AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 08/1999/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 1999                          
CHỉ THị của Thủ tướng Chính phủ số08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 về việctăng cường eông tác bo đm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinhan toàn thực phẩm

 

Việcbảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có tác động trực tiếp, thườngxuyên đối với sức khỏe mỗi người dân, ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dântộc. Sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng và vệ sinh, thực phẩm có dư lượnghóa chất bảo vệ thực phẩm vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép, trước mắt có thểgây ngộ độc và các bệnh tiêu hóa cấp tính cho người sử dụng, nghiêm trọng hơnthì dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, về lâu dài sẽ tích lũy dần các độc tốtrong cơ thể để sau mới phát ra các bệnh nguy hiểm hay gây dị tật, dị dạng chocác thế hệ tiếp theo.

Trongnhững năm qua, các Bộ, ngành và địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệuquả chưa làm tốt chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh, dịch vụ ăn uống. Đây lànguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thiệt hại không chỉ về tính mạng, sức khỏe vàkinh tế của từng người hoặc từng gia đình, mà còn ảnh bưởng đến sức lao độngcủa toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín hàng hóa và dịch vụ, làm giảm khảnăng tiêu thụ thực phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu trong nước.

Bảovệ nòi giống và sức khỏe lâu dài của nhân dân trong cộng đồng các dân tộc là sựnghiệp chung và là trách nhiệm của toàn dân, đặc biệt là của các cấp chínhquyền. Để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý về chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm,kinh doanh dịch vụ ăn uống, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

I.Từ năm 1999 hàng năm tổ chức "Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm để huy động toàn thể nhân dân, các cấp chính quyền địa phương,các Bộ, các cơ quan tham gia vào việc tích cực phòng, chống ngộ độc thức ăn,bệnh dịch do ăn uống và lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất thựcphẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Thời điểm tổ chức "Tháng hành động vìchất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm" do Bộ Y tế đề xuất sau khi căn cứ cácyếu tố dự báo dịch tễ học liên quan đến sự phát sinh, phát triển các dịch bệnhvà ngộ độc thức ăn.

II.Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó trách nhiệm thực hiện thường xuyên các việc sau:

l.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm tới từng cơ sở và cá nhân sản xuất thực phẩm, kinh doanhdịch vụ ăn uống trên địa bàn; huy động các phương tiện thông tin đại chúng vàcác hình thức tuyên truyền thích hợp để giáo dục, hướng dẫn nhân dân về vệ sinhăn uống, vệ sinh chế biến thực phẩm, cách phòng ngộ độc thức ăn và dịch bệnh doăn uống gây ra.

2.Chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp liên ngànhthanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm củacác cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh, dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các viphạm pháp luật về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Xãhội hóa các hoạt động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Bằng nhiều hìnhthức huy động lực lượng của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội,đoàn thể quần chúng tham gia hoạt động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩmtại địa phương, đồng thời tạo các điều kiện để người tiêu dùng phát huy tinhthần tự bảo vệ mình, tham gia với các cơ quan y tế trong phát hiện và đấu tranhkịp thời các vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức,cá nhân sản xuất thực phẩm, kinh doanh, dịch vụ ăn uống.

III.Trách nhiệm củacác Bộ, ngành:

l.Bộ Y tế có trách nhiệm:

a)Là đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội trongviệc chỉ đạo triển khai thực hiện và duy trì các kết quả hoạt động của thánghành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm". Hướng dẫn xây dựng kếhoạch hành động, tổ chức kiểm tra và tuyên truyền, giáo dục về chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm. Chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả lên Thủ,tướng Chính phủ.

b)Chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với các cơquan quản lý chất lượng của các Bộ, ngành có liên quan triển khai việc kiểm travà thanh tra chuyên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quyđịnh của pháp luật.

c)Chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hành động hàngnăm và 5 năm về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Kế hoạch và kinhphí hàng năm của hoạt động này được bổ sung vào nhiệm vụ thường xuyên hàng nămcủa Bộ Y tế. Trước mắt cần tập trung làmngay các việc:

Phốihợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức việcgiáo dục và tuyên truyền vệ sinh thực phẩm trong các trường học, trên các phươngtiện truyền hình, đài phát thanh, sách báo.

Phốihợp với Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ, ngành liênquan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý về chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phốihợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan khẩn trươnghoàn thành đề án tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm tại Bộ Y tế tại các Bộ, ngành có liên quan và ở địa phương trình Thủ tướngChính phủ.

2. BộVăn hóa - Thông tin chỉ đạo các cơ quan truyền thông có trách nhiệm dành thời lượngthông tin thích đáng trên các phương tiện thông tin đại chúng cho việc phổbiến, giáo dục pháp luật và kiến thức liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toànthực phẩm.

3.Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các cấp thường xuyên phối hợp với ngành ytế và các ngành chức năng khác trong việc kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các chủcơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống vi phạm Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5năm 1995 về "đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị" trong việclấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, kinh doanh thực phẩm; phối hợpvới Bộ, ngành có liên quan điều tra xử lý các vụ làm thực phẩm giả gây hậu quảnghiêm trọng.

4. BộThương mại chỉ đạo các cơ quan quản lý thị trường chủ động và phối hợp vớingành y tế kiểm tra, xử lý việc bán, lưu thông các thực phẩm giả không bảo đảmvề vệ sinh an toàn thực phẩm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyđịnh về bao bì, nhãn hiệu thực phẩm.

5. BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản kết hợp với Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường tổ chức phổ biến sâu rộng yêu cầu và các quy trình sử dụnghóa chất bảo vệ thực vật, thuốc chuyên ngành, phân bón hóa học tới người sửdụng để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

6.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ - trì cùng các Bộ liên quan khẩn trươngxây dựng và ban hành các quy định, quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường ởnhững vùng sản xuất thực phẩm, nông sản, thủy sản; xác định các vùng sản xuấtthực phẩm, lương thực không an toàn vì vấn đề môi trường bị ô nhiễm quá giớihạn cho phép và có hướng khắc phục đối với những vùng này.

7.Các Bộ có hệ thống y tế ngành phải chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc phối hợpchặt chẽ với cơ quan y tế địa phương trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở ănuống trong các đơn vị trực thuộc Bộ, đồng thời hưởng ứng và tham gia triển khai"Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm".

8. CácBộ chủ quản của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chỉ đạo các cơ sở nàythực hiện nghiêm túc các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

9.Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế bảo đảm kinh phí cho hoạtđộng bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương và các địa phương,đặc biệt kinh phí hỗ trợ cho việc nâng cấp trang thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệmchất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương và địa phương.

Phốihợp với Bộ Y tế xây dựng, ban hành quy địnhvề việc thu phí và lệ phí trong các hoạt động cấp đăng ký, chứng nhận, giámđịnh kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

l0.Căn cứ vào Chỉ thị này và kế hoạch về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm của Bộ Y tế, các Bộ, ngành, địa phươngcác cấp xây dựng kế hoạch và kinh phí cho công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinhan toàn thực phẩm của dơn vị mình theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Bộtrưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cótrách nhiệm phối hợp với các cơ quan của Đảng, yban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội, đoàn thể để tổ chức triển khaithực hiện chiến dịch "Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thựcphẩm"./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtcctbclvsattp426