AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định quản lý và xử lý tài sản khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 156/1999/QĐ-UB ngày 22/12/1999 của UBND tỉnh Nghệ An.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định quản lý và xử lý tài sản khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 156/1999/QĐ-UB ngày 22/12/1999 của UBND tỉnh Nghệ An.

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 80/2000/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2000                          
quyết định của UBND tỉnh Nghệ An số 80/2000/QĐ-UB ngày 04/10/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định qun lý và xử lý tài sn khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sn được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết đ

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định quản lý và xử lý tài sản khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 156/1999/QĐ-UB ngày 22/12/1999 của UBND tỉnh Nghệ An.

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND vàUBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành " Quy chế quản lý và xửa lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước" và Quyết định số 29/2000/QĐ-BTC ngày 27/2/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sử đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998.

Trên cơ sở đề nghị của các ngành và kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 234 TB-UB ngày 20/9/2000 của UBND tỉnh về giải pháp tăng thu ngân sách quý IV năm 2000 và những năm tiếp theo.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá tại Tờ trình số: 1262/2000/TT-TCVG ngày 03/10/2000.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Sửa đôỉ, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 156/1999 QĐ-UB ngày 22/12/1999 của UBND tỉnh Nghệ An như sau:

  1. Thay thế Khoản 16.1-Điều 16 bằng khoản mới như sau:
  2. Từ ngày 01/1/2000, toàn bộ các khoản thu từ việc xử lý và tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống buôn lâụ và chống chặt phá rừng, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép do các cơ quan thuộc tỉnh và các cơ quan Trung ương có thẩm quyền ra quyết định tịch thu, xử phạt được Bộ Tài chính uỷ quyền cho sở Tài chính - Vật giá tiếp nhận và xử lý tài sản tịch thu và tiền phạt sau khi đã trừ đi các chi phí và trích lập quỹ chống các hành vi sản xuất kinh doanh trái pháp luật theo chế độ hiện hành; số tiền còn lại (coi như 100%) được trích 1% cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, 1% cho Sở Tài chính-Vật giá và 1% cho Văn phòng UBND tỉnh để các cơ quan này bù đắp chi phí hoạt động, mua sắm trang thiết bị cần thiết và để động viên khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước; Công tác chống buôn lậu và chống chặt phá rừng, vận chuyển kinh doanh lâm sản trái phép.

    Cuối năm, các khoản tiền trên được ghi thu, ghi chi ngân sách tỉnh.

    - Số tiền còn lại nộp vào ngân sách tỉnh được xử lý và sử dụng theo quy định tại Quyết định số 1766/1998 QĐ-BTC ngày 07/12/1998; các Thông tư số 09 BTC ngày 20/1/1998; Thông tư số 47/1998 TT-BTC ngày 09/4/1998; Công văn số 5712 TCCS-TC ngày 12/11/1999 của Bộ Tài chính ; Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Nông nghiệp & PTNT số 102/1999 TT-LT-BTC-BNN & PTNT ngày 21/8/1999.

  3. Thay thế điều 17 bằng điều 17 mới như sau:

Điều 17 mới: Để việc thanh toán chi phí phục vụ cho việc tịch thu, quản lý vả lý tài sản sung quỹ Nhà nước được chủ động, kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, nay quy định mức tối đa đượcthanh toán chi phí phục vụ tịch thu, quản lý và xử lý cho từng vụ việc.

(Bao gồm mọi chi phí thuê mướn nhân lực, phương tiện, kho tàng ... nếu thực sự cần thiết và thực tế có phát sinh) như sau:

1. Đối với các vụ việc tịch thu tài sản hoặc vừa tịch thu tài sản, vùa xử phạt bằng tiền thì mức chi phí tối đa cho một vụ việc là:

1.1. Tịch thu lâm sản trong rừng phải canh giữ và thuê bốc xếp, chuyên chở ra kho bãi tập trung; mức chi phí tối đa bằng 12% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.2. Tịch thu lâm sản trên sông, phải thuê kéo trục vớt lên bờ để bảo vệ; mức chi phí tối đa bằng 9% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.3. Tịch thu lâm sản trên đường bộ, cách xa kho bãi tập trung của Hạt hoặc Trạm kiểm soát từ 3km trở lên; mức chi phí tối đa bằng 7% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.4. Tịch thu lâm sản trên đường bộ cách kho bãi tập trung gỗ dưới 3km; mức chi phí tối đa bằng 6% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.5. Riêng đội Kiểm lâm cơ động được cộng thêm 3% cho mỗi mức thanh toán trên.

1.6. Tài sản tịch thu do bắt phạt tàu thuyền chở hàng lậu ngoài biển:

a) Đối với vụ việc do lực lượng chống buôn lậu trong tỉnh bắt, phạt, tịch thu mức chi phí tối đa bằng 20% tổng giá trị tài sản thực bán.

b) Đối với vụ việc do lực lượng chống buôn lậu TW bắt giữ được bàn giao lại cho lực lượng địa phương xử lý; mức chi phí tối đa bằng 25% tổng giá trị tài sản thực bán. Khi bàn giao giữa 2 lực lượng chống buôn lậu của TW và địa phương, phải có biên bản bàn giao tài sản và các hồ sơ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

1.7. Tài sản tịch thu do bắt phạt tàu thuyền chở hàng buôn lậu trên sông, mức chi phí tối đa bằng 9% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.8. Tài sản tịch thu trên bộ (trừ lâm sản), cách kho bảo quản từ 10km trở lên; mức chi phí tối đa bằng 7% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.9. Tài sản tịch thu trên bộ (trừ lâm sản), cách kho bảo quản dưới 10km, xe có động cơ do vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước mức chi phí tối đa bằng 6% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.10. Đối với tài sản sung quỹ Nhà nước do cơ quan thi hành án các cấp ra quyết định thi hành án và các tài sản có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền khác ra quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước đối với các vật chứng trong quá trình điều tra, truy tố theo Điều 58 Bộ Luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt nam; Mức chi phí tối đa bằng 10% tổng giá trị tài sản thực bán.

1.11. Các mức chi phí tối đa theo tỷ lệ % trên tổng giá trị tài sản thực bán nói trên không áp dụng cho trường hợp tài sản tịch thu là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tiền Việt nam và ngoại tệ (UBND tỉnh sẽ xem xét quyết định từng vụ việc cụ thể trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính-Vật giá).

2. Đối với các vụ việc chỉ xử phạt bằng tiền thì mức chi phí tối đa được giải quyết cho một vụ việc là:

2.1. Kiểm tra, bắt phạt các vụ trên biển, mức chi phí 10% tổng số tiền phạt đã thực nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (cho cả trường hợp tàu kiểm tra đuổi bắt thuộc lực lượng trong và ngoài tỉnh).

2.2. Kiểm tra, bắt phạt trên sông: mức chi phí tối đa bằng 7% tổng số tiền phạt đã thực nộp vào kho bạc Nhà nước tỉnh,

2.3. Kiểm tra, bắt phạt trong các trường hợp khác, mức chi phí tối đa bằng 5% số tiền phạt đã nộp vào kho bạc Nhà nước tỉnh.

3. Thủ trưởng đơn vị dự toán có phát sinh thanh toán chi phí phải trực tiếp kiểm tra để quyết định duyệt chi trên chứng từ theo từng khoản chi cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ do mình ký duyệt (không được uỷ quyền cho các chức danh khác ký duyệt). Trường hợp một vụ việc do nhiều đơn vị cùngtham gia điều tra, bắt phạt, tịch thu tài sản thì thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chính phải trực tiếp ký duyệt chứng từ chi để thanh toán cho các đơn vị liên quan trong phạm vi mức chi phí tối đa theo tỷ lệ % của từng vụ việc. Các đơn vị phải tập hồ sơ, chứng từ của từng vụ việc, từng lô tài sản về các nội dung định giá, bán đấu giá, bán chỉ định, nộp tiền bán hàng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Tài chính mở tại Kho bạc, tờ trình xin duyệt chi phí (nói rõ tình trạng, địa điểm tịch thu, biện pháp xử lý từng vụ việc) chứng từ chi phí và bản kê cụ thể chưngd từ chi phí theo mẫu do Sở Tài chính-Vật giá quy định (đơn vị được giao nhiệm vụ chính phải tập hợp hồ sơ, chứng từ của các đơn vị cùng tham gia xử lý vụ việc)để báo cáo cơ quan Tài chính thẩm định duyệt cấp tiề nchi phí và tiền trích lập quỹ chống buôn lậu và gian lận thương mại, quỹ chống chặt phá rừng theo quy định hiện hành.

Các đơn vị phải mở đầy đủ sổ sách, chứng từ, tài khoản ở Kho bạc để quản lý chi phí và quỹ phòng chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Nghiêm cấm dùng các nguồn kinh phí này chi sai chế độ Nhà nước và chi cho việc khác không đúng quy định.

4. Sở Tài chính-Vật giá căn cứ vào chế độ hiện hành và hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị để xem xét mức, cấp kinh phí cụ thể cho từng vụ việc, nhưng tối đa không được vượt quá mức chi theo tỷ lệ % đã quy định trên tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng các khoản kinh phí trên.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2000. Riêng những vụ việc có quyết định xử lý trước ngày 01/9/2000 vẫn áp dụng theo điều 17 của Quyết định số 156/1999 QĐ-UB ngày 22/12/1999 của UBND tỉnh Nghệ An.

Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvsbsmscqqlvxltskcqttsqnnvtsxlqshnnbhktqs1561999n22121999cutna1502