AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Thuộc tính

Lược đồ

Download

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 32/2005/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2005                          

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật


Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật được triển khai từ năm 2004, bước đầu đã đạt được một số kết quả, góp phần tích cực trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, nâng cao chất lượng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những nhược điểm: văn bản quy phạm pháp luật trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước và ở nhiều địa phương chưa được các Bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý; chưa phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng các địa phương ban hành văn bản về xử lý vi phạm hành chính, về ưu đãi, khuyến khích đầu tư, về thưởng thuế nhập khẩu trái pháp luật vì lợi ích cục bộ địa phương; còn xảy ra phổ biến hiện tượng ghi số, ký hiệu của quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt vào thể thức của văn bản quy phạm pháp luật và ngược lại, gây nên sự nhầm lẫn về tính chất pháp lý của văn bản; một số công văn hành chính có chứa quy phạm pháp luật chưa được phát hiện, xử lý; có biểu hiện né tránh, chậm trễ trong việc xử lý văn bản trái pháp luật đã được kiểm tra, phát hiện... Nguyên nhân của tình trạng trên là: một số Bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; việc gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chưa được kịp thời và chưa đúng pháp luật; đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra văn bản chậm được kiện toàn, thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kinh phí, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; việc đầu tư xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản chưa được chú trọng; pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện.

Để tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đủ công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất để làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được giao, chậm nhất đến quý IV năm 2006 hình thành được đội ngũ công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức và cộng tác viên kiểm tra văn bản của tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các địa phương;

b) Bố trí kinh phí, trang thiết bị làm việc và các điều kiện đảm bảo khác cho công tác kiểm tra; huy động các nguồn lực, kể cả nguồn tài trợ của các dự án hợp tác quốc tế để xây dựng và từng bước tin học hoá hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành, địa phương;

c) Tổ chức công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền; xử lý kịp thời và đúng quy định của pháp luật đối với các văn bản có nội dung trái pháp luật đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra, xử lý; kịp thời kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế những quy định trong các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra;

d) Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan có thể thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực và địa bàn có nhiều bức xúc;

đ) Sáu tháng và hàng năm, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới báo cáo Chủ tịch Hội đồng. nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Chỉ thị này;

e) Từ nay đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2006, các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực pháp luật trong các ngành, lĩnh vực quy định tại Phụ lục II của Chỉ thị này. Việc kiểm tra các văn bản quy định tại Phụ lục II của Chỉ thị này phải hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra, xử lý trước ngày 15 tháng 7 năm 2006.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ soạn thảo, ban hành trong năm 2006 văn bản liên tịch hướng dẫn cụ thể quy trình kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương kịp thời, có hiệu quả và theo quy trình chặt chẽ, thống nhất;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng ''Đề án tăng cường năng lực trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật'', trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý I năm 2006;

c) Đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm tra văn bản, về xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ việc kiểm tra văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức và cộng tác viên làm công tác kiểm tra văn bản thuộc tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các địa phương;

d) Tổ chức thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương;

đ) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để nắm bắt kịp thời thông tin về văn bản có nội dung trái pháp luật và kết quả xử lý.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo và kiểm tra việc kiện toàn tổ chức, biên chế công chức làm công tác pháp chế, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở các tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.

4. Bộ trưởng Bộ Công an:

Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành ''Quyết định về quy trình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước'' trong quý II năm 2006.

5. Bộ trưởng Bộ Tài chính:

Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí đảm bản cho việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo đúng quy định của pháp luật; trang bị các điều kiện vật chất cần thiết cho công tác kiểm tra văn bản, trong đó có kinh phí để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

6. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tử pháp trong việc tìm và huy động các nguồn hỗ trợ, tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngơàỉ để thực hiện Đề án tăng cường năng lực trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạrn pháp luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

7. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kịp thời xem xét hồ sơ kiến nghị xử lý văn bản trái pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng quyết định;

b) Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật dơ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; tổng hợp kịp thời thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các phương tiện thông tin đại chúng và cá nhân về những nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không phù hợp với quy định của luật, pháp lệnh vâ văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc với tình hình phảt triển kinh tế - xã hội của đất nước để báo cáo, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tưởng Chính phủ.

8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình ban hành văn bản ở địa phương;

b) Kịp thời xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thần quyền xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương ban hành;

c) Đề cao kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; không được căn cứ vào tính đặc thù của địa phương mà ban hành văn bản trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

9. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh mới, các Bộ, ngành, địa phương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý./.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Đã ký)
 
 
Phan Văn Khải


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtcctktxlvbqppl482