AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 16/2003/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2003                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của

Ngân hàng Chính sách xã hội

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tíndụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Căncứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chínhphủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;

Xétđề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàngChính sách xã hội tại tờ trình số 142/NHCSXH-TT ngày 16 tháng 01 năm 2003,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều1. Phê duyệt Điều lệ về tổ chứcvà hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định này.

Điều2. Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký.

Điều3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trịvà Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

 

 ĐIỀU LỆ

Về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xãhội

(Banhành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg

ngày22 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

 

ChươngI

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Ngân hàng Chính sách xã hộithành lập và hoạt động theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vìmục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo vàcác đối tượng chính sách khác.

Điều2.

1.Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân.

2.Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội.

Viếttắt là: NHCSXH.

3.Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies.

Viếttắt là: VBSP.

4.Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.

5.Vốn điều lệ là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng).

6. Cócon dấu; có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các ngânhàng trong nước và ngoài nước.

7. Cóbảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều3. Thời hạn hoạt động của Ngânhàng Chính sách xã hội là 99 năm.

 

ChươngII

PHẠM VI VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

 

Mục1: Nguồn vốn

Điều4.

1.Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:

a)Vốn điều lệ;

b)Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hộikhác;

c)Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăngnguồn vốn cho vay trên địa bàn;

d)Vốn ODA được Chính phủ giao.

2.Vốn huy động:

a)Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

b)Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy độngbằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận;

c)Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

d)Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờcó giá khác;

đ)Tiền tiết kiệm của người nghèo.

3.Vốn đi vay:

a)Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;

b)Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;

c)Vay Ngân hàng Nhà nước.

4.Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổchức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, cáchội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.

5.Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chứckinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phiChính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

6.Các vốn khác.

 

Mục2: Cho vay

Điều5. Phạm vi cho vay

1. Hộnghèo.

2.Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp và học nghề.

3.Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBTngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

4.Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

5.Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II,III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệtkhó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).

6.Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cácđối tượng cho vay quy định tại Điều này gọi chung là Người vay.

Điều6. Vốn cho vay được sử dụng vàocác việc sau:

1.Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, IIImiền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:

a)Mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụphục vụ sản xuất, kinh doanh;

b)Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyềnphê duyệt;

c)Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, họctập.

2.Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi vàcác xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinhdoanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắmphương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.

4. Ngườivay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốnvay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.

5. Ngườivay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6.Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác.

Điều7. Loại cho vay

1.Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

2.Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60tháng.

3.Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.

Điều8. Điều kiện để được vay vốn

1. Ngườivay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộnghèo được y ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo doBộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bìnhxét, lập thành danh sách có xác nhận của y bannhân dân cấp xã.

2. Ngườivay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành củaNhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với ngườinghèo và các đối tượng chính sách khác.

Điều9. Nguyên tắc tín dụng

1. Ngườivay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

2. Ngườivay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.

Điều10.

1. ythác cho vay

a)Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đến Người vay thông qua các tổchức nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác là người giải ngân và thu nợ trực tiếp đếnNgười vay và được hưởng phí ủy thác;

b)Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về ủythác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng;

c)Bên nhận ủy thác là tổ chức chính trị - xã hội cần có các điều kiện sau:

Cóđội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay;

Cómạng lưới hoạt động đến vùng nghèo, hộ nghèo;

Có uytín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội;

Cóđiều kiện tổ chức kế toán, thống kê, báo cáo theo các quy định cụ thể của Ngânhàng Chính sách xã hội;

d)Nội dung, phạm vi, mức độ, phí ủy thác, quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, bênnhận ủy thác được thể hiện trong hợp đồng ủy thác do hai bên thoả thuận;

đ)Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng đơn vị bên nhận ủy tháclà đại diện pháp nhân trong việc ký hợp đồng ủy thác. Nếu bên nhận ủy thác làpháp nhân ở cấp tỉnh, huyện, xã thì Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xãhội cấp tỉnh, cấp huyện, Phòng giao dịch được Tổng Giám đốc ủy quyền ký hợpđồng ủy thác.

2. những nơi có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đặt trụ sở, được thực hiệncho vay trực tiếp đến Người vay.

3.Quy chế về ủy thác cho vay, Quy chế hoạt động và trả thù lao cho Tổ tiết kiệmvà vay vốn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị trong phạm vi mức phíquản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều11. Lãi suất cho vay

1.Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theođề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mứctrong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy địnhtại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và cácđối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suấtgiữa khu vực II và khu vực III.         

2.Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Điều12. Rủi ro tín dụng và xử lý rủiro

1.Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chiphí nghiệp vụ để bù đắp những khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan thuộc diệnđơn lẻ, cục bộ. Mức trích được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Trườnghợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không sử dụng hết trong năm, được chuyển sangnăm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủtịch Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết.

2. Ngườivay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như: thiên tai, hoảhoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường đượcgiải quyết như sau:

a) Trườnghợp xảy ra trên diện rộng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Trườnghợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòngrủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội đồng quản trị quyết định.

3.Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của Người vay, của tổ chức nhận ủythác, của cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội gây ra thì các đối tượngnày phải bồi hoàn và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều13. Mức cho vay

Mứccho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tíndụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và côngbố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trongtừng thời kỳ.

Điều14. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ,chuyển nợ quá hạn

1.Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Ngườivay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợcủa Người vay.

2. Trườnghợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do chưa thu hoạch, bị kéodài so với dự kiến hoặc chưa tiêu thụ được sản phẩm, Giám đốc Chi nhánh Ngânhàng nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Việc cho gia hạn nợ của các tổ chứcnhận ủy thác cho vay tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa bên ủy thác và bên nhậnủy thác ghi trong hợp đồng.

3. Trườnghợp cho vay lưu vụ: thời hạn cho vay là thời hạn của chu kỳ sản xuất tiếp theo.

4. Trườnghợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợđến hạn nhưng chây ỳ không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợpvới chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

5.Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển cho vay lưu vụ, chuyển sang nợ chờ xử lý,chuyển nợ quá hạn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chínhsách xã hội.

 

Mục3: Dịch vụ Thanh toán vàngân quỹ

Điều15.

1.Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước,Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giớihành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.

2.Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng trong vàngoài nước theo quy định của pháp luật.

3.Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động của ngân hàng.

Điều16.

1.Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thốngthanh toán liên ngân hàng trong nước.

2.Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán vàngân quỹ:

a)Cung ứng các phương tiện thanh toán;

b)Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước;

c)Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt;

d)Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3.Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinhdoanh ngoại hối.

4.Ngân hàng Chính sách xã hội được nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyềnđịa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, cáctổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.

Cácdịch vụ trên được thực hiện từng bước phù hợp với điều kiện, khả năng và yêucầu thực tế.

 

ChươngIII

CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT

 

Mục1: Cơ cấu tổ chức

Điều17. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội, gồm:

1.Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;

2. SởGiao dịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh;

3.Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, Phòng giao dịch thuộc Chinhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh.

Nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Sở Giao dịch, Trung tâm đàotạo, Chi nhánh và Phòng giao dịch thực hiện theo quy định của Hội đồng quảntrị.

Điều18. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trịvà điều hành của Hội sở chính:

1.Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc;

2.Ban Kiểm soát;

3.Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc;

4. Hệthống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Điều19. Tổ chức bộ máy điều hành củaSở Giao dịch, Trung tâm đào tạo và các Chi nhánh bao gồm:

1.Giám đốc, các Phó giám đốc;

2.Các phòng chuyên môn nghiệp vụ;

3.Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Điều20. Phòng giao dịch đặt tạicác huyện, quận, thành phố thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnhnơi không có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Phòng giao dịch có con dấu.Điều hành Phòng giao dịch là Giám đốc.

 

Mục2: Hội đồng quản trị, Bankiểm soát

Điều21.

1.Hội đồng quản trị có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thànhviên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làChủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tươngđương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Vănphòng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội liênhiệp Phụ nữ Việt Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức PhóChủ tịch thường trực, 01 ủy viên giữ chức Tổng Giám đốc, 01 ủy viên giữ chức TrưởngBan Kiểm soát.

2.Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là 5 nămvà có thể được bổ nhiệm lại.

3.Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viênHội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Trưởng Ban Kiểm soát.

4.Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Trưởng Ban Kiểmsoát làm nhiệm vụ Thường trực để xử lý các công việc phát sinh hàng ngày giữahai kỳ họp của Hội đồng quản trị.

5.Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc PhóChủ tịch y ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Thành phần vàsố lượng Ban đại diện Hội đồng quản trị như khoản 1 Điều này nhưng không có cơcấu Phó Ban thường trực và các thành viên chuyên trách. Tuỳ tình hình thực tế ởtừng địa phương do Chủ tịch y ban nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần, nhânsự và quyết định thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị.

6.Giúp việc Hội đồng quản trị có Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên của cácngành là thành viên Hội đồng quản trị do các ngành cử và một số chuyên gia doChủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định chấp thuận. Giúp việc Ban đại diện Hộiđồng quản trị các cấp do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cùngcấp, Giám đốc Phòng giao dịch đảm nhiệm.

7.Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp được sử dụng bộ máyvà con dấu của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều22. Chủ tịch và các thànhviên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người khôngphải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều23. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hộiđồng quản trị

1.Trình Thủ tướng Chính phủ:

a)Quyết định những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật các Tổ chức tíndụng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;

b)Phê duyệt Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngânhàng Chính sách xã hội;

c)Các cơ chế chính sách tín dụng đối với tổ chức và cá nhân thuộc diện được vayvốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội;

d)Mức lãi suất cho vay ưu đãi;

đ) Bổnhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng giám đốc, Trưởng BanKiểm soát và các ủy viên khác của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xãhội.

2.Xem xét trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền những công việc doTổng Giám đốc trình:

a) Kếhoạch tín dụng và kế hoạch tài chính hàng năm;

b) Xửlý các rủi ro trong quá trình hoạt động;

c)Quyết toán tài sản và tài chính năm;

d)Chế độ tiền lương; quy chế quản lý tài chính; chế độ chi trả phí dịch vụ ủythác, thù lao, hoa hồng.

3.Hội đồng quản trị trực tiếp ra quyết định:

a)Ban hành các văn bản quy định về: hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểmsoát, Tổng Giám đốc;

b)Phê duyệt báo cáo hàng năm của Trưởng Ban Kiểm soát;

c)Xem xét việc khởi kiện hoặc bị kiện liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội;

d)Quyết định biên chế; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sởchính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh và các tổ chức khác tronghệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; Quy chế làm việc, Quy chế trả lương; Quychế khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Ngân hàng Chính sách xã hội;

đ)Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quyđịnh của pháp luật;

e)Thông qua kế hoạch sử dụng lao động hàng năm, báo cáo hoạt động hàng quý, 6tháng và hàng năm; báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của Ngânhàng Chính sách xã hội;

g)Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất lên các cơ quan quản lý Nhà nướctheo quy định;

h)Kiểm tra các hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp;

i)Quyết định về nhân sự Ban Kiểm soát; mở, sáp nhập, chấm dứt hoạt động Sở giaodịch, Trung tâm đào tạo, các Chi nhánh và Phòng giao dịch.

4.Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Điều24. Chế độ làm việc của Hội đồngquản trị

1.Hội đồng quản trị 3 tháng họp một lần, do Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc ngườiđược ủy quyền) triệu tập và chủ trì. Phiên họp của Hội đồng quản trị phải có ítnhất 1/2 số thành viên Hội đồng quản trị. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồngquản trị có thể họp phiên bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quảntrị hoặc Trưởng Ban Kiểm soát hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% số thành viênHội đồng quản trị.

2.Các phiên họp Hội đồng quản trị có nội dung liên quan đến chức năng quản lý Nhànước của các Bộ, ngành không có thành viên tham gia Hội đồng quản trị, chínhquyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, cáchiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ thì mời đại diện có thẩm quyền của các cơquan tổ chức đó tham dự phiên họp.

Cácphiên họp có nội dung công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngườilao động trong Ngân hàng thì mời đại diện Công đoàn ngành đến dự.

Đạidiện các cơ quan, tổ chức được mời dự họp nói trên có quyền phát biểu nhưngkhông được tham gia biểu quyết.

3.Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số. Mọiquyết định của Hội đồng quản trị phải được quá bán số thành viên của Hội đồngquản trị tán thành, những thành viên vắng mặt tại phiên họp phải tham gia biểuquyết bằng văn bản. Trường hợp số ý kiến biểu quyết ngang nhau, thì quyết địnhcuối cùng thuộc về ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồngquản trị có ý kiến khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị cóquyền bảo lưu ý kiến của mình, trong thời gian chưa có kết luận của cấp có thẩmquyền vẫn phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Ý kiếnbảo lưu được lập thành văn bản, có chữ ký của người bảo lưu và được lưu kèmnghị quyết, quyết định có liên quan.

4.Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành trongtoàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều25. Thường trực Hội đồng quản trịlà một phương thức làm việc trong điều kiện Hội đồng quản trị phần lớn là thànhviên kiêm nhiệm. Thường trực Hội đồng quản trị không phải là một cấp quản trịđiều hành. Thường trực Hội đồng quản trị thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

1.Định kỳ hàng tháng họp đánh giá kết quả hoạt động trong kỳ và dự án, kế hoạchhoạt động kỳ sau của Tổng Giám đốc;

2.Xem xét các công việc cấp thiết do Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Thư kýHội đồng quản trị kiến nghị;

3.Giúp Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị xây dựng các văn bản, chỉthị để triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị và (hoặc)của Chủ tịch Hội đồng quản trị;

4.Chuẩn bị nội dung kỳ họp Hội đồng quản trị liền kề;

5. Thườngtrực Hội đồng quản trị họp bất thường nếu thấy cần thiết và có quyền triệu tậpcác thành viên Hội đồng quản trị có liên quan để giải quyết công việc đột xuất.

Điều26. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồngquản trị

1.Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng quản trị.

2.Thay mặt Hội đồng quản trị cùng Tổng Giám đốc ký nhận vốn và các nguồn lực khácdo Nhà nước giao.

3. Kýcác văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị trình các cơ quan quản lýNhà nước có thẩm quyền.

4. Kýcác nghị quyết, quyết định và các văn bản hoặc thông qua các văn bản thuộc thẩmquyền của Hội đồng quản trị.

5.Chủ trì các phiên họp Hội đồng quản trị.

6.Phân công nhiệm vụ và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hộiđồng quản trị.

7. Bổnhiệm, miễn nhiệm, điều động các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc các chi nhánh cấptỉnh, Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo. Quyết định chấp thuận thành viên Banchuyên gia tư vấn do các cơ quan hữu quan đề cử.

8.Quyết định việc thực hiện kiểm toán độc lập định kỳ hoặc đột xuất hoạt động củaNgân hàng Chính sách xã hội.

Điều27. Nhiệm vụ của Phó Chủtịch thường trực Hội đồng quản trị

1.Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày giữa 2 kỳ họp của Hội đồng quảntrị và Thường trực Hội đồng quản trị.

2.Điều hành hoạt động của Ban chuyên gia tư vấn.

3.Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền.

4. Thườngxuyên báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị về các quyết định củamình.

Điều28. Giúp việc Hội đồng quản trị,Thường trực Hội đồng quản trị có Thư ký Hội đồng quản trị

Thưký Hội đồng quản trị do Văn phòng Tổng Giám đốc đảm nhiệm, có nhiệm vụ:

1.Chuẩn bị nội dung và các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho cácphiên họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị.

2.Ghi chép biên bản các phiên họp Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng quảntrị.

3.Soạn thảo các nghị quyết, quyết định, thông báo của các phiên họp.

4.Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Hội đồng quản trị.

5. Dựtoán kinh phí các phiên họp.

Điều29. Nhiệm vụ, quyền hạn củaBan đại diện Hội đồng quản trị các cấp

1. Tổchức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Ban đại diệnHội đồng quản trị cấp trên.

2.Duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn để trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt. Ban đại diện Hội đồng quản trị được quyền tổ chức khai thác, tậptrung các nguồn vốn để bổ sung vốn cho vay tại địa phương.

3. Tổchức chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địabàn.

4.Chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chínhsách và chế độ nghiệp vụ theo quy định.

5.Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo thành lập các Tổ tiết kiệmvà vay vốn.

6.Nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với Hội đồng quản trị trình Chính phủ bổ sung,sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượngchính sách khác.

7.Chấp hành chế độ thỉnh thị, báo cáo lên cấp trên và các cơ quan quản lý Nhà nướctheo quy định.

Điều30. Chế độ làm việc củaBan chuyên gia tư vấn

Cácthành viên Ban chuyên gia tư vấn làm việc theo Quy chế hoạt động do Hội đồngquản trị quy định; có nhiệm vụ tham mưu giúp việc trực tiếp cho thành viên Hộiđồng quản trị thuộc Bộ, ngành mình, đồng thời có nhiệm vụ tư vấn cho Hội đồngquản trị về những chủ trương, chính sách, cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chínhsách xã hội, các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Điều31. Ban Kiểm soát

1.Ban Kiểm soát có tối thiểu 5 thành viên, trong đó có ít nhất 3 thành viênchuyên trách, 2 thành viên kiêm nhiệm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước dohai cơ quan này đề cử.

2. TrưởngBan Kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm.

3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát:

a)Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạtđộng của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội;

b)Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và nghị quyết của Hộiđồng quản trị;

c)Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm để báo cáo với Hội đồng quản trị;

d) Đượcsử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ để thực hiện các nhiệm vụ của mình;

đ)Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản trị các biện pháp bổsung, sửa đổi, cải tiến hoạt động của Ngân hàng theo quy định của pháp luật;

e)Các nhiệm vụ khác được giao.

4. TrưởngBan Kiểm soát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Tổchức thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này;

b)Báo cáo kết quả hoạt động kiểm soát định kỳ trong các kỳ họp Hội đồng quản trịvà phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các báo cáo đó.

Điều32. Chi phí hoạt động của Hội đồngquản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, Ban chuyên gia tư vấn, BanKiểm soát được hạch toán vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Cácthành viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị cáccấp, Ban chuyên gia tư vấn, Ban Kiểm soát được hưởng thù lao và

cácquyền lợi khác theo quy định của Bộ Tài chính.

 

Mục3: Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc

Điều33. Điều hành hoạt động của Ngânhàng Chính sách xã hội là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có một số PhóTổng Giám đốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Điều34. Tổng Giám đốc là đạidiện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội, là người chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị, trước pháp luật về việc tổ chức điều hành các hoạt động củaNgân hàng Chính sách xã hội.

Điều35. Phó Tổng Giám đốc là ngườigiúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàngChính sách xã hội theo phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trướcTổng Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công.

Điều36. Tổng Giám đốc, Phó TổngGiám đốc là những người không thuộc đối tượng quy định tại Điều 40 Luật các Tổchức tín dụng, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độchuyên môn, năng lực điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều37. Nhiệm vụ, quyền hạn của TổngGiám đốc.

1. Tổchức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

2. Tổchức điều hành các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3.Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nướcgiao.

4.Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

5. Kýcác văn bản, thoả ước, hợp đồng, chứng thư của Ngân hàng Chính sách xã hộitrong công tác đối nội, đối ngoại sau khi có ý kiến chuẩn y của Hội đồng quảntrị.

6. Tổchức đào tạo tay nghề, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy chế về nghiệpvụ.

7.Trình Hội đồng quản trị:

a)Các công việc quy định tại khoản 2 Điều 23 của Điều lệ này;

b)Sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xãhội;

c)Mở, thành lập, sáp nhập, chia tách, chấm dứt hoạt động các Chi nhánh và các tổchức khác trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

8.Ban hành Quy chế điều hành tại Hội sở chính, Chi nhánh, Phòng giao dịch và cáctổ chức khác thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội sau khi có ý kiến chuẩn y củaChủ tịch Hội đồng quản trị.

9. Bổnhiệm, miễn nhiệm, điều động các chức danh trong hệ thống như sau:

a) Trưởngphòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên môn nghiệp vụ tạiHội sở chính;

b)Phó Giám đốc Sở giao dịch thuộc Hội sở chính;

c)Phó Giám đốc các Chi nhánh và các tổ chức trực thuộc;

d) Trưởngphòng Kế toán, Trưởng phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ của Sở giao dịch, cácChi nhánh Ngân hàng cấp tỉnh và các tổ chức trực thuộc.

Cácchức danh khác thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh và đơn vịtrực thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàngcấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm và điều động.

10.Sơ kết, tổng kết các hoạt động theo định kỳ và đột xuất; đánh giá phạm vi ảnh hưởngcủa các hoạt động trình Hội đồng quản trị.

11.Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo tồn, phát triển vốn và tài sản của Ngânhàng.

12.Chịu trách nhiệm về những cam kết của mình với khách hàng.

13.Đại diện pháp nhân Ngân hàng Chính sách xã hội trước pháp luật trong việc tốtụng, tranh chấp, thanh lý, giải thể và trong quan hệ quốc tế liên quan đếnhoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

14.Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và các cơ quanquản lý Nhà nước có thẩm quyền.

15.Báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theoquy định của pháp luật.

16.Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Điều38. Kế toán trưởng Ngân hàngChính sách xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đềnghị của Hội đồng quản trị sau khi có thoả thuận của Bộ Tài chính. Kế toán trưởngcó nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều39. Các phòng (ban) chuyênmôn nghiệp vụ ở trụ sở chính có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị vàTổng Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của Ngân hàng Chính sách xãhội. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng (ban) chuyên môn, nghiệpvụ do Hội đồng quản trị quyết định.

 

Mục4: Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Điều40.

1. Hệthống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc, giúpTổng Giám đốc điều hành nhiệm vụ kiểm toán trong toàn hệ thống. Những thànhviên thuộc hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệm các công việckhác của Ngân hàng Chính sách xã hội.

2. Hệthống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện theo Quy chế của Hội đồng quản trị.

3.Nhân viên kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn chung của nhânviên Ngân hàng và có thêm các tiêu chuẩn sau đây:

a)Hiểu biết pháp luật, thông thạo nghiệp vụ mà mình đảm nhận;

b) Cóbằng đại học hoặc cao đẳng về ngân hàng, kinh tế, kế toán tài chính;

c) Cóthời gian công tác thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính ít nhất là 3 năm.

4.Nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

a)Kiểm tra việc chấp hành pháp luật;

b)Kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ theo định kỳ;

c)Chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo kiểm tra, kiểm toán theo quy định, phải báongay với Tổng Giám đốc những vụ việc phát sinh đột xuất;

d)Các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

5.Quyền hạn của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

a)Yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ và các nhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ giảitrình các công việc đã làm, đang làm, xuất trình các văn bản chỉ đạo, chứng từ,sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan khác (khi cần thiết) trong hoạtđộng để phục vụ việc kiểm tra hoặc kiểm toán;

b) Đềnghị Tổng Giám đốc (Giám đốc) thành lập đoàn kiểm tra, phúc tra để thực hiệncác nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán khi cần thiết;

c) Trưởngphòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ được tham dự các cuộc họp do Tổng Giám đốc(Giám đốc) triệu tập;

d)Kiến nghị Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc xử lý theo thẩm quyền đối với những đơnvị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và các quy định của Ngân hàng;

đ)Các quyền khác theo quy định của Tổng Giám đốc.

 

ChươngIV

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, KIỂM TOÁN

Mục1: Tài chính

Điều41. Ngân hàng Chính sách xãhội thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BộTài chính.

Điều42. Vốn hoạt động của Ngânhàng Chính sách xã hội

1.Vốn và các quỹ:

a)Vốn điều lệ;

b)Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng,quỹ phúc lợi;

c)Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) đểcho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;

d)Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);

đ)Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

e)Vốn khác (nếu có).

Khiquy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được mở rộng theo chỉ đạo củaChính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởngBộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.

2.Vốn huy động dưới các hình thức:

a)Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; tiềngửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếtkiệm của người nghèo;

b)Vốn ODA được Chính phủ giao;

c)Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quyđịnh của pháp luật;

d)Vốn vay Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

đ)Vốn vay Ngân hàng Nhà nước;

e)Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

3.Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

4.Vốn khác.

Điều43.

1.Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng vốn để cho vay người nghèo và các đốitượng chính sách khác.

2.Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật.

3.Điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị trong hệ thống.

Điều44. Ngân hàng Chính sách xãhội được trích lập các quỹ:

1.Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

2.Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá.

3.Quỹ dự phòng tài chính.

4.Quỹ đầu tư phát triển.

5.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

6.Quỹ khen thưởng.

7.Quỹ phúc lợi.

Điều45. Tự chủ về tài chính củaNgân hàng Chính sách xã hội.

1.Ngân hàng Chính sách xã hội được tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm vềhoạt động, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của phápluật.

2.Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Ngân hàng Chínhsách xã hội công khai báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

 

Mục2: Hạch toán, báo cáo

Điều46.

1.Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy địnhcủa pháp luật.

2.Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12của năm dương lịch.

3.Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản kế toántheo quy định của pháp luật.

Điều47.

1.Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ thống kêbáo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo quy định của Nhà nước.

2.Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo ngay với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ,ngành có liên quan trong những trường hợp sau:

a)Diễn biến không bình thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạtđộng của Ngân hàng Chính sách xã hội;

b)Thay đổi lớn về tổ chức.

3.Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Ngân hàng Chính sáchxã hội gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo hàng năm theo quy định củapháp luật.

 

Mục3: Kiểm toán đối với Ngân hàng Chính sách xã hội

Điều48. Chậm nhất là 60 ngày saukhi kết thúc năm tài chính, Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán và xácnhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.

           

ChươngV

GIẢI THỂ, THANH LÝ

Điều49. Trong trường hợp Ngân hàngChính sách xã hội có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng phải báo cáongay với Thủ tướng Chính phủ về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biệnpháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.

Điều50. Trường hợp cấp bách, đểbảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng Chính sách xã hộicó thể được tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt.Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ củaNgân hàng Chính sách xã hội.

Điều51. Giải thể Ngân hàng Chính sáchxã hội trong các trường hợp sau:

1.Nhà nước thấy không cần thiết duy trì.

2.Khi hết thời hạn hoạt động mà không được Thủ tướng Chính phủ cho gia hạn.

3. Trườnghợp Ngân hàng Chính sách xã hội bị tuyên bố giải thể, việc thanh lý Ngân hàng đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

Thủ tướngChính phủ quyết định giải thể và quyết định thành lập Hội đồng giải thể, thanhlý Ngân hàng Chính sách xã hội.

 

ChươngVI

THÔNG TIN VÀ BẢO MẬT

Điều52. Ngân hàng Chính sách xã hội đượctrao đổi thông tin về hoạt động ngân hàng và khách hàng với các tổ chức tíndụng khác.

Điều53.

1.Cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội và những người có liên quan khôngđược tiết lộ bí mật các thông tin về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hộitheo quy định của pháp luật.

2.Ngân hàng Chính sách xã hội được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân vềcung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi, tài sản của khách hàng và hoạt độngcủa Ngân hàng Chính sách xã hội, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

 

ChươngVII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều54. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệnày do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt./. 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpdlvtcvhcnhcsxh464