AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

Thuộc tính

Lược đồ

QUỐC HỘI
Số: 51/2001/QH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2001                          

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI

Vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

 

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 và Điều 147 của Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29 tháng 6năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 về việc thành lập y ban dự thảosửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992;

Xét đề nghị của y ban dự thảosửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992,

 

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung Lời nói đầu và một số điều của Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992:

1. Sửa đổi, bổ sung đoạn cuối của Lời nói đầu như sau:

"Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởngHồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện phát huy truyền thống yêu nước, đoànkết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đườnglối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước,nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sựnghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

2. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 2

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công vàphối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp."

3. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 3

Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủvề mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, cóđiều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích củaTổ quốc và của nhân dân."

4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 8

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phảitôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân,lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chốngtham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền."

5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 9

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chínhtrị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội,tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xãhội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên làcơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoànkết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân,tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảovệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ,nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quannhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.

Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổchức thành viên hoạt động có hiệu quả."

6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 15

Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơsở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phầnvới các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữutoàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữutập thể là nền tảng."

7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 16

Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm chodân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần củanhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thànhphần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ,kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mởrộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.

Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quantrọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhânthuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghềmà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnhtranh theo pháp luật.

Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bướchoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa."

8. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 19

Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất làtrong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tếtập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân."

9. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 21

Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân đượcchọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, khôngbị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dânsinh.

Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển."

10. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 25

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoàiđầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật vàthông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và cácquyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài không bị quốc hữu hóa.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước".

11. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 30

Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trịcủa nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trongnhân dân.

Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa. Nghiêmcấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủtục."

12. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 35

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề,năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lêngóp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc."

13. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 36

Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dânvề mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên,quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục gồm giáodục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sauđại học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển các hình thứctrường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích cácnguồn đầu tư khác.

Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm pháttriển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khókhăn.

Các đoàn thể nhân dân trước hết là Đoàn thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùngnhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng."

14. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 37

Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàngđầu.

Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học,công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến; phát triểnđồng bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học và côngnghệ của thế giới nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối,chính sách và pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nângcao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế;góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia."

15. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 59

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.

Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiềuhình thức.

Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạođiều kiện học tập để phát triển tài năng.

Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyếttật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghềphù hợp."

16. Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 75

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận củacộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người ViệtNam định cư ở nước ngoài.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người ViệtNam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệgắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước."

17. Các điểm 4, 5, 7 và 13 Điều 84 được sửa đổi, bổsung như sau:

"4- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốcgia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phêchuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứthuế;"

"5- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôngiáo của Nhà nước;"

"7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, PhóChủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên y ban Thườngvụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ vềviệc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viênkhác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viênHội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ cácchức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;"

"13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại;phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩnhoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghịcủa Chủ tịch nước;"

18. Điểm 9 Điều 91 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"9- Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được,quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báocáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;"

19. Các điểm 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 103 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chínhphủ;"

"6- Căn cứ vào nghị quyết của ủy ban Thường vụQuốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩncấp; trong trường hợp y ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, ban bốtình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;"

"7- Đề nghị y ban Thườngvụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnhđược thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyếttán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hộiquyết định tại kỳ họp gần nhất;"

"9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp caotrong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm, cấp nhà nướctrong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giảithưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước;"

"10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền củaViệt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàmphán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tếđã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trườnghợp cần trình Quốc hội quyết định;"

20. Điểm 8 Điều 112 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàmphán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, trừ trường hợp quy định tại điểm 10 Điều 103; đàm phán, ký, phê duyệt, gianhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợiích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nướcngoài;"

21. Điểm 2 Điều 114 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộvà các cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chínhphủ;"

22. Điều 116 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 116

Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịutrách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cảnước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sởtheo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của y ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủtịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, cácthành viên khác của Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việcthi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơsở."

23. Điều 137 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 137

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tốvà kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểmsát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trongphạm vi trách nhiệm do luật định."

24. Điều 140 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 140

Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịutrách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn củađại biểu Hội đồng nhân dân."

Điều 2

Bãi bỏ điểm 8 Điều 91; điểm 9 được chuyển thành điểm8, điểm 10 được chuyển thành điểm 9, điểm 11 được chuyển thành điểm 10, điểm 12được chuyển thành điểm 11 Điều 91.

Điều 3

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày công bố.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvsbsmschpnchxhcnvnn1992494