AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001- 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001- 2010

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 60/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2002                          
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế- xã hội

Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001- 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờtrình số 96/ TTr-UB ngày 29 tháng 10 năm 2001; của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư tại công văn số 2325/ BKH/ VPTĐ ngày 15 tháng 4 năm 2002,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ2001- 2010 với những nội dung chủ yếu như sau:

1.Mục tiêu:

Thủđô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về vănhoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trong mườinăm tới, gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Thành phố phải đảm bảo ổnđịnh vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế,khoa học công nghệ, văn hoá- xã hội toàn diện, nhanh, hiệu quả và môi trườngbền vững. Xây dựng một bước quan trọng cơ sở vật chất - kỹ thuật và xã hội củaThủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, đồng bộ, hiện đại: bảotồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến; tậptrung làm lành mạnh, trong sạch môi trường văn hoá - xã hội, ngăn chặn, đẩy lùicác hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân; chủ động đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bịtiền đề của kinh tế tri thức, trở thành một Trung tâm ngày càng có uy tín ở khuvực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô Anh hùng ".

2. Những quan điểm phát triển cơ bản:

Pháttriển Thủ đô là trọng điểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàndân, toàn quân. Cần phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Trung ương, của HàNội, của cả nước, của các thành phần kinh tế, của hợp tác quốc tế trong quátrình phát triển Thủ đô; khai thác nội lực là nhân tố quyết định, nguồn lực bênngoài là quan trọng.

Chiếnlược phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô phải được xây dựng và thực hiện trongmối quan hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, với việc xâydựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng, liên vùng, dùngsức mạnh của Thủ đô làm động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng, tạo ra sựphân công - hợp tác chặt chẽ trong một cơ cấu thống nhất trên phạm vi cả nước .

Trongchỉ đạo, quán triệt phương châm: phát triển kinh tế- xã hội là nhiệm vụ trungtâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, quản lý đô thị là nhiệm vụ thườngxuyên quan trọng. Trong tổ chức thực hiện, cần kết hợp hài hoà các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; phát triển lực lượngsản xuất gắn liền với xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất, kết hợp giải quyếtcác vấn đề cấp bách trước mắt, kiên trì thực hiện các mục tiêu cơ bản, lâu dài.Xác định đúng trọng tâm các khâu đột phá, có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả,đi tắt, đón đầu, đẩy nhanh tốc độ phát triển Thủ đô.

3. Một số chỉ tiêu chủ yếu:

3.1.Về kinh tế:

Đưatỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ 7,3% năm 2000 lên khoảng8,2% vào năm 2005 và 9,8% vào năm 2010.

Phấnđấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm thời kỳ 2001- 2010 khoảng 10-11%/năm.

GDPbình quân đầu người vào năm 2005 tăng 1,4 lần so với năm 2000, vào năm 2010tăng 1,5 lần so với năm 2005.

Cơcấu kinh tế:

Giaiđoạn 2001- 2005 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ -nông nghiệp;

Giaiđoạn 2006 - 2010 theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (Năm 2010, tỷtrọng công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 42%, dịch vụ 56% và nông nghiệp 2% GDPtoàn Thành phố).

Tốcđộ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 14,5%/năm, nông nghiệp 3,0%/năm, dịch vụ8,6%/năm;

Giátrị xuất khẩu tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001- 2010 khoảng 16-18%/năm.

3.2.Về dân số, nguồn nhân lực:

Năm2010, quy mô dân số Hà Nộị đạt khoảng 3,3 triệu người; lao động qua đào tạochiếm 60- 65%. Đến năm 2005, chuẩn hoá đội ngũ công chức cấp thành phố, cấpquận, huyện; năm 2010 chuẩn hoá đội ngũ công chức cấp xã, phường. Giảm tỷ lệthất nghiệp đô thị còn 5,5 - 6%; quản lý chặt chẽ số lao động ở các địa phươngkhác về Hà Nội.

3.3. Về văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao:

Pháttriển giáo dục- đào tạo của Thủ đô trở thành Trung tâm đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài cho đất nước; thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học (baogồm: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề) là 70% vàonăm 2005 và phổ cập trung học vào năm 2010. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến,giàu bản sắc dân tộc, người Hà Nội "văn minh, thanh lịch - hiện đại".Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Phát triển sựnghiệp y tế chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể chất cho nhân dân. Xây dựng nền thểdục, thể thao tiên tiến với lực lượng thể dục thể thao đạt trình độ cao trongkhu vực, trong đó có một số môn đạt trình độ thế giới; đẩy mạnh phong trào thểdục thể thao quần chúng. Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục,văn hoá, y tế, thể dục thể thao.

3.4. Về đời sống:

Khôngngừng nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Nâng cao tuổi thọ và chiều caotrung bình của người dân Thủ đô. Tăng khẩu phần và chất lượng dinh dưỡng, mứcdinh dưỡng bình quân của mỗi người dân Hà Nội đạt 2500 Kcalo/ngày. Đảm bảo 100%số gia đình có điều kiện tiếp xúc và hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật. Phấn đấuđạt 100% số hộ có nước sạch sinh hoạt và được chăm sóc y tế; giảm tỷ lệ hộnghèo (theo tiêu chuẩn mới) còn khoảng 1%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còndưới 10%.

3.5. Về môi trường :

Xâydựng môi trường Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn minh, đạt cấp độ trung bình tiêntiến của khu vực. Khẩn trương xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Đềán tổng thể bảo vệ môi trường Thành phố góp phần nâng cao chất lượng sống củanhân dân.

3.6. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Đảmbảo ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tìnhhuống. Tạo bước chuyển biến mới rõ rệt về quản lý trật tự, an toàn xã hội, nếpsống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

4. Những nhiệm vụ chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực và xâydựng Thủ đô Hà Nội:

4.1. Phát triển, hiện đại hoá các ngành, lĩnh vực dịch vụ then chốtnhư thươngmại, xuất nhập khẩu, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin viễnthông, khoa học- công nghệ và các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanhcũng như các mặt hoạt động đa dạng khác của Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm BắcBộ và cả nước.

Xâydựng Hà Nội trở thành Trung tâm hàng đầu về thương mại, du lịch, tài chính,ngân hàng của phía Bắc, cả nước và của khu vực Đông Nam Á.

4.2. Xây dựng Hà Nội thành Trung tâm công nghiệp lớn:

Ưutiên phát triển các ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, chú trọng nhữngngành sản xuất ra các sản phẩm cao cấp, các ngành công nghiệp chủ lực như điện-điện tử - công nghệ thông tin; cơ - kim khí; dệt - may - da giầy; chế biến thựcphẩm; vật liệu mới và những ngành sử dụng nhiều lao động. Đầu tư đổi mới côngnghệ hiện đại, trang bị kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, khả năngcạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu. Phát triển các khu, cụm công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệpvừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố,với toàn vùng; có mối quan hệ phân công - hợp tác với các tỉnh, thành phố lâncận trong tổng thể thống nhất. Từng bước di rời các cơ sở không còn thích hợp ởnội thành ra các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo môi trường bền vững.

4.3. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyển dịch cơcấu, cao cấp hoá các sản phẩm nông nghiệp đô thị, sinh thái, làng nghề; hình thành các vùng chuyêncanh sản xuất hàng hoá nông phẩm đặc sản như rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ănquả và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm nhằm đạt mụctiêu chất lượng, sản phẩm sạch, hiệu quả, môi trường bền vững. Phát triển nôngnghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới ngoại thành, tạo môi trường trong lànhcho Hà Nội.

4.4. Phát triển các lĩnh vực văn hoá- xã hội tương xứng với pháttriển kinh tế.Xây dựng người Hà Nội vững vàng về chính trị, tư tưởng, có lòng tự hào dân tộc,tâm huyết, trách nhiệm với đất nước, với Thủ đô; có khả năng tiếp thu, làm chủcông nghệ hiện đại, nhanh nhạy, sáng tạo, có năng lực sản xuất kinh doanh; cólối sống văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho con người Việt Nam trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng Hà Nội thành một Trung tâm kiểumẫu về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục, thể thao của cảnước.

4.5. Phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, đầu tư đi trước một bước,đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và cả nước.

Cầncó các giải pháp hữu hiệu để cải thiện, nâng cấp và hiện đại hoá đồng bộ cơ sởhạ tầng nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải, bất cập hiện nay; pháttriển theo quy hoạch dài hạn ngang tầm trình độ của các đô thị văn minh, tiêntiến trong khu vực và thế giới.

Đầutư mở rộng, nâng cấp, hoàn thiện, mở các tuyến đường hướng tâm nối với các quốclộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội, phát triển hoàn chỉnh các tuyến đường vành đaiI, II, III và có kế hoạch xây dựng vành đai IV; xây dựng hoàn chỉnh, xử lýtriệt để các nút giao thông nội thành, cửa ô, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giaothông tĩnh, cải tạo cầu Long Biên, xây mới 2 cầu qua sông Hồng. Nâng cấp và bổsung hệ thống giao thông đô thị và nông thôn, tập trung đầu tư phát triển giaothông công cộng chủ yếu bằng phương tiện xe buýt, xe điện; giải quyết hệ thốngcác phương tiện giao thông gây ra ách tắc, ô nhiễm môi trường, đảm bảo giaothông thuận lợi của Hà Nội, giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, với cả nước vàgiao thông xuyên Á.

Xâydựng thêm các trạm truyền tải 500 KV, 200 KV, 110 KV, ngầm hoá mạng lưới điệntrung thế; bỏ dần cấp điện áp 35 KV, 10 KV, 6 KV, chỉ còn một cấp 22 KV/ 0,4KV. Xây dựng trung tâm điều độ lưới điện Thành phố, tổng đài báo sửa chữa điện.

Đầutư phát triển mạng viễn thông hiện đại ngang tầm quốc tế, sử dụng công nghệhiện đại, tăng dung lượng các tổng đài hiện có. Cải tạo, xây mới hệ thống cốngbể, cáp đồng và cáp quang hoá mạng truyền dẫn nội thành; đầu tư cơ giới hoá, tựđộng hoá mạng lưới bưu chính.

Duytu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các nhà máy nước hiện có, hoàn chỉnhmạng đường cấp nước. Xây dựng nhà máy nước Bắc Thăng Long, nhà máy sử dụngnguồn nước mặt, 60 trạm cấp nước nông thôn, mở rộng diện cấp nước cho toànThành phố; đầu tư cải tạo và lắp đặt mới hệ thống đường ống truyền dẫn, mạng lướiphân phối và mạng dẫn nước sạch, hợp vệ sinh tới hộ gia đình. Giảm tỷ lệ thấtthoát, thất thu nước sạch dưới 30%, đạt tiêu chuẩn cấp nước 170 lít/ người/ngày vào năm 2010.

Đếnnăm 2005 giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập. Chú trọng cải tạo các sông, mươngthoát nước, các hồ điều hoà, các trạm bơm thoát nước; cải tạo và xây dựng mớicác công trình thoát nước và xử lý nước thải tập trung cho các khu vực cònthiếu và yếu của Thành phố, phối hợp có hiệu quả việc xử lý nước thải của Thànhphố với các tỉnh lân cận trong vùng.

Phấnđấu đạt 8m2 nhà ở/ người vào năm 2010. Giải quyết cơ bản những trườnghợp nhà ở dưới 3m2/ người, giảm dần các khu nhà hư hỏng, nguy hiểmtrong nội thành và ven đô. Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cơ hội tạo lậpnơi ở và quyền có nhà trong các tầng lớp dân cư, chú trọng các đối tượng chínhsách, người có thu nhập thấp.

Phấnđấu đến năm 2005, đạt bình quân 5,0 đến 5,5 m2 cây xanh/ người; năm2010 đạt 7,0 đến 7,5 m2/ người.

4.6. Củng cố, phát huy vai trò và tác dụng của các thành phần kinhtế, trong đókinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nướcngày càng trở thành nền tảng. Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩynền cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp vừavà nhỏ, các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã; tiếp tục đổi mới quản lý,ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường; nâng cao quyền tự chủ của các doanhnghiệp trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

4.7. Tăng cường quốc phòng an ninh, đảm bảo ổn định vững chắc vềchính trị và trật tự an toàn xã hội của Thủ đô trong mọi tình huống; phục vụ có hiệu quả các hoạtđộng của Đảng, Nhà nước và hoạt động đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ chiến lược,các chương trình bảo vệ quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội với các chươngtrình phát triển kinh tế- xã hội.

5. Phát triển đô thị và nông thôn:

Quyhoạch phát triển thành phố Hà Nội tương xứng vai trò vị trí là Thủ đô của NướcCộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Pháttriển Hà Nội với không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc, hướng Tây và Tây Nam.Hướng phát triển lâu dài của thành phố Hà Nội chủ yếu về phía Tây,Tây Nam (Miếu Môn- Xuân Mai- Hoà Lạc- Sơn Tây của tỉnh Hà Tây); một phần phía Bắc Thànhphố: cụm đô thị Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), Xuân Hoà- Đại Lải- Phúc Yên (tỉnhVĩnh Phúc) và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điềukiện tự nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng của các đô thị vệ tinh. Trước mắt, hướngmở rộng thành phố Hà Nội trung tâm về phía Tây Bắc,Tây Nam và phía Bắc, trongđó ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng, nghiên cứu chỉnhtrị sông Hồng, hoàn thành phương án và tổ chức thực hiện quy hoạch, khai tháchai bên sông Hồng.

Quảnlý chặt chẽ quá trình đô thị hoá và đầu tư, xây dựng. Kết hợp cải tạo, chỉnh tukhu đô thị cũ với mở rộng đô thị mới theo đúng quy hoạch và đảm bảo các chỉtiêu về quy hoạch kỹ thuật đô thị, kiến trúc, tiện ích công cộng và các chỉtiêu khác của đô thị hiện đại, văn minh.

Pháttriển khu vực nông thôn theo hướng gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn mới,tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương xứng với nông thôn mới ngoạithành Hà Nội. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướngtăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm sự cách biệt giữa nội thành và ngoạithành.

Quảnlý chặt chẽ đất đai nội, ngoại thành, sử dụng quỹ đất có hiệu quả, đúng quyhoạch. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết sử dụngđất đai, công bố rộng rãi cho dân biết; tăng cường quản lý quy hoạch, sử dụngđất theo quy định hiện hành.

Điều 2.Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ:

1.Nghiên cứu cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết 15- NQ/ TW ngày 15 tháng 12 năm2000 của Bộ Chính trị; Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã được Uỷ ban Thường vụ Quốchội khoá X thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2000.

2.Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nghiêncứu và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách cụ thểphù hợp với điều kiện của Hà Nội nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tưphát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mở rộng thị trường, chủ động hội nhậpquốc tế, bảo vệ môi trường..., thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế- xãhội đã đề ra.

3.Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính, tạo môi trường thuậnlợi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng, phát huy mạnh mẽ nguồnnhân tài vật lực của đất nước.

4.Chỉ đạo đầu tư tập trung có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiếtthực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo động lựcphát triển các ngành, các lĩnh vực của Thủ đô.

 5.Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý các cấp cùng với việc đổi mớicông tác sắp xếp cán bộ chủ chốt, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp chế, chínhsách, cụ thể hoá việc phân công phân cấp, đề cao trách nhiệm của cá nhân, tổchức bộ máy quản lý.

6.Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể của Chính phủ, cụ thể hoá cácmục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế-xãhội, bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư, xây dựng các kế hoạch dài hạn, trunghạn và ngắn hạn để quản lý và điều hành khoa học đạt hiệu quả cao. Trong quátrình thực hiện quy hoạch phải thường xuyên cập nhật tình hình, có những điềuchỉnh kịp thời khi cần thiết.

Điều 3.Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương:

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chủ động phối hợpcùng Thủ đô Hà Nội triển khai việc thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị;Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; ban hành các quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư; chỉđạo việc xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù; cụ thể hoá các quyhoạch ngành đã được phê duyệt bằng các chương trình và dự án đầu tư trên địabàn, thực hiện theo quy hoạch để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpdqhttptktxhthntk20012010585