AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH BẮC NINH
Số: 04/2001/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2001                          
CHỉ THị

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm tỉnh Bắc Ninh

Trongnhững năm qua, công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở tỉnh tađược các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Việc quản lý chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm đãtừng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, do các điều kiện về địa lý, tỉnh Bắc Ninhlà thị trường tiêu thụ các loại hàng hoá thực phẩm có nguồn gốc đa dạng sảnxuất từ các tỉnh bạn không có đăng ký chất lượng hoặc thực phẩm nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc như hoa quả, trứng gà, vịt, bia, rượu, bánh kẹo ...) làhàng nhập lậu không qua kiểm dịch. Vì vậy, hàng năm vẫn còn nhiều trường hợpngộ độc thức ăn và các bệnh đường tiêu hoá có liên quan đến ăn uống, đã có trườnghợp tử vong do ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công táctuyên truyền giáo dục chưa sâu sắc và kịp thời, sự phối kết hợp giữa các banngành, các địa phương chưa chặt chẽ. Một số cơ sở sản xuất chế biến kinh doanhlương thực, thực phẩm chưa tự giác thực hiện các quy định của Nhà nước về chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm của các ngànhchức năng còn chưa đồng bộ và thiếu kiên quyết.

Đểkhắc phục những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm, nhằm bảo vệ sức khoẻ lâu dài của nhân dân. Thực hiện Chỉ thị số08/1999/CT-TTg ngày 15/04/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường côngtác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1.Hàngnăm tổ chức "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm"để huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thểtrong tỉnh tích cực tham gia vào công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòngchống ngộ độc thức ăn và các dịch bệnh do ăn uống gây ra, từng bước lập lại kỷcương trong lĩnh vực sản xuất, chế biến kinh doanh lương thực, thực phẩm.

Thờiđiểm tổ chức "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm"do Sở Y tế đề xuất theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị08/1999/CT-TTg về việc tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm.

2.Tráchnhiệm của các Sở, ban, ngành:

2.1.Các cơ quan Sở Văn hoá - Thông tin, Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh truyền hình,thường xuyên tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh trong "Tháng hành động vì chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm". Tổ chức các hình thức tuyên truyền thích hợp đểgiáo dục hướng dẫn nhân dân về vệ sinh ăn uống, vệ sinh chế biến thực phẩm,cách phòng ngộ độc thức ăn và dịch bệnh do ăn uống gây ra.

2.2.Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, hướng dẫn "Tháng hànhđộng vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" để triển khai trong toàntỉnh. Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan: Công an tỉnh, Sở Thươngmại-Du lịch, Sở Khoa học-Công nghệ-Môi trường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểmtra điều kiện đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sảnxuất kinh doanh lương thực thực phẩm, dịch vụ ăn uống, xử lý nghiêm các trườnghợp vi phạm pháp luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phốihợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành liên quan tổ chức tốtviệc giáo dục và tuyên truyền chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phươngtiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền khác.

Cótrách nhiệm theo dõi kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện Chỉ thị của UBNDtỉnh. Tổ chức sơ kết công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và"Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" hàng năm,tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTgTrung ương.

2.3.Sở Thương mại-Du lịch có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị, cá nhân sản xuất kinhdoanh thực hiện nghiêm các qui định về chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toànthực phẩm. Phối hợp với Sở Y tế có kế hoạch thanh kiểm tra xử lý việc buôn bán,lưu thông hàng thực phẩm và các loại hàng hoá có liên quan đến đảm bảo an toànsức khoẻ cho nhân dân.

2.4.Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn kết hợp với Sở Khoa học-Công nghệ-Môi trườngtổ chức phổ biến sâu rộng yêu cầu và các quy trình sử dụng hoá chất bảo vệ thựcvật, thuốc chuyên ngành, phân bón hoá học tới người sử dụng để đảm bảo an toànsức khoẻ cho người tiêu dùng. Tổ chức quy hoạch các lò giết mổ gia súc theo quiđịnh tiêu chuẩn vệ sinh.

2.5.Sở Khoa học-Công nghệ-Môi trường chủ trì cùng các ban ngành liên quan xây dựngvà ban hành các qui định, quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường ở những vùngsản xuất thực phẩm, nông sản, thủy sản, xác định những vùng sản xuất lương thựcthực phẩm không an toàn vì vấn đề môi trường bị ô nhiễm quá giới hạn cho phépvà đề xuất hướng khắc phục đối với những vùng này.

2.6.Sở Giáo dục-Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với ngành y tế tuyên truyền côngtác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học. Tổ chức kiểm tra chấn chỉnhcác cơ sở chế biến thực phẩm trong các trường mẫu giáo, bếp ăn tập thể của cáctrường học.

2.7.Sở Tài chính-Vật giá có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Y tếđảm bảo kinh phí cho hoạt động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hỗtrợ kinh phí nâng cấp trang thiết bị kiểm tra kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm.

2.8.Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an các cấp thường xuyên phối hợp với Ngànhy tế và các ngành chức năng khác trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các chủcơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 củaChính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị trong việc lấn chiếm vỉahè, lòng đường làm nơi buôn bán, kinh doanh thực phẩm. Phối hợp với các ngànhliên quan xử lý các vụ làm thực phẩm giả gây hậu quả nghiêm trọng.

3-Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thị xã:

3.1.Tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm tới toàn thể nhân dân và các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanhlương thực, thực phẩm trên địa bàn. Hướng dẫn nhân dân vệ sinh ăn uống, vệ sinhchế biến lương thực, thực phẩm, cách phòng ngộ độc thức ăn và các dịch bệnh doăn uống gây ra.

3.2.Chỉ đạo Trung tâm y tế huyện - thị xã chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quantổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh lương thựcthực phẩm trên địa bàn. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về chất lượngvệ sinh an toàn thực phẩm.

3.3.Xã hội hoá các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Huy động sựtham gia của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể quầnchúng tham gia hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngăn chặn kịpthời các vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức cánhân sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Căncứ vào Chỉ thị này, các Sở, ban ngành, UBND các huyện - thị xã xây dựng kếhoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm của đơn vị mình theo quy định của Nhà nước.

Giámđốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện-thị xã có tráchnhiệm phối hợp với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Tỉnh đoànthanh niên và các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân để tổ chức triển khaithực hiện chiến dịch "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm" hàng năm./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtcctbvsattptbn451