AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002 - 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002 - 2010

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 253/2003/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2003                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNHPHỦ

Về việc phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố,

kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giaiđoạn 2002 - 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18 tháng 01 năm 2002 của BộChính trị;

Căn cứ Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 vànhững giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Tờ trình số 839/TTr-BNVngày 25 tháng 11 năm 2002 về Đề án "Một số giải pháp góp phần củng cố,kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002 - 2010,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Đề án "Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sởvùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002 - 2010 với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu của Đề án:

Củngcố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2002 - 2010), từng bướcxây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở của các tỉnh: GiaLai, Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng vững mạnh, đủ về số lượng, có phẩm chất vànăng lực quản lý, điều hành; phát huy dân chủ và quyền chủ động của từngthôn, buôn, cụm dân cư; tăng cường thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữachính quyền cơ sở với nhân dân; góp phần xây dựng Tây Nguyên vững mạnh toàndiện.

2. Nội dung chủ yếu của Đề án:

a.Thống nhất về nhận thức tư tưởng, xác định công tác xây dựng, củng cố, kiệntoàn và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở là tráchnhiệm của các cấp, các ngành là một trong những nội dung quan trọng, cótính quyết định đảm bảo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vữngổn định an ninh chính trị vùng Tây Nguyên.

b.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước,chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là đối với các chức danh :Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (Chi bộ) xã, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ trực thuộcĐảng bộ cơ sở; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịchy ban nhân dân, y viên y ban nhân dân, người đứng đầucác tổ chức chính trị - xã hội, các chức danh chuyên môn của y ban nhân dân xã, (phường, thịtrấn); Trưởng, Phó trưởng thôn, buôn (ở những nơi có Phó trưởng thôn, buôn)thuộc y ban nhân dân xã.

c.Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đường lối, chính sách dân tộc và tôn giáo củaĐảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức, trước hết ưu tiên đối vớicán bộ, công chức đang làm việc ở vùng dân tộc hoặc thường xuyên tiếp xúc vớiđồng bào dân tộc thiểu số.

d.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức người Kinh đanglàm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

đ.Chú trọng công tác tạo nguồn cán bộ tại chỗ, đáp ứng biên chế cho đội ngũ cánbộ ở cơ sở, đủ về số lượng, coi trọng chất lượng, nhất là về phẩm chất chínhtrị, có phương pháp và tác phong công tác sâu sát cơ sở, gần gũi với nhân dân.

e.Tăng cường cán bộ về cơ sở và có chế độ, chính sách ưu tiên đối với cán bộ tăngcường cho cơ sở.

g.Quy định chế độ phụ cấp hợp lý đối với Trưởng, Phó thôn, buôn (ở những nơi cóPhó trưởng thôn, buôn) và già làng vùng Tây Nguyên.

h.Bảo đảm trụ sở làm việc cho hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn; xây dựngnhà hội họp, sinh hoạt văn hoá... cộng đồng ở thôn, buôn theo phương thức nhà nướcvà nhân dân cùng làm.

i.Nghiên cứu điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở những nơi thậtsự cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

k.Những công tác cấp bách về tăng cường cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc ở địabàn Tây Nguyên.

Điều 2.Kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án được bố trí trong dự toán ngân sáchhàng năm của Bộ Nội vụ sau khi thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan. BộNội vụ có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí này cho 4 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum,Đắk Lắk, Lâm Đồng để thực hiện các nội dung của Đề án.

Điều 3. Tổchức thực hiện:

1.Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh: GiaLai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng căn cứ các nội dung của Đề án này, chủ độngphối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triểnkhai, chuẩn bị quy hoạch đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị phục vụ bầu cửHội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 - 2009.

2.Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, y ban Dân tộc, Ban Tôn giáo củaChính phủ và y ban nhân dân các tỉnh TâyNguyên xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu, đào tạo giáo viênvà tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chínhsách dân tộc, tôn giáo, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ và tiếng dân tộccho cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã, Trưởng, Phó thôn và buôn, giàlàng đang công tác, làm việc ở vùng có đồng bào theo tôn giáo tại các tỉnh vùngTây Nguyên và vùng phụ cận theo nội dung của Đề án.

3.Hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tưđể thống nhất việc bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước của y ban nhân dân các tỉnh: GiaLai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng bảo đảm thực hiện các nội dung của đề án.

4.y ban Dân tộc có trách nhiệmphối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các nội dung cụthể về tạo nguồn cán bộ, chương trình đào tạo, chế độ chính sách đối với cánbộ, công chức cơ sở là người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.

5.Bộ Công an và Bộ Quốc phòng phối hợp chỉ đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên tập trungxây dựng lực lượng công an cơ sở và dân quân tự vệ vững mạnh, trở thành lực lượngnòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng nhân dân và thế trận an ninh nhândân vững chắc ở khu vực Tây Nguyên.

6.Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo việctăng thời lượng phát sóng tiếng dân tộc trên sóng phát thanh truyền hình Trung ươngvà địa phương.

7.Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kếtquả việc thực hiện Quyết định này. Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và cácBộ, ngành có liên quan kịp thời giải quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ vàBan Chỉ đạo Tây Nguyên những vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiệnĐề án; hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, (đồngthời gửi báo cáo đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung) về tình hình thực hiện Đề án.

Điều 4. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 5. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh: GiaLai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpdsgpccktcqcsvtng20022010691