AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 21/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2001                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡnggiai đoạn 2001-2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Phêduyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 với nhữngnội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

a)Mục tiêu tổng quát

Đảmbảo đến năm 2010, tình trạng dinh dưỡng của nhân dân được cải thiện rõ rệt, cácgia đình trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, bữaăn của người dân ở tất cả các vùng đủ hơn về số lượng, cải thiện hơn về chất lượng,bảo đảm về an toàn vệ sinh. Hạn chế các vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh có liênquan tới dinh dưỡng.

b)Mục tiêu cụ thể

Ngườidân được nâng cao về kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý.

Chỉtiêu:

Tỷlệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm tăng từ 20,2% năm2000 lên 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010.

Tỷlệ bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn 4 tháng đầu từ 31,1% năm 2000 lên 45% vàonăm 2005 và 60% vào năm 2010.

Tỷlệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức làm mẹ đạt 25% vàonăm 2005 và 40% vào năm 2010.

Giảmtỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ.

Chỉtiêu:

Tỷlệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nướcmỗi năm giảm 1,5% để giảm còn dưới 25% vào năm 2005 và dưới 20% vào năm 2010.

Tỷlệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cho cả nướcgiảm mỗi năm 1,5%.

Tỷlệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500g giảm còn 7% vào năm 2005 và 6% vào năm 2010.

Giảmtỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tính chung toàn quốcgiảm mỗi năm 1%.

Tỷlệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân dưới 5%.

Giảiquyết về cơ bản tình trạng thiếu vitamin A, thiếu Iốt và giảm đáng kể tìnhtrạng thiếu máu dinh dưỡng

Chỉtiêu:

Tỷlệ khô loét giác mạc hoạt tính do thiếu Vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi luôn ở mứcthấp hơn ngưỡng có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng.

Giảmtình trạng thiếu Vitamin A thể tiền lâm sàng: tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi có hàm lượngVitamin A huyết thanh thấp dưới 8% vào năm 2005 và dưới 5% vào năm 2010.

Thanhtoán cơ bản các rối loạn do thiếu Iôt: đến năm 2005, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 -12 tuổi dưới 5%; ổn định cung cấp muối Iôt trong toàn quốc với trên 90% hộ giađình sử dụng muối Iôt; mức Iôt nước tiểu đạt 10 - 20 mcg/dl.

Tỷlệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai ở tất cả các vùng có chương trình xuống30% vào năm 2005 và 25% vào năm 2010.

Giảmtỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào thấp

Chỉtiêu:

Tỷlệ hộ có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal từ 15% năm2000 xuống 10% vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.

Cảithiện rõ rệt tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm

Chỉtiêu:

Giảm25% số vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt (có trên 30 người mắc/vụ) vào năm 2005 vàgiảm 35% vào năm 2010 (so với năm 1999).

Giảm10% số ca ngộ độc thực phẩm vào năm 2005 và giảm 30% vào năm 2010 (so với năm1999).

Giảmtỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật thức ăn đường phố, thực phẩm chế biến sẵn.

2. Các giải pháp và chính sách chủ yếu:

a)Cải thiện dinh dưỡng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:

Giáodục và phổ cập kiến thức dinh dưỡng cho toàn dân;

Đảmbảo an ninh thực phẩm ở cấp hộ gia đình;

Phòngchống suy dinh dưỡng protein-năng lượng ở trẻ em và bà mẹ;

Phòngchống thiếu vi chất dinh dưỡng;

Phòngchống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng;

Lồngghép hoạt động dinh dưỡng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu;

Đảmbảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

Theodõi, đánh giá, giám sát dinh dưỡng;

Xâydựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo.

b)Các chính sách có liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng:

Bảođảm, an ninh lương thực quốc gia;

Thúcđẩy xoá đói giảm nghèo;

Cảithiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu cho công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em.

c)Các chính sách hỗ trợ cho dinh dưỡng:

Đưachỉ tiêu dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương;

Hoànthiện các chính sách hỗ trợ cho chăm sóc dinh dưỡng;

Xãhội hoá công tác dinh dưỡng.

d)Đầu tư để thực hiện chiến lược:

Đầutư từ ngân sách nhà nước;

Pháthuy nội lực và huy động cộng đồng;

Tăngcường hợp tác quốc tế về dinh dưỡng..

3. Kế hoạch thực hiện:

a)Giai đoạn 1 (2001-2005):

Triểnkhai các hoạt động trọng tâm nhằm cải thiện dinh dưỡng, chú trọng công tác giáodục, huấn luyện, phát triển nhân lực và bổ sung các chính sách hỗ trợ cho dinhdưỡng.

Tiếptục triển khai các chương trình mục tiêu.

b)Giai đoạn 2 (2006-2010):

Tiếptục các hoạt động giai đoạn trước, thể chế hoá việc chỉ đạo của nhà nước đốivới công tác dinh dưỡng, duy trì bền vững, đánh giá toàn diện việc thực hiệnChiến lược.

Điều 2.

BộY tế là cơ quan chủ trì thực hiện Chiến lược, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch vàĐầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tưpháp, Lao động- Thương binh và Xã hội, Thương mại, Văn hoá - Thông tin, Khoahọc - Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt nam, Uỷban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Tổng cục Thống kê và cơ quan liênquan xây dựng kế hoạch, tổ chức hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát và tổnghợp tình hình thực hiện Chiến lược hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổchức sơ kết thực hiện Chiến lược vào năm 2005 và tổng kết việc thực hiện Chiếnlược vào năm 2010.

ViệnDinh dưỡng là cơ quan thường trực giúp Bộ Y tế triển khai về chuyên môn kỹthuật, tổ chức kiểm tra giám sát, định kỳ đánh giá việc thực hiện Chiến lượcnày

Trongsuốt quá trình thực hiện Chiến lược, cần chú trọng phát triển năng lực đi đôivới việc xác định phương hướng đầu tư các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất đểđảm bảo sự phát triển bền vững của Chiến lược.

 Điều3.

Hàngnăm, trên cơ sở khả năng của ngân sách nhà nước và tiến độ thực hiện chiến lược,Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dành một khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước(cả vốn trong nước và ngoài nước), để bảo đảm cho các hoạt động của chiến lượcđúng mục đích và đạt kết quả.

Điều 4.

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, chức năng nhiệm vụcủa mình có trách nhiệm phối hợp với Bô Y tế để thực hiện các nhiệm vụ, mụctiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010.

Điều 5.

Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 6.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này.

Đềnghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Ytế thi hành Quyết định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpdclqgvddg20012010358