AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy định ban hành kèm theo Quyết định số 698/QĐUB ngày 30/5/1997.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy định ban hành kèm theo Quyết định số 698/QĐUB ngày 30/5/1997.

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH VĨNH PHÚ
Số: 29/1997/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 1997                          
UBND Tỉnh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHÚ THỌ

Về việc tăng cường chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc

thực hiện quy định ban hành kèm theo Quyết định số 698/QĐUB ngày 30/5/1997.

 

Trong nhiều năm qua, năng suất lúa và sản lượng lương thực bình quân toàn tỉnh đạt thấp. Ngoài các nguyên ngân hạn chế năng suất, sản lượng như: Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thuỷ lợi,...khả năng thâm canh... thì yếu tố giống có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề tạo ra năng suất và sản lượng cao.

Để có cơ chế, chính sách thoả đáng cho công tác giống cây lương thực, UBND tỉnh đã ban hành quy định một số điểm về quản lý giống cây lương thực, phần thực hiện Nghị định số 07/CP ngày 05/2/1997 của Chính phủ và Thông tư số 02/NN-KNKL-TT ngày 1/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tỉnh cũng đã có các quyết định số 439/QĐUB, số 440/QĐUB ngày 7/4/1997 quy định một số chính sách quan trọng để đảm bảo thực hiện được chương trình giống cây lương thực.

Sau khi có các quy định nói trên, các ngành, các đơn vị cấp tỉnh đã khẩn trương, tích cực thực hiện nghiêm túc, đã bố trí đủ vốn, cung ứng đủ giống theo kế hoạch cho các huyện, thành, thị để thực hiện chương trình cấp I hoá giống lúa trong vụ chiêm xuân 1997-1998 và vụ mùa 1998.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, hầu hết các địa phương trong tỉnh chưa chú trọng, chưa thấy tầm quan trọng và thực hiện chưa nghiêm túc chủ trương, các biện pháp của tỉnh về chương trình cấp I hoá giống lúa nói riêng và chương trình giống cây lương thực nói chung. Mặt khác, việc lãnh đạo, chỉ đạo của hầu hết các huyện, thành, thị trong khâu quản lý, điều hành, kiểm tra trong việc tổ chức nhân giống còn buông lỏng, tuỳ tiện, chung chung, mang tính phong trào, hình thức, thiếu cụ thể, thiếu sâu sát và còn nhiều lúng túng. Giống lúa nguyên chủng đã được giao đến từng hộ nhưng chưa được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ, các hộ chưa biết giao giống cấp I cho ai? Ai quản lý. Cơ chế trợ giá, trợ cước, điều hành, phân phối, mua bán, trao đổi hầu hết nông dân vẫn chưa hiểu vì chưa được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi và tổ chức thực hiện cụ thể.

Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của UBND tỉnh về quản lý giống, chính sách hỗ trợ giống và để thực hiện bằng được chương trình cấp I hoá giống lúa. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1)- Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị khẩn trương và tăng cường chỉ đạo, điều hành, nắm lại các hộ nhân giống lúa cấp I từ giống nguyên chủng trong vụ này, hướng dẫn, kiểm tra việc nghiệm thu, chọn giống, quản lý, bảo quản, cung ứng (trao đổi) cho những nơi, những hộ không có giống cấp I theo cơ chế và chính sách hiện hành, kiên quyết đưa giống lúa cấp I đến tất cả các hộ nhằm đưa diện tích cấp I hoá tối đa ngay trong vụ chiêm xuân tới. Lượng giống lúa cấp I đưa vào cung ứng, điều hoà phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng, kịp thời vụ theo nông lịch. Số còn lại nên quản lý việc trao đổi trước giữa các nơi, các hộ và hướng dẫn bảo quản tốt để sử dụng cho vụ mùa 1998.

2)- Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra, bàn bạc với UBND các huyện, thị làm chưa tốt. Đồng thời nắm chắc lượng giống sản xuất từ giống nguyên chủng của từng huyện (huyện phải nắm chắc đến từng xã, xã phải nắm chắc đến từng hộ); trong đó nắm chắc số sẽ đưa vào sử dụng trong vụ chiêm xuân tới, số còn lại đưa vào sử dụng trong vụ mùa 1998 và đề xuất với UBND tỉnh về việc nhân thêm giống cấp I trong vụ chiêm xuân tới để đảm bảo đủ giống cấp I cho vụ mùa 1999.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành, thị phối hợp với các đoàn thể nhân dân, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị này. Tăng cường kiểm tra, uốn nắn các biểu hiện thiếu trách nhiệm và tiêu cực trong phân phối, điều hoà, thực hiện chính sách hỗ trợ giống, không để tổn thất, lãng phí, mất, kém phẩm chất lúa giống. Tổ chức, cá nhân, kinh doanh dịch vụ giống, nếu vi phạm các quy định, chính sách hỗ trợ giống phải được xử lý kịp thời.

Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ số 32/CT-UB ngày 8 tháng 10 năm 1997 về việc tăng cường phòng trừ chuột hại, bảo vệ cây trồng.

Mấy năm gần đây, đặc biệt là năm 1996 và 1997, chuột gây hại trên các loại cây trồng có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc kể cả diện tích và mức độ. Riêng ở Phú Thọ diện tích bị chuột gây hại năm 1996 khoảng 4000 ha, 9 tháng đầu năm 1997 đã là 5949 ha trong đó 585 ha bị thiệt hại nặng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là mật độ các loài động vật: Chim cú, mèo, rắn, trăn giảm nghiêm trọng do bị săn bắt để xuất khẩu hay làm thức ăn đặc sản. Việc chỉ đạo phòng trừ chuột ở các địa phương tiến hành chưa thường xuyên, liên tục, phong trào chưa rộng khắp, thiếu biện pháp cương quyết và chỉ đạo cụ thể. Mặt khác, việc thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng đã tạo ra nguồn thức ăn liên tục, kích thích chuột sinh sản phát triển.

Để hạn chế thiệt hại do chuột gây nên và ngăn ngừa thảm hoạ dịch chuột đối với sản xuất và đời sống trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị các cấp, các ngành:

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ và môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở, UBND các huyện, thành, thị phát động phong trào phòng trừ, diệt chuột trên địa bàn toàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh phải thường xuyên, nắm chắc diễn biến mật độ chuột hại trên đồng ruộng chỉ đạo các đợt phòng trừ tập trung trên địa bàn toàn tỉnh, hướng dẫn nông dân các biện pháp tổng hợp phòng trừ chuột có hiệu quả.

2. UBND các huyện, thành, thị chỉ dạo các ban, ngành của huyện và các xã tổ chức triển khai thường xuyên các đợt diệt chuột tập trung đến tận các thôn, xóm. Đồng thời có biện pháp chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát các đối tượng săn bắt, buôn bán mèo, trăn, rắn, chim cú, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3. Chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, cấm mọi đối tượng săn bắt, buôn bán các loại động vật: Mèo, trăn, rắn, chim cú, đồng thời cấm các nhà hàng kinh doanh các mặt hàng này. Công an tỉnh, Chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá thông tin và thể thao, các đoàn thể nhân dân: Tỉnh đoàn thanh niên, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ tổ chức tuyên truyền, phổ biến về đặc điểm sinh học của chuột và các biện pháp tổng hợp phòng trừ chuột, phương pháp sử dụng thuốc, hoá chất cho nhân dân để việc phòng trừ, diệt chuột đạt hiệu quả cao, tránh gây ngộ độc thuốc diệt chuột cho người và gia súc.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh vào ngày 05 hàng tháng

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvtccktccvthqbhktqs698n3051997708