả các thiết bị, máy, vật tư, các chất có yeue cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải được khai báo, đăng ký và kiểm tra theo Khoản 2 điều 96 Bộ luật lao động và hướng dẫn của Thông tư 22/TT-LĐTBXH ngày 8/11/1996 của Bộ lao động TBXH.

5. Người sử dụng lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo đúng Thông tư 08/LĐTBXH và Thông tư 23/LĐTBXH, sau khi huấn luyện phải kiểm tra sát hạch và cấp thẻ an toàn. Định kỳ từ 3 tháng đến 6 tháng các cơ sở phải tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, hàng năm các ngành quản lý sản xuất kinh doanh phải tổ chức kiểm tra để uốn nắn các cơ sở.

6. Người sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các chế độ trang bị cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động nữ cho người lao động theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

7. Các hành vi vi phạm pháp luật lao động phải được phát hiện kịp thời và xử phạt hành chính theo Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ; nếu có dấu hiệu hình sự phải được xử lý theo luật hình sự.

Nhận được chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Giám đốc các Sở, ban, ngành liên quan và các đơn vị sản xuất kinh doanh tổ chức triển khai đến các cơ sở thuộc quyền quản lý cuả mình và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 30/6/1998./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtcthplltbt400