AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phê duyệt Chương trình Nâng cao Nhận thức Đa dạng sinh học giai đoạn 2001- 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phê duyệt Chương trình Nâng cao Nhận thức Đa dạng sinh học giai đoạn 2001- 2010

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 26/2002/QĐ-BKHCNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2002                          
Bộ Khoa học, Công nghệ

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Về việc phê duyệt "Chương trình Nâng cao Nhận thứcĐa dạng sinh học

giai đoạn 2001- 2010"

 

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 845/TTg ngày 22 tháng12 năm 1995 của Thủ tướngChính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam;

Căn cứ công văn số 6287/VPCP-KG ngày 24 tháng 12 năm 2001 của Vănphòng Chính phủ gửi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến công tác bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Môi trường, ông Vụ trưởng VụPháp chế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt "Chương trình nâng cao nhận thức Đa dạng sinh học giaiđoạn 2001- 2010".

Điều 2. Giaocho Cục Môi trường làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liênquan tổ chức thực hiện Chương trình.

Điều 3. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4.Các ông Cục trưởng Cục Môi trường, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toàn và các đơn vị có liênquan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học giaiđoạn 2001-2010

(Đã được phê duyệt tại Quyết định số:26/2002/QĐ-BKHCNMT

ngày 8/05/2002 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường)

Đadạng sinh học là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng và bền vững của loài ngườicũng như của trái đất nói chung. Tuy nhiên, con người đã và đang khai thácnguồn tài nguyên này một cách quá mức. dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái,làm nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học (ĐDSH), thậm chí hủy diệt nguồn tàinguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình. Bảo vệ môi trường,bảo tồn ĐDSH phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thànhnhững vấn đề nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũngnhư toàn thể cộng đồng loài người trên khắp hành tinh. Những vấn đề môi trường,bảo tồn ĐDSH vừa có tính Nhà nước, vừa mang tính xã hội cao. Việc giải quyếtnhững vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH hiện nay cũng như mai sau phụthuộc vào trình độ nhận thức của những người hoạch định chính sách, cũng nhưphụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xãhội.

ởViệt Nam, Kế hoạch hành động ĐDSH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theoquyết định số 845/TTg, tháng 12 năm 1995 đã khẳng định phải nâng cao nhận thứcvề giá trị của ĐDSH trong đời sống xã hội, cung cấp các thông tin cần thiết vềĐDSH cho các cấp lãnh đạo, tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ, xây dựng mạng lướicơ sở dữ liệu quốc gia về ĐDSH.

Chỉthị 36/CT - TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Việt Nam về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã khẳng định phải: "Thường xuyêngiáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúngtham gia bảo vệ môi trường".

Chươngtrình Nâng cao nhận thức về ĐDSH cho giai đoạn 2001 - 2010 nhằm cụ thể hoá cáchoạt động về nâng cao nhận thức ĐDSH được xác định trong "Kế hoạch hànhđộng Đa dạng sinh học của Việt Nam" và Chỉ thị 36/CT - TW nói trên.

I. Nhận thức về đa dạng sinh học ở Việt Nam: Thực trạng và xu thế.

1.1. Tình hình nhận thức về ĐDSH.

Từsau năm 1990, vấn đề bảo tồn ĐDSH đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam. Nhiềuvăn bản pháp quy, chương trình hành động liên quan đến bảo tồn ĐDSH đã được banhành. Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cùng các hoạt động bảo tồn ĐDSH đãđạt được những kết quả và tiến bộ nhất định.

Cáchoạt động bảo tồn và nghiên cứu ĐDSH ngày càng được đẩy mạnh ở các cơ quantrung ương và địa phương, đặc biệt là các cơ quan chức năng có liên quan.

Nhiềutổ chức quốc tế đã quan tâm và tài trợ cả về kỹ thuật lẫn tài chính cho côngtác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam cũng như công tác nâng cao nhận thức ĐDSH

Tuynhiên về nhận thức ĐDSH và bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế docác nguyên nhân chính sau đây:

-Việc giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH tuy được nhiều cơ quan, tổ chức thực hiệnnhưng không đồng bộ, không liên tục mà chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiệnngoại cảnh (có dự án, có tiềm lực và có sự quan tâm của ngành, của lãnh đạo).

-Chưa có cơ quan đầu mối ở cấp quốc gia về giáo dục bảo tồn ĐDSH nên thiếu sự tổchức chỉ đạo, dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp, lãng phí tài chính.

-Thiếu sự chỉ đạo tập trung và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nướcnên tài liệu giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH thiếu tính pháp lý, chất lượngkhoa học không được quản lý chặt chẽ.

-Giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH chưa hoặc tiếp cận hạn chế với các cộng đồngdân cư vùng sâu vùng xa, nơi rất cần tăng cường nhận thức về ĐDSH.

-Phương pháp và hình thức giáo dục chưa phong phú, chưa phù hợp với các đối tượng,đặc biệt là đối với cộng đồng các dân tộc ít người vùng sâu vùng xa.

1.2. Khó khăn và thuận lợi của nâng cao nhận thức về ĐDSH ở ViệtNam đến năm 2010.

1.2.1. Khó khăn:

-Nghèo đói: Chưa giải quyết được đói nghèo thì cơ hội nâng cao trình độ học vấncủa cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện và khó khăn cho côngtác giáo dục nâng cao nhận thức cũng như thay đổi hành vi đối với ĐDSH;

-Sức ép của sự gia tăng dân số: là áp lực quan trọng đến bảo tồn ĐDSH;

-Nạn du canh, du cư, di dân tự do: chưa được ngăn chặn triệt để; phương thứccanh tác nương rẫy lạc hậu vẫn tồn tại, diện tích nương rẫy vẫn không ngừng giatăng;

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo ra sự không đồng đều đối với sự phântầng xã hội về kinh tế, văn hóa và xã hội;

Trướcnhững thách thức nêu trên và hạn chế trong giáo dục nâng cao nhận thức về ĐDSHđã làm cho các hoạt động thực tiễn, kể cả các chương trình, dự án bảo tồn ĐDSHcũng bị hạn chế về kết quả. ĐDSH vẫn tiếp tục bị suy thoái, các hành vi vi phạmpháp luật liên quan đến ĐDSH vẫn tiếp diễn, có khi rất gay gắt.

1.2.2. Thuận lợi:

-Một trong những thuận lợi quan trọng nhất là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.Phải nói rằng, chưa bao giờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệpbảo tồn ĐDSH lại sâu sắc như hiện nay. Ngoài những chủ trương quan trọng về bảovệ tài nguyên, môi trường, Đảng và Nhà nước đã có kế hoạch và những biện phápcụ thể thực hiện việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.

-Các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan quản lý khoa học đã có ý thức vàhành động tập trung vào nghiên cứu bảo tồn thông qua các đề tài nghiên cứu khoahọc trong nước và hợp tác quốc tế về ĐDSH, về các nhóm sinh vật có ý nghĩa bảotồn.

-Sự tăng trưởng về kinh tế, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật là cơ hội quantrọng để giúp thực hiện các chủ trương của Nhà nước đề ra. Đó cũng là nền tảngquan trọng giúp cải thiện đời sống các cộng đồng dân tộc ở mọi miền đất nước vàtạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho công tác giáo dục, nâng cao nhận thức vềĐDSH.

-Trình độ học vấn của cộng đồng được tăng lên đáng kể, đến nay đã có 96,24% sốxã phường đạt tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù.

-Sự giúp đỡ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam ngày càngtăng. Ngày càng có nhiều dự án lớn với nhiều phương thức tiếp cận tốt nên đạthiệu quả hơn (đáng chú ý là các dự án phối hợp phát triển và bảo tồn - ICDPs).

-Nhận thức về giá trị của ĐDSH của cộng đồng dân cư ngày càng cải thiện. Thái độcủa cồng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng tỏ ra cótrách nhiệm hơn. ý thức bảo tồn ĐDSH ngày càng cao hơn thể hiện qua các biệnpháp tiết kiệm trong các hoạt động khai thác và sử dụng ĐDSH.

-Sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội ở các địa phương ngày càng nhiều,tích cực và hiệu quả hơn. Đặc biệt đáng quan tâm là các Hội Nông dân, Hội Phụnữ, Hội Những người Cao tuổi và các đoàn thể thanh, thiếu niên, các trường học.

-Sự phối hợp các cơ quan ban, ngành từ Trung ương đến địa phương ngày càng tỏ rachặt chẽ hơn, các hình thức giáo dục phong phú và hiệu quả hơn.

Tómlại, xu thế của việc nâng cao nhận thức ĐDSH trong những năm qua ở Việt Nam đãcó những bước tiến bộ và chúng ta đã thu được những kết quả nhất định nhưng chưađáp ứng được yêu cầu. Nhận thức về ĐDSH chưa trở thành vấn đề của toàn xã hội.Điều này đã nói lên sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện Chương trình nângcao nhận thức ĐDSH ở Việt Nam. Tuy có những thách thức không nhỏ, nhưng vớinhững thuận lợi cơ bản nêu trên và với quyết tâm của mọi cơ quan, tổ chức, cánhân, việc xây dựng và triển khai Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinhhọc giai đoạn 2001 - 2010 hoàn toàn có thể đạt đực mục tiêu, yêu cầu của mình.

II. Mục tiêu, Nguyên tắc, nội dung, biện pháp của Chương trình vềnâng cao nhận thức đa dạng sinh học giai đoạn 2001 - 2010.

2.1. Mục tiêu lâu dài:

Gópphần nâng cao nhận thức, kiến thức của toàn xã hội về vai trò của ĐDSH trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, về bảo vệ ĐDSH, làm cho bảo vệĐDSH trở thành một trong những ý niệm đạo đức của thời đại, thành nguồn lực chosự phát triển xã hội.

Xâydựng chuẩn mực về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và môi trường đểcải thiện được chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững. Chuẩn mực này thểhiện ở tinh thần trách nhiệm đối với tất cả các dạng sống, trong đó có con ngườikhai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhưng không được làmxói mòn nguồn gen, làm tổn hại đến các loài, các hệ sinh thái và đến tài nguyênĐDSH của các thế hệ mai sau.

2.2. Mục tiêu trước mắt:

Giáodục và truyền thông cho mọi thành viên trong xã hội nhằm:

-Nâng cao hiểu biết chung về ĐDSH, về ý nghĩa quan trọng của ĐDSH và hiện trạngĐDSH ở nước ta;

-Biết thế nào là sử dụng một cách bền vững ĐDSH; và

-Sự cần thiết phải tham gia vào công cuộc bảo tồn ĐDSH, có thái độ và hành độngphù hợp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo tồn ĐDSH.

2.3. Các nguyên tắc:

Chươngtrình về nâng cao nhận thức ĐDSH được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

-Phù hợp với các quy định tại Điều 13 Công ước Đa dạng sinh học về các hành độngnâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng.

-Phù hợp với nguồn lực kinh tế - xã hội, trình độ và tập quán của nhân dân ViệtNam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;

-Phục vụ việc xây dựng và thực hiện đường lối và chủ trương về bảo vệ môi trườngtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Chỉ thị 36 -CT/TW);

-Phù hợp với Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia giai đoạn 2001-2010;

-Phù hợp với các văn bản pháp lý và các công ước quốc tế có liên quan mà ViệtNam đã tham gia;

-Tiếp thu một cách có chọn lọc các kinh nghiệm tốt của các tổ chức quốc tế và nướcngoài;

-Thu hút sự tham gia rộng rãi và tích cực của nhân dân, của cán bộ chính quyềncác cấp;

-Kết hợp việc giáo dục, nâng cao nhận thức với việc thực thi các hành động cụthể về bảo tồn ĐDSH.

2.4. Nội dung và biện pháp:

Chươngtrình về nâng cao nhận thức ĐDSH có các nội dung sau:

2.4.1.Cung cấp các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp về đặc điểm, hiện trạng ĐDSH ởViệt Nam và ở từng vùng,

2.4.2.Tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân có sự hiểu biết về vai trò của ĐDSHtrong cuộc sống hàng ngày;

2.4.3.Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức việc giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSHtại mọi vùng của đất nước;

2.4.4.Phối hợp chặt chẽ giáo dục ĐDSH trong nhà trường và ngoài nhà trường;

2.4.5.Đào tạo đội ngũ cán bộ có hiểu biết về ĐDSH cho cơ sở ở tỉnh, thành phố, quận,huyện, phường, xã làm cán bộ nòng cốt cho công tác giáo dục nâng cao nhận thứcvề ĐDSH phù hợp với từng vùng;

2.4.6.Xây dựng chương trình và triển khai công tác nâng cao nhận thức về ĐDSH phù hợptheo các nhóm đối tượng: cộng đồng dân cư các vùng, các doanh nghiệp khai thácvà sử dụng sản phẩm ĐDSH, cán bộ làm việc tại các khu bảo tồn, lực lượng vũtrang, văn hóa, thông tin, giáo dục và đào tạo;

2.4.7.Xã hội hóa công tác nâng cao nhận thức về ĐDSH, huy động mọi cá nhân, mọingành, mọi cấp cùng hợp tác tham gia quản lý bảo tồn ĐDSH;

2.4.8.Đào tạo đội ngũ chuyên gia về nghiên cứu, quản lý và giáo dục ĐDSH;

2.4.9.Nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ quản lý nhà nướccác cấp.

2.5. Những vấn đề ưu tiên.

2.5.1. Giáo dục trong nhà trường:

Nộidung giáo dục môi trường, trong đó có ĐDSH nhất thiết phải được đưa vào chươngtrình đào tạo ở các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp và cáctrường đại học, đặc biệt là các trường sư phạm các cấp, các trường nội trú ởcác tỉnh miền núi.

Dotính chất liên ngành mà nội dung ĐDSH có thể lồng ghép vào nội dung của nhiềumôn học khác như sinh học, địa lý, hóa học, văn học, giáo dục công dân, sinhhoạt ngoại khóa. Học sinh, sinh viên khi có được nhận thức sẽ có thái độ, hànhvi, đạo đức mới về ĐDSH trong các hoạt động ở ngoài nhà trường.

Nộidung giáo dục cần phải làm cho học sinh, sinh viên nhận thức được và có tháiđộ, hành vi đúng đắn về:

-Vai trò của ĐDSH trong việc bảo đảm nhu cầu hàng ngày của mọi người và của cáccộng đồng dân cư;

-Vai trò của ĐDSH trong việc bảo đảm môi trường sống trong lành;

-Mối liên quan mật thiết giữa ĐDSH với phát triển kinh tế và xã hội; và

-Phải làm gì để bảo tồn ĐDSH.

Đểcho học sinh, sinh viên dễ tiếp thu, chương trình và nội dung giảng dạy phảisát với tình hình thực tế của từng địa phương, từng vùng, từng dân tộc. Tại cáctrường tiểu học, cần xây dựng vườn trường kết hợp với tham quan các bảo tàng, vườnthú, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn thực vật, các cơ sở sản xuất để giáo dục chohọc sinh ngay từ nhỏ.

Đàotạo đội ngũ thầy giáo có đủ trình độ để thực hiện việc giáo dục ĐDSH trong cáctrường phổ thông. Soạn thảo tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập phù hợp, tàiliệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy ĐDSH.

2.5.2. Giáo dục ngoài nhà trường:

Vấnđề giáo dục, nâng cao nhận thức ĐDSH nhất thiết phải được đẩy mạnh ngoài phạmvi nhà trường mà đối tượng là quảng đại quần chúng, các cộng đồng dân cư, nhấtlà những người sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên sinhhọc. Cần tăng cường sự hợp tác giữa các vườn thú, vườn thực vật, vườn quốc gia,khu bảo tồn với các trường đại học, các viện nghiên cứu về công tác nâng caonhận thức ĐDSH cho cộng đồng.

Trongmột cộng đồng dân cư, cần phân biệt các nhóm đối tượng đó bao gồm:

-Các ủy viên Hội đồng Nhân dân, những người tham gia công tác lãnh đạo chínhquyền các cấp;

-Những người tham gia hoạt động sản xuất, các hoạt động kinh tế, khai thác, chếbiến, nuôi trồng, buôn bán, kinh doanh các sản phẩm sinh học, nông dân, ngưdân, nghề rừng, thu lượm các sản phẩm từ rừng, biển, bờ biển, đất ngập nước...

-Lực lượng vũ trang;

-Các cán bộ ngành thuế vụ, quản lý thị trường, hải quan, công an, kiểm lâm;

-Những người tiêu thụ sản phẩm sinh học;

-Những người sống lệ thuộc vào việc khai thác các loại tài nguyên sinh học.

Cácphương tiện truyền thông về kiến thức bảo tồn ĐDSH là các phương tiện truyềnthông đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh, hát, pano, ápphích, tờ rơi, kịch, nói chuyện và các hình thức văn nghệ quần chúng khác cùngcác cuộc thi vẽ, thi ảnh, v.v... Một số dự án như các dự án quản lý vùng đệmkhu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đã có những hình thức giáo dục, truyềnthông bảo vệ ĐDSH khá hấp dẫn. Cần phát huy và mở rộng các hình thức này.

Việcgiáo dục và truyền thông bảo vệ ĐDSH phải được thực hiện một cách liên tục, đềuđặn và có kế hoạch lâu dài để nội dung được thấm sâu vào ý thức của mọi ngườivà dần dần tạo thành một thứ đạo đức, một nét sống đẹp, nét văn hóa mới của dântộc.

III. Tổ chức thực hiện

3.1. Các yêu cầu cụ thể:

Bảotồn ĐDSH là trách nhiệm của toàn xã hội, một trong những biện pháp chiến lượctốt là tăng cường giáo dục ĐDSH cho mọi người dân, cộng đồng, các doanh nghiệp,các nhà ra quyết định và các cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp;Tăng cường giáo dục nhận thức ĐDSH trong các cấp học.

Chươngtrình về nâng cao nhận thức ĐDSH giúp cho mọi thành viên của cộng đồng:

-Nhận thức được tình hình ĐDSH cùng những vấn đề của nó ở từng địa phương và ởcả Việt Nam.

-Có được những kiến thức cơ bản về bảo tồn ĐDSH và kỹ năng phù hợp để tham giavào việc cải thiện, phục hồi ĐDSH ở Việt Nam.

-Có thái độ và hành động phù hợp để góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đềbảo tồn ĐDSH và ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.

3.2. Cách thức tiến hành:

Nộidung và phương pháp thực hiện nâng cao nhận thức ĐDSH phải đơn giản, dễ hiểu,dễ tiếp thu và phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực ở từng vùng lãnh thổ.

-Tổ chức phổ biến rộng rãi Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH đến các bộ,ngành, địa phương và các tổ chức xã hội trong nước, sau khi đã được Nhà nướcthông qua;

-Tổ chức tuyên truyền Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH đến quảng đại quầnchúng nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng;

-Lồng ghép các chương trình nâng cao nhận thức ĐDSH với các chương trình truyềnthông môi trường khác;

-Phổ cập các kiến thức về tầm quan trọng của ĐDSH đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của cộng đồng, các biện pháp kỹthuật cần thiết phục vụ cho bảo tồn ĐDSH.

-Tiếp thu có chọn lọc và phổ biến áp dụng kiến thức bản địa vào việc bảo tồn cácbản sắc văn hóa truyền thống và tập quán của các dân tộc, của các địa phương,vào công tác bảo tồn ĐDSH;

-Động viên, lôi cuốn sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức chínhquyền các cấp, các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ĐDSH;        

-Tôn trọng và phát huy mọi sáng kiến của cá nhân, tập thể trong công tác giáodục và truyền thông về bảo tồn ĐDSH và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật;

-Phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành và khi có điềukiện hợp tác với các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện các nội dung củaChương trình về nâng cao nhận thức về ĐDSH.

3.3. Các hình thức thực hiện:

a.     Xây dựng các chương trình thông tin, tuyên truyền cùng các thôngđiệp truyền thông về nhận thức ĐDSH.

b.     Giáo dục nâng cao kiến thức và nhận thức cho cán bộ.

c.      Đưa nội dung bảo vệ ĐDSH vào chương trình chính khóa hoặc lồng ghépvới các môn học khác trong chương trình giảng dạy của các trường thuộc các cấpđào tạo và các trường dạy nghề.

d.     Tổ chức các hội thảo quốc gia, khu vực và quốc tế về giáo dục nângcao nhận thức cho cộng đồng nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐDSH

e.      Biên soạn các tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo về ĐDSH.

f.       Tái bản có sự biên tập và bổ sung bản Kế hoạch Hành động Đa dạngSinh học; biên soạn, xuất bản cuốn kế hoạch hành động ĐDSH "phổ thông, đơngiản"...

g.     Xây dựng kế hoạch Quốc gia về đào tạo nâng cao năng lực của ViệtNam trong việc thực hiện Kế hoạch Hành động quốc gia về ĐDSH cũng như thực hiệnnhững điều khoản của các công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia.

h.     Phát động các phong trào, nâng cao vai trò của các tổ chức quầnchúng như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, HộiNông dân, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức tự nguyện, tôn giáo tham gia bảo tồnvà quản lý ĐDSH.

3.4. Hành động ưu tiên.

Cáchành động của Chương trình về nâng cao nhận thức ĐDSH gồm các chương trình hànhđộng ưu tiên được xác định trên cơ sở lựa chọn các vấn đề có tính bức xúc và cókhả năng giải quyết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.4.1. Nâng cao nhận thức ĐDSH cho các cán bộ chính quyền các cấp:

-Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về ĐDSH vàbảo tồn thiên nhiên.

-Trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức ở trong và ngoài nước đã có nhiều thànhtựu trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ ĐDSH.

-Đưa thông tin về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với ĐDSH vào báo cáohiện trạng môi trường quốc gia hàng năm.

3.4.2. Giáo dục nâng cao nhận thức ĐDSH cho quần chúng nhân dân:

-Tuyên truyền giáo dục nhận thức ĐDSH thông qua các phương tiện truyền thông đạichúng;

-Tổng kết các mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn ĐDSH, thành lập, thựchiện các chương trình bảo tồn dựa vào cộng đồng.

3.4.3. Tăng cường giáo dục nhận thức ĐDSH trong nhà trường:

-Phối hợp với dự án giáo dục môi trường VIE/98/018 đưa nội dung giáo dục nângcao nhận thức về ĐDSH vào các cấp học;

-Tổ chức các lớp ngoại khóa dã ngoại cho học sinh, sinh viên thăm và học để nângcao nhận thức về ĐDSH;

-Tổ chức các lớp tập huấn về chính sách, luật pháp, quy hoạch và quản lý bảo tồnĐDSH cho các cán bộ các khu bảo tồn, các cán bộ quản lý Nhà nước có liên quanđến bảo tồn ĐDSH;

-Tổ chức diễn đàn ĐDSH để đối thoại giữa các tổ chức quần chúng, đoàn thể, vớicác cơ quan quản lý Nhà nước để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồngđối với công tác bảo tồn tài nguyên sinh vật.

3.5. Tài chính, nguồn và đa dạng hoá đầu tư nâng cao nhận thứcĐDSH:

Đểthực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung và chương trình hành động xếp theothứ tự ưu tiên được nêu trong Chương trình về nâng cao nhận thức về ĐDSH choViệt Nam giai đoạn 2001-2010, ước tính khoản kinh phí trung bình mỗi năm làkhoảng 20 tỉ đồng.

Ngânsách dành cho Chương trình ngoài một phần lấy từ vốn ngân sách Nhà nước do BộBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính hàng năm xem xét cân đối, phần còn lại cần được huy động từ đối tượnghưởng lợi nhờ vào tài nguyên sinh học, chẳng hạn như các đối tượng sử dụngkhông vì mục đích sinh sống, các ngành kinh doanh, các ngành công nghiệp, từcác tổ chức trong, ngoài nước và trong cộng đồng dân cư... Các loại thuế tàinguyên sinh vật đối với các hoạt động khai thác hợp pháp vì mục đích thươngmại;

Thuhút tài trợ quốc tế như sự trợ giúp của các nhà tài trợ, các nguồn vốn ODA, QuỹMôi trường Toàn cầu (GEF), của các hợp tác quốc tế đa phương, song phương. Tăngcường cơ chế phối hợp thông qua các nhà tài trợ như Chương trình Phát triểnLiên Hiệp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á(ADB), Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Quỹ Quốc tế về Bảo vệThiên nhiên (WWF), các dự án ĐDSH.

3.6. Thực hiện cụ thể:

Theotinh thần Quyết định 845/TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtKế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam:

-Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là đầu mối phối hợp cùng các Sở Khoa học,Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn, Bộ Thủy sản cũng như các bộ, ngành và địa phương liên quan, các tổchức quần chúng cùng tổ chức thực hiện Chương trình nâng cao nhận thức ĐDSH củaViệt Nam theo từng thời kỳ nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra với các chỉ tiêu vàkế hoạch cụ thể.

-Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hàng năm dựa theo tình hình thực tế để quyđịnh các chỉ tiêu cần đạt theo từng giai đoạn thực hiện Chương trình và hòanhập các kế hoạch hành động của Chương trình với kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của Quốc gia.

3.7. Giám sát và đánh giá thực hiện chương trình:

Hàngnăm Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và đánh giá việc thực hiện Chươngtrình được theo các mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt và có thể chia giaiđoạn thực hiện cũng như đánh giá Chương trình thành 3 giai đoạn: 2001-2005,2006-2008 và 2009-2010.

Từngbộ, ngành có liên quan, các địa phương, hàng năm phải gửi bản báo cáo đánh giákết quả thực hiện các dự án trong khuôn khổ của Chương trình cho Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường, đồng thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thựchiện.

Phụ lục 1. Danh mục Các chương trình ưu tiên về phương pháp biênsoạn tài liệu cho các

hành động nâng cao nhận thức ĐDSH

TT

Chương trình

Cấp

ưu tiên

Nội dung

Mục tiêu cần đạt

Các cơ quan chủ trì và đối tác đề xuất

 

Cách tiếp cận Chương trình với truyền thông về ĐDSH

C

Xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thông (đối tượng mục tiêu, các thông điệp, các cách tiếp cận)

Thúc đẩy hiệu quả nhận thức và hỗ trợ về ĐDSH trong nhóm là đối tượng chính

Bộ KHCN&MT

 

Lồng ghép chương trình giảng dạy ở trường phổ thông

 

Xem xét lại chương trình giảng dạy và xây dựng chương trình giảng dạy mới phù hợp

Thúc đẩy nhận thức về ĐDSH trong học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Các tài liệu tham khảo về ĐDSH bằng tiếng Việt

C

Dịch các tài liệu tham khảo quan trọng; soạn thảo bản kế hoạch hành động ĐDSH đơn giản; đưa ra các hướng dẫn ĐDSH ngành bằng tiếng Việt

Khuyến khích nhận thức cho công chúng và cho những người không phải là chuyên gia về các dịch vụ và giá trị của ĐDSH

Bộ KHCN&MT

 

Thông tin về ĐDSH cho ngành du lịch

C

Phát triển các tài liệu thông tin cho ngành du lịch trên toàn quốc. Thiết lập các trung tâm thông tin về các khu du lịch sinh thái

Tăng cường nhận thức về ĐDSH cho ngành du lịch

Tổng cụ Du lịch, các UBND Tỉnh, Bộ Thủy sản, Bộ NN&PTNT

 

Tái bản kế hoạch hành động ĐDSH

P

In lại kế hoạch hành động ĐDSH có cải tiến về cách trình bày, tham chiếu và các bản đồ in màu

Kế hoạch hành động ĐDSH dễ tham khảo với hình thức thu hút, dễ đọc

Bộ KHCN&MT

 

Đào tạo cán bộ của Bộ NN&PTNT, Bộ Thủy sản; Bộ KHCNMT và Trung tâm KHTN và CNQG, Trung tâm KHXH và Nhan văn Quốc gia

P

Xây dựng kế hoạch đào tạo quốc gia về ĐDSH sau khi đã đào tạo cho các cán bộ ở trung ương và tỉnh về thực hiện các quy định luật pháp về ĐDSH; về các phương pháp giám sát và kiểm kê, đánh giá ĐDSH; về nguyên tắc phân loại; về quản lý khu bảo vệ; và về bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng.

Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; tăng cường năng lực cấp ngành; thu thập thông tin đầy đử hơn; Thực hiện bảo tồn có sự tham gia của công đồng.

Bộ NN&PTNT, Bộ Thủy sản, Bộ KHCN&MT, Trung tâm KHTN và CNQG, Trung tâm KHXH và NVQG.

Phụ lục 2. Danh mục dự án hành động ưu tiên nâng cao nhận thức đadạng sinh học và đề cương

TT

Tên dự án

Nhóm

mục tiêu

Thời gian

Cơ quan có

trách nhiệm

địa điểm

 

Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trên truyền hình và đài phát thanh.

Quần chúng nhân dân

1 năm

Cục Môi trường/Đài Truyền hình Việt Nam/Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCNVN

Hà nội

 

Đào tạo ngư dân và các công ty khai thác hải sản ở một số tỉnh vùng ven biển về hoạt động đánh bắt cá bền vững.

Ngư dân

2 năm

Bộ Thủy sản, Viện Hải Dương học Hải phòng

Phối hợp hợp từ Hà nội cùng với các hoạt động thực hiện tập trung ở những vùng ven biển

 

Chương trình phát thanh bằng tiếng địa phương dành cho các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc Việt nam về việc sử dụng bền vững sản phẩm ngoài gỗ

Dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc

1 năm

Viện Lâm Nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Dự án Sử dụng Lâm sản Ngoài gỗ IUCN VN

Các khu vực miền núi phía bắc phối hợp từ Hà nội

 

Xuất bản tài liệu hướng dẫn dành cho nhân viên hải quan giới thiệu cách nhận dạng một số loài sinh vật hoang dã và các sản phẩm làm từ chúng thuộc phạm vi buôn bán quốc tế bất hợp pháp

Nhân viên hải quan

1 năm

Cục Kiểm Lâm, Tổng Cục Hải Quan, Tổ chức TRAFFIC Indochina

phối hợp từ Hà nội

 

Nâng cao nhận thức về thực trạng các loài thực vật được sử dụng làm thuốc đông

Thầy thuốc đông y

1 năm

Hội Dược Liệu Việt Nam (VINAEMES), IUCN VN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hà nội

 

Chương trình giáo dục và đào tạo cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh về bảo tồn đa dạng sinh học

Cán bộ lãnh đạo

2 năm

Cục Môi trường, IUCN VN, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường các tỉnh

Hà nôị

 

Đào tạo về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cho nhà báo/phóng viên

Nhà báo

1 năm

Cục Môi trường, IUCN VN, Hội các nhà báo môi trường Việt Nam

Hà nội (cùng với các khoá đào tạo khu vực tại Huế và Tp HCM)

 

Nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân tại tỉnh Hà Tĩnh thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin cơ sở về khoa học, công nghệ và môi trường

Quần chúng nhân dân

1 năm

Cục Môi trường, Sở KHCN-MT Hà Tĩnh, UBND các cấp của Hà Tĩnh.

Thị xã Hà Tĩnh (cùng với các hoạt động trên toàn tỉnh)

 

Chương trình giáo dục và đào tạo về đa dạng sinh học cho cán bộ Bộ Giao thông Vận tải

Cán bộ lãnh đạo

1 năm

Cục Môi trường, IUCN VN, Bộ Giao thông Vận tải, CRES Đại hoc Quốc gia Hà Nội.

Hà nội

 

Giáo dục về đa dạng sinh học tại khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ

Khách du lịch

2 năm

Ban Quản lý khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ, Tp HCM , IUCN VN

Khu dự trữ sinh quyển cần giờ

 

Dự án nâng cao nhận thức cho ngành công nghiệp chế biến hải sản

Ngành du lịch

2 năm

Bộ Thuỷ sản, Viện Hải Dương học Hải Phòng, Trung tâm Khuyến ngư thuộc Bộ Thủy sản

phối hợp tại Hà nội

 

Nâng cao nhận thức về tác động của các loài sinh vật lạ gây hại

Nhà hoạch định chính sách

1 năm

Cục Môi Trường, IUCN Việt Nam, CRES Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hà nội

 

Xuất bản tài liệu về du lịch sinh thái cho các công ty du lịch

Công ty du lịch

1 năm

Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch/Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật.

Hợp tác tại hà nội, cùng với một số hoạt động khác tại các thị xã.

 

Chương trình truyền thông du lịch sinh thái thông qua ngành hàng không Việt Nam

Khách du lịch

18 tháng

Tổng cục Du lịch Việt nam, Hàng không Việt nam, IUCN VN, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật

trên cả nước, phối hợp từ Hà Nội

 

Nâng cao nhận thức cho người nông dân về tác động của thuốc trừ sâu đối với đa dạng sinh học

Nông dân

1 năm

Cục Bảo vệ thực vật, Cục Môi trường, Hội Nông dân, các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của một số tỉnh.

Phối hợp tại Hà nội cùng với một số hoạt động trên cả nước

 

Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp

Nhà quản lý doanh nghiệp

1 năm

Cục Kiểm lâm /Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, IUCN VN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam

Phối hợp từ Hà Nội

 

Nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học cảnh quan và ô nhiễm biển tại Vịnh Hạ Long

Dân địa phương và nhà chức trách

1 năm

Ban Quản lý Du lịch Vịnh Hạ long, UBND tỉnh QN, huyện Cát Bà IUCNVN, Tổng cục Du lịch VN

Phối hợp từ Hà Nội

 

Giới thiệu nội dung bảo tồn đa dạng sinh học cho học sinh tại tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai

Học sinh

1 năm

Sở KHCNMT Huế, Cục Môi trường, Sở KHCNMT, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đắc và Gia Lai; CRES Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tây Nguyên

Phối hợp từ Hà Nội

 

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng sống ở Vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Dân ở các xã vùng đệm Vườn Quốc Gia

1 năm

Vườn Quốc gia Cát Tiên, Cục Kiểm Lâm, Cục Môi trường IUCN VN

Vườn Quốc gia Cát Tiên

 

Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng ngập mặn

Dân cư khu vực đồng bằng sông cửu long

1 năm

Sở KHCN MT Tp HCM, Quảng Ninh, Thái Bình, IUCNVN, Hội nông dân

Tp HCM, Quảng Ninh, Thái Bình

 

Nâng cao nhận thức về sinh vật biến đổi gen

Cán bộ cấp cao

1 năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Môi Trường, IUCNVN

Hà nội

&Đề xuất theo nội dung ưu tiên của Chương trình


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpdctncntdshg20012010459