AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 - 2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 - 2010

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 130/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2002                          
Chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Trang thiết bịy tế

giai đoạn 2002 - 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19tháng 3 năm 2001 phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giaiđoạn 2001 - 2010,

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Phêduyệt Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế (TTBYT) giai đoạn 2002 - 2010,gồm những nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu chung:

Bảođảm đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ y tế. Từng bướchiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chămsóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật vềtrang thiết bị y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Đào tạo đội ngũcán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểmchuẩn trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế nhằm nângcao dần tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể:

a)Phấn đấu đến năm 2005 bảo đảm cung ứng đủ và khai thác có hiệu quả trang thiếtbị y tế thông dụng cho các cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh theo qui định của Bộ ytế.

b)Tiếp tục trang bị và phát huy hiệu quả ba trung tâm y tế chuyên sâu Hà nội,Thành phố Hồ Chí Minh và Huế.

Từnăm 2002 đến năm 2010 có kế hoạch từng bước xây dựng trung tâm y tế chuyên sâutại các khu vực theo vùng kinh tế, xã hội; đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào các dân tộc thiểu số.

c)Mở rộng sản xuất trang thiết bị y tế thông dụng bảo đảm cung cấp đủ 40% nhu cầutrong ngành vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tếcông nghệ cao, các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất trang thiết bị ytế, dược phẩm và vacxin.

3. Kế hoạch thực hiện:

a) Giai đoạn 1: Từ năm 2002 đến 2005

Mụctiêu cần đạt được:

Đảmbảo TTBYT thiết yếu cho các tuyến y tế từ cơ sở đến trung ương theo tiêu chuẩncủa Bộ Y tế.

Sảnphẩm sản xuất trong nước đạt tỷ lệ khoảng 40% tổng số TTBYT thông dụng.

Đảmbảo độ chính xác và an toàn của TTBYT.

b) Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến 2010.

Mụctiêu cần đạt được:

Cơsở khám, chữa bệnh thuộc các tuyến được trang bị đủ số lượng và chất lượngTTBYT theo danh mục tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Cácbệnh viện trung ương và đa khoa trung tâm tỉnh được trang bị đủ phương tiện kỹthuật để chẩn đoán và điều trị, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dântheo phân tuyến kỹ thuật, đạt trình độ kỹ thuật thiết bị y tế ngang với các nướctrung bình tiên tiến trong khu vực.

Tiếptục xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả của các trung tâm y tế chuyênsâu.

Đẩymạnh sản xuất những mặt hàng trong nước có ưu thế, nâng cao chất lượng và tiếntới xuất khẩu, bảo đảm cung cấp đủ 60% nhu cầu dụng cụ, trang thiết bị y tếthông dụng.

Xâydựng công nghiệp trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm, nhằm hai mụctiêu:

Phụcvụ nhu cầu sử dụng trong nước.

Nângcao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu.

Củngcố hệ thống kinh doanh TTBYT phù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời từng bướctiếp cận với quy chế của khối ASEAN và thế giới, đáp ứng có hiệu quả hoạt độngchung của ngành y tế.

Củngcố, cải tiến hệ thống đào tạo nhân lực chuyên ngành kỹ thuật TTBYT để khaithác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị y tế, thực hiện bảo dưỡng và sửa chữatốt TTBYT đã được trang bị.

Hoànchỉnh hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lýNhà nước về TTBYT, tạo môi trường phù hợp để tranh thủ tối đa quá trình hợp tácquốc tế, liên doanh liên kết trong lĩnh vực TTBYT.

4. Những giải pháp:

a) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trang thiết bị y tế:

Hoànchỉnh hệ thống quản lý về trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương. Cácsở y tế, các trung tâm y tế huyện có cán bộ chuyên môn theo dõi công tác vật tưthiết bị y tế. Các bệnh viện, các viện trung ương, bệnh viện đa khoa tỉnh cóphòng vật tư kỹ thuật thiết bị y tế.

Thốngnhất quản lý Nhà nước về kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế từtrung ương đến địa phương.

Đẩymạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, giám sát hiệu quả khai thác sửdụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở sử dụng và hệ thống kinh doanh theo cácquy định của Nhà nước. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ trang thiết bị y tếđang sử dụng tại các cơ sở y tế cũng như sản phẩm sản xuất trong nước và nhậpkhẩu.

Banhành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà khoa học, các cơ sởkhoa học và công nghệ tham gia nghiên cứu, chế tạo, khai thác sử dụng và thựchiện dịch vụ kỹ thuật về trang thiết bị y tế; khuyến khích các cơ sở sản xuất,kinh doanh trang thiết bị y tế trong nước. Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duytrì hoạt động và tái đầu tư trang thiết bị y tế. Ban hành qui định về kinh phídành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế hàngnăm.

b) Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế:

Tăngcường đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế.

Đưanhững nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật-công nghệ, kỹ năng sử dụng trangthiết bị y tế vào chương trình đào tạo cán bộ đại học và trung học Y, Dược.

Nângcao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trang thiếtbị y tế.

c) Đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất, dịch vụ trang thiết bị ytế:

Đầutư sản xuất trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt được tínhhiệu quả, kinh tế và hợp lý giữa y tế chuyên sâu và y tế phổ cập.

Tậptrung sản xuất các thiết bị y tế thông dụng phục vụ y tế cơ sở, chương trìnhdân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dụng cụ sử dụng mộtlần và các trang thiết bị phục vụ y tế học đường và gia đình.

Tăngcường công tác dịch vụ kỹ thuật - thiết bị y tế.

d) Củng cố hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định của nhà nước.

e) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giaocông nghệ và hợp tác quốc tế về trang thiết bị y tế:

Nghiêncứu ứng dụng những trang thiết bị y tế, các phương pháp điều trị và chẩn đoánmới trên thế giới để áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam.

Mởrộng hợp tác với các tập đoàn sản xuất trang thiết bị y tế có uy tín trên thếgiới trong việc liên doanh sản xuất và chuyển giao công nghệ.

4. Kinh phí thực hiện:

Kinhphí thực hiện Chính sách từ các nguồn:

Ngânsách nhà nước,

Nguồnhỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước,

Nguồnvốn vay từ nguồn ODA và các quỹ hỗ trợ phát triển trong và ngoài nước,

Nguồnkhác (nếu có).

Điều2.

Căncứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trong từng năm,từng giai đoạn Bộ Y tế xây dựng kế hoạch, chủ trì, phối hợp với các bộ, cácngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các mục tiêu của Chínhsách Quốc gia về trang thiết bị y tế.

Điều 3.

Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpdcsqgvttbytg20022010470