AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã.

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 11/2002/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2002                          
Chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệvà Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;

Căn cứ Luật Bảo vệmôi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Pháp lệnhBảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989;

Căn cứ Pháp lệnh vềký kết và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 20 tháng 8 năm 1998;

Căn cứ Công ước vềbuôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CONVENTION ONINTERNATIONAL TRADE IN ENDANGERED SPECIES OF WILD FAUNA AND FLORA - viết tắt làCITES);

Để bảo tồn và thựchiện thương mại bền vững đối với các loài động vật, thực vật hoang dã phù hợpquy định của Công ước CITES và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam;

Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định chitiết việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật củacác loài động vật, thực vật hoang dã theo quy định của Công ước CITES và phápluật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Trong Nghị định này các từ ngữdưới đây được hiểu như sau:

1. Loài: baogồm một loài hoặc một loài phụ hay một quần thể động vật, thực vật cách biệt vềmặt địa lý.

2. Loài lai: là kếtquả của việc giao phối hay cấy ghép hai loài hoặc hai loài phụ động vật haythực vật với nhau.

3. Loài quý hiếm: lànhững loài động vật, thực vật hoang dã được quy định trong danh mục của Nghịđịnh số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) và những văn bản pháp luật khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

4. Động vật hoang dãthông thường: là những loài động vật chỉ bao gồm các loài côn trùng, bòsát, lưỡng cư, chim, thú không được quy định trong các Phụ lục của Công ướcCITES, Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 và không bị quy định cấmhoặc hạn chế khai thác, sử dụng trong các văn bản pháp luật khác của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Mẫu vật: là độngvật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết hoặc một bộ phận hay dẫn xuất củachúng hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã.

6. Xuất khẩu, nhậpkhẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển các loài động vật, thực vật hoang dã vìmục đích thương mại: là việc đưa mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoangdã qua biên giới hoặc lãnh hải nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mụcđích thu lợi dưới dạng tiền mặt, hàng hoá, trao đổi, cung cấp dịch vụ, các dạngsử dụng khác hoặc lợi ích kinh tế khác.

7. Xuất khẩumẫu vật: là việc đưa mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã ra khỏilãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Tái xuất khẩu mẫuvật: là việc xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã trướcđây đã được nhập khẩu hợp pháp vào lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

9. Nhập khẩu mẫu vật:là việc đưa mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã vào lãnh thổ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

10. Nhập nội từ biển:là việc đưa vào lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mẫu vậtcủa các loài được quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES được khai tháctừ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

11. Vận chuyển quácảnh: là việc vận chuyển hay chuyển tải mẫu vật của các loài động vật, thực vậthoang dã đặt dưới sự kiểm soát của hải quan qua lãnh thổ nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam đến một nước thứ ba.

12. Cảng xuất khẩu,cảng nhập khẩu: là cảng hàng không, cảng biển hay cửa khẩu đường bộ, đường sắtcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chỉ định để xuất khẩu hoặcnhập khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã.

13. Môi trường có kiểmsoát: là môi trường có sự quản lý của con người nhằm mục đích tạo ra những loàithuần chủng hoặc tạo ra những cây lai, con lai có chọn lọc. Môi trường phải córanh giới rõ ràng để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán của động vật, trứnghay giao tử ra ngoài hoặc vào trong môi trường được quản lý.

14. Trại nuôi sinhsản: là nơi nuôi giữ các loài động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp từ thiênnhiên để lấy sản phẩm được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.

15. Cơ sở trồng cấynhân tạo: là nơi trồng, cấy từ hạt, hợp tử, mầm hoặc ghép cành hay cáccách nhân giống khác trong môi trường có kiểm soát các loài thực vật hoang dã đượckhai thác hợp pháp từ tự nhiên.

16. Thế hệ F0, F1, F2:

a) F0 là động vậtsống, trứng hay giao tử được khai thác từ thiên nhiên hoặc là con sinh ra trongmôi trường có kiểm soát nhưng là kết quả của việc giao phối trong tự nhiên;

b) F1 là kết quả sinhsản của các cá thể bị bắt ngoài tự nhiên (F0) được nuôi trong môi trường cókiểm soát. Kết quả sinh sản của một cá thể (F) bất kỳ phối giống với một cá thểF0 trong môi trường có kiểm soát được coi là (F1);

c) F2 là kết quả củaviệc sinh sản của cặp bố - mẹ (F1) được nuôi và giao phối trong môi trường cókiểm soát.

17. Phụ lục của Công ướcCITES bao gồm:

a) Phụ lục I: là danhmục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng và bị nghiêmcấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển vì mục đích thươngmại;

b) Phụ lục II: là danhmục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưngcó thể dẫn đến tuyệt chủng nếu như việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vànhập nội từ biển vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát;

c) Phụ lục III: làdanh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên thựchiện kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển yêucầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhậpkhẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.

Danh mục các loài độngvật, thực vật hoang dã quy định trong Phụ lục I, II Công ước CITES có thể đượcsửa đổi thông qua Hội nghị các nước thành viên hai năm họp một lần.

18. Tài sản cá nhân:là những mẫu vật thuộc sở hữu cá nhân, được sử dụng không vì mục đích thươngmại. Mẫu vật của các loài được khai thác bất hợp pháp mà pháp luật Việt Namnghiêm cấm khai thác, sử dụng thì không được coi là tài sản cá nhân.

19. Mẫu vật tiền công ước:là mẫu vật được quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES có được một cáchhợp pháp trước ngày 20 tháng 4 năm 1994 là ngày nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam gia nhập Công ước CITES. Mẫu vật tiền Công ước phải đăng ký với Cơquan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

20. Quốc gia thànhviên: là quốc gia mà Công ước CITES đã có hiệu lực tại quốc gia đó.

21. Quốc gia không làthành viên: là quốc gia mà Công ước CITES chưa có hiệu lực tại quốc gia đó.

 

Chương II

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MẪU VẬT CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT,

THỰC VẬT HOANG DÃ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC CỦACÔNG ƯỚC CITES

Điều 3.

1. Cấm xuất khẩu, nhậpkhẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển vì mục đích thương mại mẫu vật của cácloài động vật, thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục I của Công ướcCITES.

2. Việc xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật của các loài động vật,thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục I của Công ước CITES chỉ đượcthực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Không vì mục đíchthương mại;

b) Phù hợp với phápluật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Có giấy phép xuấtkhẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển do Cơ quan thẩm quyền quảnlý CITES Việt Nam cấp.

3. Việc cấp giấy phépxuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật của các loàiđộng vật, thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục I của Công ước CITES vàđiểm c khoản 2 Điều này được thực hiện khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

a) Xuất khẩu:

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng việc xuất khẩu không ảnh hưởng đến sự tồntại bền vững của loài đó trong thiên nhiên;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam công nhận giấy phép nhập khẩu các mẫu vật đó do Cơ quanthẩm quyền quản lý CITES nước nhập khẩu cấp trước đó;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật đó được khai thác hợp pháp theo luậtcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bịtốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.

b) Nhập khẩu:

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật được nhập khẩu vào Việt Nam không ảnhhưởng đến sự tồn tại bền vững của loài đó và các loài khác hiện có trong thiênnhiên;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam thừa nhận những mẫu vật được nhập khẩu vào Việt Nam theođúng các quy định của Công ước CITES;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam thừa nhận những mẫu vật đó không được sử dụng vì mụcđích thương mại;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận tổ chức, cá nhân nhận mẫu vật có đủ điều kiệnvề chuồng trại và các điều kiện khác để giữ và chăm sóc mẫu vật sống.

c) Tái xuất khẩu:

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam công nhận mẫu vật đó đã được nhập khẩu hợp pháp vào ViệtNam;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bịtốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.

d) Nhập nội từ biển:

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật được nhập nội vào lãnh thổ nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của loàiđó và các loài khác hiện có trong thiên nhiên;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác định những mẫu vật đó không được sử dụng vì mục đíchthương mại.

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận tổ chức, cá nhân nhận mẫu vật có đủ điều kiệnvề chuồng trại và các điều kiện khác để giữ và chăm sóc mẫu vật sống.

Điều 4.

1. Việc xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật của các loài động vật,thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục II của Công ước CITES chỉ đượcthực hiện khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từbiển do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.

2. Việc cấp giấy phépxuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật của các loàiđộng vật, thực vật hoang dã được quy định Phụ lục II của Công ước CITES vàkhoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

a) Xuất khẩu:

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng việc xuất khẩu không ảnh hưởng đến sự tồntại bền vững của loài đó trong thiên nhiên;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật được khai thác hợp pháp theo luật nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bịtốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.

b) Nhập khẩu:

Có giấy phép xuất khẩucủa Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES của nước xuất khẩu cấp;

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng việc nhập khẩu các loài này vào Việt Namkhông ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của loài đó và các loài khác hiện cótrong thiên nhiên;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bịtốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.

c) Tái xuất:

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật được nhập khẩu vào Việt Nam theo đúngcác quy định của Công ước CITES và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bịtốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, gây thương tích đối với mẫu vật.

d) Nhập nội từ biển:

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng việc nhập nội không ảnh hưởng đến sự tồntại bền vững của các loài đó và các loài khác hiện có trong thiên nhiên;

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bịtốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.

Điều 5.

1. Việc xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã, đượcquy định trong Phụ lục III của Công ước CITES do Việt Nam đề xuất chỉ được thực hiện khi có giấy phép xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp hoặccó giấy chứng chỉ do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp nếu là loàikhông do Việt Nam đề xuất vào Phụ lục III.

2. Việc cấp giấy phép,giấy chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật của các loài độngvật, thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục III của Công ước CITES vàkhoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

a) Xuất khẩu:

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật đó được khai thác hợp pháp theo luật nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam xác nhận việc vận chuyển mẫu vật sống phải được chuẩn bịtốt để bảo đảm giảm tối đa những nguy hiểm, thương tích đối với mẫu vật.

b) Nhập khẩu:

Có giấy phép xuất khẩudo Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES của nước xuất khẩu cấp nếu xuất khẩu từ nướcđã đề nghị đưa loài đó vào Phụ lục III của Công ước CITES hoặc giấy chứng chỉ,chứng nhận nguồn gốc nếu xuất khẩu từ nước không đề nghị đưa loài đó vào Phụlục III của Công ước CITES.

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng việc nhập khẩu các loài này vào Việt Namkhông ảnh hưởng đến sự tồn tại bền vững của loài đó và các loài khác hiện cótrong thiên nhiên.

c) Tái xuất khẩu: Cơquan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật đó đã được nhập khẩuhợp pháp vào Việt Nam.

 

Chương III

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MẪU VẬT CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT,

THỰC VẬT HOANG DÃ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÁC PHỤ LỤC

CỦA CÔNG ƯỚC CITES CÓ NGUỒN GỐC DO NUÔI SINH SẢN

HOẶC TRỒNG CẤY NHÂN TẠO

Điều 6.

1. Việc xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã đượcquy định trong các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc gây nuôi sinh sảnhoặc trồng cấy nhân tạo chỉ được thực hiện khi có giấy phép xuất khẩu, nhậpkhẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.

2. Được phép xuấtkhẩu, nhập khẩu vì mục đích thương mại mẫu vật của các loài động vật, thực vậthoang dã được quy định trong Phụ lục I của Công ước CITES có nguồn gốc gây nuôisinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo từ thế hệ (F2) tại các trại nuôi sinh sản hoặccơ sở trồng cấy nhân tạo.

3. Trong hoạt động gâynuôi sinh sản hoặc hoạt động trồng cấy nhân tạo các loài được quy định trongPhụ lục I của Công ước CITES, các tập đoàn giống bố, mẹ phải có xác nhận vàphải được quản lý để duy trì lâu dài khả năng tạo ra thế hệ liên tiếp.

4. Trại nuôi sinh sảnhoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật được quy định trongPhụ lục I của Công ước CITES phải đăng ký với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITESViệt Nam.

Điều 7.

1. Được phép xuấtkhẩu, nhập khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã được quy địnhtrong Phụ lục II, III của Công ước CITES có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặctrồng cấy nhân tạo từ thế hệ F1 tại các trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấynhân tạo.

2. Trại nuôi sinh sảnvà cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật được quy định trong Phụlục II, III của Công ước CITES phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh đượccơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam ủy quyền.

 

Chương IV

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MẪU VẬT CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT,

THỰC VẬT HOANG DÃ QUÝ, HIẾM THEO QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Điều 8.

1. Cấm xuất khẩu vìmục đích thương mại mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếmđược pháp luật Việt Nam quy định là nghiêm cấm khai thác, sử dụng mặcdù không được quy định trong Phụ lục I của Công ước CITES. Trong trường hợp cụthể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc xuất khẩukhông vì mục đích thương mại mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dãquý, hiếm quy định tại khoản này.

2. Được phép xuất khẩumẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm nói tại khoản 1 Điều này,có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo từ thế hệ F2 tại cáctrại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký với Cơ quan thẩmquyền quản lý CITES Việt Nam.

Điều 9. Mẫu vật của các loài động vật,thực vật hoang dã quý, hiếm là đối tượng hạn chế khai thác, sử dụng theo quyđịnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không được quyđịnh trong các Phụ lục của Công ước CITES, khi xuất khẩu, nhập khẩu phải cógiấy chứng chỉ xuất khẩu hoặc giấy chứng chỉ nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam cấp.

Điều 10. Mẫu vật của các loài động vật,thực vật hoang dã có ở Việt Nam, mà pháp luật Việt Nam cho phép khai thác, sửdụng, hoặc hạn chế khai thác, sử dụng nhưng được quy định trong các Phụ lục củaCông ước CITES khi xuất khẩu phải tuân theo các quy định của Công ước CITES.

 

Chương V

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU MẪU VẬT

CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG

Điều 11.

1. Việc xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật hoang dã thông thường cónguồn gốc khai thác hợp pháp chỉ được thực hiện nếu có giấy chứng chỉ xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.

2. Việc cấp giấy chứngchỉ xuất khẩu, nhập khẩu và tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật hoangdã thông thường quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủnhững điều kiện sau:

a) Xuất khẩu:

Cơ quan thẩm quyềnkhoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng việc xuất khẩu không ảnh hưởng đến sự tồntại bền vững của những loài đó trong thiên nhiên.

Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam thừa nhận mẫu vật được khai thác hợp pháp theo luật nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Nhập khẩu: cơ quanthẩm quyền khoa học CITES Việt Nam tư vấn rằng việc nhập các mẫu vật này khôngảnh hưởng tới sự tồn tại bền vững của loài đó và các loài khác hiện có trongthiên nhiên;

c) Tái xuất khẩu: Cơquan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thừa nhận những mẫu vật đó được nhậpkhẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Điều 12. Việc xuất khẩu mẫu vật của cácloài động vật hoang dã thông thường có nguồn gốc gây nuôi sinh sản tại các trạinuôi sinh sản đã đăng ký với Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh được khuyến khích vàkhông hạn chế số lượng.

 

Chương VI

CƠ QUAN THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM

Điều 13. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụvà quyền hạn sau đây:

1. Đại diện cho Chínhphủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia Hội nghị các nước thànhviên.

2. Quan hệ với Ban thưký CITES, các nước thành viên, các Tổ chức quốc tế để tổ chức thực hiện Công ướcCITES tại Việt Nam.

3. Báo cáo thường kỳhàng năm và báo cáo định kỳ 2 năm về việc thực hiện Công ước theo quy định củaCông ước CITES, gửi cho các cơ quan có liên quan của Việt Nam và Ban Thư kýCITES.

4. Chủ trì, phối hợpvới các cơ quan hữu quan để thực thi Công ước CITES tại Việt Nam, bao gồm cáccông việc sau đây:

a) Soạn thảo để trìnhChính phủ hoặc các Bộ, ngành hữu quan ban hành theo thẩm quyền các quy định vềxuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã;

b) Biên soạn các tàiliệu tuyên truyền nâng cao nhận thức về Công ước CITES cho cộng đồng;

c) Tham khảo ý kiếncác cơ quan hữu quan trong việc chỉ định hoặc thay đổi các cảng xuất khẩu, cảngnhập khẩu các loài động vật, thực vật hoang dã theo quy định của Công ướcCITES;

d) Thực hiện thanh traviệc xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã tại cáccửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không;

đ) Định kỳ công bốdanh mục các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định trong các Phụ lụccủa Công ước CITES được bổ sung sau Hội nghị các nước thành viên 2 năm họp mộtlần;

e) Xem xét, cấp và thuhồi giấy phép, giấy chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu hoặc nhập nộitừ biển mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã theo quy định hiệnhành và thu lệ phí cấp phép. Phối hợp cùng Bộ Thuỷ sản trong việc xét, cấp giấyphép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu hoặc nhập nội từ biển mẫu vật của cácloài động vật, thực vật hoang dã sống ở môi trường nước được quy định trong cácPhụ lục của Công ước CITES;

g) Trong trường hợp cầnthiết, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ đánh dấu mẫu vật được phépxuất khẩu, nhập khẩu;

h) Hướng dẫn, giámsát, thanh tra và kiểm tra các trại nuôi sinh sản động vật và cơ sở trồng cấynhân tạo thực vật vì mục đích thương mại;

i) Uỷ quyền cho cơquan kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký trại nuôi sinh sản và cơ sở trồngcấy nhân tạo đối với các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định trongPhụ lục II, III của Công ước CITES và các loài động vật hoang dã thông thường;

k) Tiến hành làm thủtục đăng ký với Ban thư ký CITES quốc tế các trại nuôi sinh sản và cơ sở trồngcấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Icủa Công ước CITES đủ điều kiện do Công ước quy định và trình hạn mức xuất khẩucủa các trại đó;

l) Xây dựng 3 Trungtâm cứu hộ động vật hoang dã ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tại Hà Nội, Đà Nẵng vàthành phố Hồ Chí Minh;

m) Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, công an, hải quan, biên phòng,thuế, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật, thanh trachuyên ngành thú y để phối hợp thanh tra, kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩuđộng vật, thực vật hoang dã theo đúng quy định của Công ước CITES và pháp luậtViệt Nam;

n) Thành lập Văn phòngCITES Việt Nam tại Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Văn phòng có chức năng thường trực cho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES ViệtNam.

5. Trách nhiệm của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES ViệtNam:

a) Phối hợp với Cơquan thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam đề nghị sửa đổi danh mục các loài độngvật, thực vật quý hiếm của Việt Nam để đưa vào các Phụ lục của Công ước CITES;

b) Cùng với Cơ quanthẩm quyền khoa học CITES Việt Nam xác định hạn mức xuất khẩu hàng năm cho cáctrại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vậthoang dã đã được đăng ký;

c) Xây dựng chi tiếtquy định tiêu chuẩn kỹ thuật các trại nuôi sinh sản và cơ sở trồng cấy nhântạo, quy định việc đánh dấu mẫu vật, quy định về vận chuyển động vật sống.

 

Chương VII

CƠ QUAN THẨM QUYỀN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM

Điều 14. Viện Sinh thái và Tài nguyênsinh vật thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Trung tâmnghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học quốc gia Hà Nội là hai Cơquan thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ sau:

1. Tư vấn về khoa họccho Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam về:

a) Thực trạng phân bố,mức độ quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật, thực vật hoang dãcũng như mức độ đe doạ sự tồn tại của chúng trong thiên nhiên để đề xuất số lượngcho phép xuất khẩu hàng năm vì mục đích thương mại;

b) Quy định điều kiệnvận chuyển động vật sống;

c) Xây dựng tiêu chuẩnkỹ thuật của các trại nuôi sinh sản và cơ sở trồng cấy nhân tạo;

d) Việc cấp giấy phép,cấp giấy chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫuvật của các loài được quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES;

đ) Xác định mẫu vật,định loại mẫu vật, thuật ngữ khoa học;

e) Việc xây dựng Trungtâm cứu hộ và chọn sinh cảnh thả các loài động vật hoang dã bị thu giữ trongquá trình kiểm tra, kiểm soát;

g) Điều kiện chuồngtrại và các điều kiện chăm sóc những mẫu vật của các loài động vật, thực vậthoang dã được quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES để được phép nhậpkhẩu hay nhập nội từ biển.

2. Tham dự các cuộchọp do Ban Thư ký CITES mời.

3. Soạn thảo các tàiliệu khoa học và chuẩn bị các đề xuất cùng Cơ quan thẩm quyền quản lý CITESViệt Nam gửi Ban thư ký CITES để bổ sung hoặcchuyển hạng các loài trong Phụ lục I, II của Công ước CITES tại Hội nghị củacác nước thành viên. Chuẩn bị các tài liệu khoa học để Cơ quan thẩm quyền quảnlý CITES Việt Nam gửi Ban thư ký CITES về việc đưa một loài nào đó vào Phụ lụcIII hoặc đề nghị rút một loài nào đó ra khỏi Phụ lục III của Công ước CITES khithấy cần thiết.

4. Xây dựng và in ấncác tài liệu về nhận dạng các loài động vật, thực vật hoang dã của Việt Nam đượcquy định trong các Phụ lục của Công ước CITES.

 

Chương VIII

CẤP GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG CHỈ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 15. Việc xuất khẩu, nhập khẩu, táixuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dãchỉ được thực hiện khi có giấy phép hoặc chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu do Cơquan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.

Điều 16. Mỗi lô hàng xuất khẩu, nhậpkhẩu phải có riêng một bản gốc giấy phép hay bản gốc giấy chứng chỉ kèm theo.Phải xuất trình giấy phép, giấy chứng chỉ khi xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật hoặckhi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Điều 17.

1. Giấy phép và giấychứng chỉ phải có đầy đủ các thông tin về mẫu vật được phép xuất khẩu, nhậpkhẩu. Trên giấy phép CITES phải dán tem CITES có ký hiệu riêng cho Việt Nam doBan thư ký CITES cấp.

2. Giấy phép CITES đượcin theo mẫu thống nhất và chỉ áp dụng đối với các loài được quy định trong cácPhụ lục của Công ước CITES. Trong trường hợp mẫu vật của các loài động vật,thực vật không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES được cấp giấy chứng chỉ doViệt Nam quy định.

3. Mẫu giấy phépCITES, mẫu giấy chứng chỉ, chữ ký của người được chỉ định ký trên giấy phép vàdấu đóng trên giấy phép được đăng ký để Ban thư ký CITES thông báo cho tất cảcác nước thành viên.

4. Giấy phép và giấychứng chỉ xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Namcấp có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày cấp và thời hạnkhông quá 1 năm đối với giấy phép, giấy chứng chỉ nhập khẩu.

5. Giấy phép, giấychứng chỉ đã được cấp không còn giá trị khi bị sửa chữa, tẩy xoá, quá hạn, sangnhượng, là bản sao hoặc không do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.Các giấy phép, giấy chứng chỉ cấp không phù hợp với quy định của pháp luật tạinước xuất khẩu, nhập khẩu thì không có giá trị tại Việt Nam.

Điều 18.

1. Tổ chức, cá nhânyêu cầu cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫuvật của các loài động vật thực vật hoang dã phải đáp ứng đủ các điều kiệnsau: 

a) Có giấy phép đăngký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng động vật, thực vật hoang dã do cơquan có thẩm quyền cấp;

b) Có mã số thuế xuấtkhẩu, nhập khẩu đã được đăng ký với cơ quan hải quan;

c) Có bản gốc hợp đồnggiao kết giữa tổ chức, cá nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

d) Giấy chứng nhậnđộng vật, thực vật hoang dã có nguồn gốc gây nuôi, nhân giống nhân tạo hoặcgiấy phép khai thác theo quy định của pháp luật;

đ) Biên bản kiểm trasố lượng động vật sinh sản tại trại nuôi, số lượng thực vật được gây trồngtrong các cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc biên bản xác nhận về số lượng và chủngloại theo giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp;

e) Trình bản gốc biênlai thu thuế tài nguyên (đối với các loài động vật, thực vật hoang dã khai tháctừ tự nhiên);

g) Trong trường hợpkhông phải là đơn vị được cấp giấy phép khai thác trực tiếp phải trình bản gốchợp đồng giao kết giữa tổ chức, cá nhân trong nước với nhau.

2. Tổ chức, cá nhânkhi tham gia xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vậtcác loài động vật, thực vật hoang dã không vì mục đích thương mại phải có giấytờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.

3. Việc vận chuyển mẫuvật sống phải phù hợp với những quy định hiện hành về vận chuyển của Hiệp hộihàng không quốc tế và các quy định về vận tải của Công ước CITES.

Điều 19. Thủ tục cấp phép được quy địnhnhư sau:

1. Hồ sơ yêu cầu cấpphép bao gồm:

a) Đơn yêu cầu cấpgiấy phép gửi Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam theo mẫu thống nhất;

b) Các giấy tờ hợp lệcủa lô hàng theo quy định tại Điều 18. Chủ lô hàng phải chịu trách nhiệm vềtính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ đó.

2. Tổ chức, cá nhân đượccấp giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạnkhông quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhânyêu cầu cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việccấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối phải gửi văn bản thông báo lý do cho tổchức, cá nhân gửi đơn yêu cầu cấp giấy phép.

Điều 20.

1. Được phép xuấtkhẩu, nhập khẩu và tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật đượcquy định trong các Phụ lục của Công ước CITES từ Việt Nam đến một nước khôngphải là thành viên Công ước CITES khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

a) Giấy phép và giấychứng chỉ của các nước chưa là thành viên phải có tên, dấu và chữ ký của các cơquan tương đương với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES được Chính phủ nước đóchỉ định;

b) Định loại chính xácloài theo tiêu chí của Công ước;

c) Chứng nhận xuất xứhoặc giấy giải thích việc không có chứng nhận xuất xứ do cơ quan tương đươngvới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES được Chính phủ nước đó chỉ định;

d) Nếu xuất khẩu mẫuvật các loài thuộc Phụ lục I và II, cơ quan khoa học tương đương với Cơ quanthẩm quyền khoa học CITES do Chính phủ nước đó chỉ định cấp giấy chứng nhận xácnhận việc khai thác những mẫu vật đó là hợp pháp và không ảnh hưởng xấu cho sựtồn tại của loài đó trong thiên nhiên;

đ) Nếu tái xuất từ nướckhông phải thành viên Công ước CITES, cơ quan tương đương với Cơ quan thẩmquyền quản lý CITES được Chính phủ nước đó chỉ định chứng nhận việc nhập khẩuvào nước đó được thực hiện không trái với các quy định của Công ước;

e) Khi xuất khẩu mẫuvật sống từ các nước không phải thành viên Công ước CITES thì việc vận chuyểnphải được chuẩn bị tốt để giảm thiểu tối đa những nguy hiểm hay thương tích đốivới mẫu vật sống.

2. Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam công nhận cơ quan thẩm quyền tương đương nếu các cơ quannày đã thông báo với Ban thư ký CITES hoặc sau khi tham vấn với Ban Thư kýCITES.

3. Được phép nhập khẩucác loài động vật, thực vật được quy định trong các Phụ lục của Công ước CITESdo gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo ở các nước không là thành viên saukhi tham vấn với Ban Thư ký CITES.

4. Được phép nhập khẩucác loài thuộc Phụ lục I của Công ước CITES vì mục đích bảo tồn hay bảo vệ loàiđó sau khi tham vấn với Ban thư ký CITES.

Điều 21. Cơ quan thẩm quyền quản lýCITES Việt Nam không cấp phép nhập khẩu các mẫu vật vào Việt Nam nếu xét thấycác mẫu vật nhập khẩu có tiềm ẩn các yếu tố gây bệnh hoặc phát triển có hại chothiên nhiên Việt Nam hoặc gây ảnh hưởng xấu cho các hoạt động kinh tế của ViệtNam.

Điều 22. Cơ quan thẩm quyền quản lýCITES Việt Nam thực hiện việc thu hồi giấy phép, giấy chứng chỉ nếu:

1. Giấy phép được cấpdựa trên những thông tin sai lệch do tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp phép cungcấp.

2. Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam nhận được những thông tin mới về những hành vi vi phạmCông ước CITES hoặc những quy định khác liên quan tới nhập khẩu, xuất khẩu, táixuất khẩu, hay nhập nội từ biển của tổ chức, cá nhân được cấp phép.

3. Tổ chức, cá nhân đượccấp phép phải gửi trả giấy phép, giấy chứng chỉ chưa sử dụng cho Cơ quan thẩmquyền quản lý CITES trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày hết hạn ghitrên giấy phép hoặc giấy chứng chỉ.

Điều 23.

1. Tổ chức, cá nhânxin cấp giấy phép có trách nhiệm cung cấp, bổ sung đầy đủ các thông tin về lôhàng xin cấp phép khi Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam yêu cầu.

2. Tổ chức, cá nhân đượccấp phép phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi tự sang nhượng, tự sửa chữa,tẩy xoá hoặc thêm bớt các chi tiết ghi trong giấy phép.

3. Ngoài lệ phí cấpphép quy định tại khoản 2 Điều 19, trong trường hợp cần thiết, tổ chức, cá nhânyêu cầu cấp phép còn phải trả chi phí giám định hoặc định loại mẫu vật.

4.Tổ chức, cá nhân đượccấp phép khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật,thực vật hoang dã còn phải thực hiện đúng các quy định tại các văn bản phápluật hiện hành khác có liên quan đến xuất khẩu,nhập khẩu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 24.

1. Cơ quan thẩm quyềnquản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu chocác mẫu vật tiền Công ước, các mẫu vật là tài sản cá nhân khi tổ chức, cá nhânyêu cầu cấp phép cung cấp đầy đủ tài liệu chứng minh tính hợp pháp của mẫu vậtđó.

2. Việc xuất khẩu,nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã vìmục đích khoa học, tặng, triển lãm và biểu diễn xiếc do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn quyết định.

Điều 25. Trong quá trình vận chuyển mẫuvật quá cảnh phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp kèm theo lô hàng. Nếu lô hàng làđộng vật sống phải tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 18.

 

Chương IX

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 26. Cơ quan kiểm lâm, hải quan, côngan, bộ đội biên phòng, thuế, quản lý thị trường, kiểm dịch động vật, kiểm dịchthực vật, kiểm dịch thuỷ sản, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình có tráchnhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối vớicác hành vi săn bắt, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật, thực vậthoang dã.

Điều 27.

1.Việc lưu giữ độngvật sống trong khi chờ quyết định xử lý phải đảm bảo an toàn cho người và chămsóc chu đáo cho động vật.

2. Các mẫu vật bị tịchthu mà cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị dịch bệnh hoặc có mầm mống gây dịchbệnh thì tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ được tiến hành theo các quy định hiện hành củapháp luật.

3. Xử lý mẫu vật bịtịch thu:

a) Mẫu vật bị tịch thucó nguồn gốc trong nước được xử lý theo Điều 27 của Nghị định số 77/CP ngày 29tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcquản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

b) Mẫu vật bị tịch thucó nguồn gốc nước ngoài được gửi trả lại nước xuất xứ. Mọi chi phí do cá nhânhoặc tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp hoặc nước nhận lại mẫu vật chịu.Trường hợp nước có nguồn gốc xuất xứ không nhận thì việc xử lý được áp dụng nhưmẫu vật có nguồn gốc trong nước.

Điều 28. Tổ chức, cá nhân vi phạm cácquy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xửphạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hànhcủa pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Tổ chức, cá nhân cóhành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản bịxử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 77/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lýlâm sản.

2. Cá nhân có hành vivi phạm mà mức độ gây thiệt hại vượt quá mức độ tối đa thuộc phạm vi xử phạt viphạm hành chính về khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua bán trái phép thực vật,động vật hoang dã quý hiếm hoặc thông thường (có nguồn gốc từ tự nhiên), thì bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ Luật Hình sự của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân viphạm các quy định về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên thì bị xửphạt hành chính theo Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Tổ chức, cá nhân viphạm các quy định về khai thác, vận chuyển, kinh doanh các loài động, thực vậtthuộc danh mục do Bộ Thuỷ sản quản lý thì bị xử lý theo Pháp lệnh Bảo vệ vàPhát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25 tháng 4 năm 1989 và theo Nghị định số48/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

5. Tổ chức, cá nhân viphạm các quy định về thủ tục hải quan thì bị xử lý hành chính theo Nghị định số54/CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực hải quan.

6. Tổ chức, cá nhân viphạm các quy định trong lĩnh vực thương mại về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyểnhàng hoá bị xử lý hành chính theo Nghị định số 01/CP ngày 03 tháng 01 năm 1996của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

7. Tổ chức, cá nhân viphạm các quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì bị xử phạt hành chínhtheo Nghị định số 78/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 29.

1. Tổ chức, cá nhân cóquyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hànhchính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khicó căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái với các quy định của Nghịđịnh này, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Công dân có quyềntố cáo với cơ quan và người có thẩm quyền về hành vi trái với các quy định tạiNghị định này của bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gâythiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dânvà của tổ chức.

3. Việc giải quyết cáckhiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo ngày02 tháng 12 năm 1998.

 

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thi hành Nghị địnhnày, định kỳ báo cáo Chính phủ và thông báo cho các ngành hữu quan việc thựchiện Công ước CITES.

Điều 31. Nghị định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và tráchnhiệm của mình tổ chức thực hiện Nghị định này.

Những quy định trướcđây trái với Nghị định này đều bãi bỏ./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvqlhxknkvqcclvtvhd628