AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phê duyệt đề án bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê tại thành phố Đà Lạt

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phê duyệt đề án bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê tại thành phố Đà Lạt

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 874/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 1995                          
ủy ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc phê duyệt đề án bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

cho người đang thuê tại thành phố Đà Lạt

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở;

Căn cứ Quyết định số 620/TTg ngày 27/10/1994 của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ biên bản kỳ họp thứ 3 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa V (họp từ 17 đến 21/7/1995);

Xét tờ trình số 673/TT-XD ngày 24/8/1995 của sở Xây dựng Lâm Đồng và tờ trình số 191/TT-KDN ngày 15/8/1995 của Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà tỉnh về việc đề xuất phê duyệt đề án bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê tại thành phố Đà Lạt,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Đề án bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê tại thành phố Đà Lạt.

Điều 2: UBND tỉnh giao Hội đồng bán nhà ở và phát triển nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, Sở Xây dựng và Công ty Kinh doanh và phát triển nhà của tỉnh căn cứ vào đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 620/TTg ngày 27/10/1994; Căn cứ vào đề án bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê tại thành phố Đà Lạt và giá trị sử dụng của từng ngôi, căn nhà để đề xuất UBND tỉnh giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, giám đốc các Sở: Xây dựng, Địa chính, Tài chính vật giá, Q. Giám đốc Công ty Kinh doanh và phát triển nhà của tỉnh, các ngành chức năng có liên quan và Hội đồng bán nhà ở và phát triển nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

HỘI ĐỒNG BÁN NHÀ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

------------------------------------

Đà Lạt, ngày tháng 7 năm 1995

ĐỀ ÁN

Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

cho người đang thuê tại thành phố Đà Lạt

 

Căn cứ Pháp lệnh nhà ở ngày 26 tháng 3 năm 1991;

Căn cứ Luật đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;

Căn cứ Nghị định 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở;

Căn cứ Chỉ thị 346/TTg ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện các Nghị định của Thủ tướng về "quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị", "Mua bán và kinh doanh nhà ở";

Theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và đất ở. UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Ban chỉ đạo về chính sách nhà ở và đất ở của tỉnh, thành lập Hội đồng bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xác lập khung giá các loại đất, giá nhà ở xây mới tại Lâm Đồng, tiến hành lập quy hoạch chi tiết những khu vực nhà được bán. Những khu vực cần cải tạo xây dựng mới, phù hợp với quy hoạch chi tiết thành phố Đà Lạt và quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 620/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1994.

Nay UBND tỉnh Lâm Đồng xác lập đề án "Bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê "trên địa bàn thành phố Đà Lạt gồm 8 phần cụ thể như sau:

Phần I: Quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tại thành phố Đà Lạt

Phần II: Các loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được bán và không được bán

Phần III: Bảng giá nhà ở xây dựng mới tại tỉnh Lâm Đồng

Phần IV: Bảng giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng tại thành phố Đà Lạt

Phần V: Quy chế bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Phần VI: Tổ chức thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Phần VII: Kế hoạch bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Phần VIII: Kế hoạch sử dụng nguồn tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

 

Phần I

QUỸ NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Căn cứ số liệu tổng kiểm kê nhà ở lúc 0giờ00 ngày 15/5/1992 và đối chiếu với số liệu quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hiện nay do Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Lâm Đồng và các cơ quan đơn vị ngoài ngành nhà đất quản lý. Số liệu quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tại thành phố Đà Lạt được xác định như sau:

I. Tổng số quỹ nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện nay gồm:

Tổng số ngôi, căn hộ : 1.604

Tổng diện tích xây dựng : 87.365m2

Tổng diện tích sử dụng : 98.374m2

Chia ra

1. Biệt thự:

Số ngôi : 115

Diện tích sử dụng : 20.237m2

Diện tích xây dựng : 12.145m2

2. Nhà cấp II:

Số ngôi : 199

Diện tích sử dụng : 21.183m2

Diện tích xây dựng : 14.046m2

3. Nhà cấp III:

Số ngôi : 833

Diện tích sử dụng : 41.791m2

Diện tích xây dựng : 45.970m2

4. Nhà cấp IV:

Số ngôi : 465

Diện tích sử dụng : 16.040m2

Diện tích xây dựng : 17.644m2

II. Cơ quan quản lý:

a- Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà quản lý:

Tổng số:

Số ngôi, căn hộ : 1.558

Diện tích sử dụng : 89.615m2

Diện tích xây dựng : 80.928m2

chia ra

1. Biệt thự:

Số ngôi, căn hộ : 81

Diện tích sử dụng : 13.801m2

Diện tích xây dựng : 8.284m2

2. Nhà cấp II:

Số ngôi, căn hộ : 199

Diện tích sử dụng : 21.283m2

Diện tích xây dựng : 12.780m2

3. Nhà cấp III:

Số ngôi, căn hộ : 813

Diện tích sử dụng : 38.471m2

Diện tích xây dựng : 42.318m2

4. Nhà cấp IV:

Số ngôi, căn hộ : 465

Diện tích sử dụng : 16.040m2

Diện tích xây dựng : 17.644m2

b- Các cơ quan đơn vị ngoài ngành nhà đất quản lý:

Tổng số:

Số ngôi, căn hộ : 46

Diện tích sử dụng : 8.778m2

Diện tích xây dựng : 6.437m2

chia ra

1. Biệt thự:

Số ngôi, căn hộ : 34

Diện tích sử dụng : 6.436m2

Diện tích xây dựng : 3.861m2

2. Nhà cấp II, II, IV:

Số ngôi, căn hộ : 12

Diện tích sử dụng : 2.342m2

Diện tích xây dựng : 2.576m2

Số lượng nhà ở do các cơ quan Trung ương và địa phương ngoài ngành nhà đất đang quản lý chưa thống kê toàn diện và chưa lập thủ tục chuyển giao hết theo qui định cho ngành nhà đất quản lý. Vì vậy số liệu tổng hợp trên đây chỉ tương đối và còn tăng thêm.

 

Phần II

CÁC LOẠI NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

ĐƯỢC BÁN VÀ KHÔNG ĐƯỢC BÁN

A. Các loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được bán:

Thực hiện Nghị định 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê. UBND tỉnh Lâm Đồng xác định các loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước để tổ chức bán cho người đang thuê, bao gồm:

1. Nhà ở tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nước (Trung ương, địa phương) dưới các hình thức: Đầu tư xây dựng mới và giao cho cơ quan đang quản lý cho thuê đầu tư trực tiếp cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng xây dựng nhà để phân phối nhà ở cho cán bộ công nhân viên; Đầu tư xây dựng mới nhà ở cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp Nhà nước mua nhà ở để phân phối cho cán bộ công nhân viên.

2. Nhà ở có nguồn gốc sở hữu khác đã được chuyển thành sở hữu Nhà nước.

3. Nhà ở tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và một phần tiền góp của tổ chức, cá nhân sau 30/4/1975.

B. Các loại nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không được bán:

1. Nhà nằm trong khu vực qui hoạch cải tạo lại hoặc xây dựng mới.

(Phụ lục 1: những khu vực qui hoạch nhà ở được bán, không được bán, bản đồ qui hoạch phân bổ khu vực nhà ở được bán, không được bán kèm theo).

2. Nhà chuyên dùng sử dụng sai công năng.

(Phụ lục 2: Danh sách nhà chuyên dùng sử dụng sai công năng).

3. Nhà được qui hoạch làm công thự hoặc sử dụng vào mục đích khách. Bao gồm:

Nhà của tất cả các cơ quan đóng trên địa bàn thành phố đang thuê của Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà hoặc nhà có nguồn gốc tài sản Nhà nước để làm cơ quan giao dịch, trụ sở làm việc, nhà tiếp khách, nhà nghỉ, nhà nằm trong khuôn viên trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất kinh doanh, công viên, bến xe, nhà tiếp giáp công trình cần mở rộng mặt bằng...

4. Nhà thuộc sở hữu Nhà nước nhưng bên thuê tháo dỡ mái để xây dựng thêm trên nóc nhà của Nhà nước hoặc phá dỡ của Nhà nước để xây dựng nhà mới trên nền nhà cũ, thì chưa xét bán để có biện pháp xử lý sau (kể cả trường hợp xây dựng có giấy phép).

5. Đối với nhà biệt thự, nhà vườn, Hội đồng bán nhà xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể trên cơ sở qui hoạch, kiến trúc nhà và nhu cầu, mục đích sử dụng.

Phụ lục 2A: Tổng hợp danh sách biệt thự theo đường phố.

Phụ lục 2B: Danh sách biệt thự phân loại theo hiện trạng sử dụng

Danh sách biệt thự được tổng hợp và xác định trên cơ sở, hình dạng kiến trúc nguyên thủy. Việc xác định nhà thuộc loại biệt thự, hay nhà vườn, nhà các cấp do Hội đồng bán nhà và các bộ phận chuyên môn xem xét đánh giá cụ thể.

 

Phần III

BẢNG GIÁ NHÀ Ở XÂY DỰNG MỚI

I. Bảng giá chuẩn nhà ở xây dựng mới:

Bảng giá chuẩn tối thiểu nhà ở xây dựng mới ban hành kèm theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ cho các loại, cấp, hạng nhà được áp dụng với thành phố Đà Lạt như sau:

Đơn vị tính: 1.000đ/m2 sử dụng

Khu vực

biệt thự (hạng)

nhà cấp

 

I

II

III

IV

I

II

III

IV

Miền núi Tp Đà Lạt

1.100

1.300

1.500

2.000

1.000

800

400

250

Theo điều 22 Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994

Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ bảng giá chuẩn nhà ở tối thiểu xây dựng mới của Chính phủ để ban hành bảng giá nhà ở xây dựng mới tại địa phương, trong mọi trường hợp không được thấp hơn bảng giá chuẩn tối thiểu do Nhà nước ban hành.

II. Bảng giá chuẩn nhà ở xây dựng mới tại thành phố Đà Lạt:

Phụ lục số 03: bảng giá chuẩn nhà ở xây dựng mới ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ-UB ngày tháng năm 1995 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Trong trường hợp cụ thể, nếu nhà được mua bán có kiến trúc hoàn toàn khác với các loại quy định bảng giá chuẩn mà không vận dụng được giá chuẩn về tính toán hoặc việc vận dụng không được sự nhất trí cao của Hội đồng bán nhà và giữa hai bên mua bán, thì giá trị xây dựng mới của nhà ở được xác định bằng phương pháp tính khối lượng theo kiến trúc thực tế.

Phụ lục số 09: Phương pháp xác định loại, cấp hạng nhà ở, phương pháp xác định diện tích sử dụng trong nhà ở.

 

Phần IV

BẢNG GIÁ ĐẤT Ở KHI CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG

Căn cứ bảng khung giá các loại đất ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ, thành phố Đà Lạt thuộc đô thị loại III. Do đó mức giá chuẩn đất đô thị của Thành phố Đà Lạt cụ thể như sau:

Đơn vị tính: 1.000đ/m2 sử dụng

Loại

Loại

mức chuẩn theo vị trí của đất

đô

đường

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

thị

phố

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Loại III

1

1.600

4.000

960

2.400

400

1.000

130

325

 

2

1.200

3.000

720

1.800

300

750

100

250

 

3

800

2.000

480

1.200

200

500

70

175

 

4

400

1.000

240

600

100

250

30

75

Điều 4: Nghị định 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ nêu rõ.

Căn cứ vào bảng khung giá của Chính phủ, UBND cấp tỉnh quy định giá các loại đất để làm cơ sở tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi.

Trong trường hợp cùng một loại đô thị mà đất có khả năng sinh lợi khác nhau, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác nhau, thì địa phương được phép vận dụng hệ số điều chỉnh khung giá (K) từ 0,8 đến 1,2 lần mức giá cùng loại đô thị, cùng loại đường phố và vị trí đất quy định trong bảng khung giá đất đô thị.

Đối với Thành phố Đà Lạt bảng giá đất khi chuyển quyền sử dụng áp dụng cho từng loại đường phố và vị trí đất với mức giá tối đa và tối thiểu được quy định trong bảng giá sau:

mức giá chuẩn đất đô thị tại thành phố Đà Lạt

Đơn vị tính: 1.000đ/m2 sử dụng

Loại

đô

thị

Loại

đường

phố

mức chuẩn theo vị trí của đất

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Loại III

1

1.280

4.800

768

2.880

320

1.200

104

390

 

2

960

3.600

576

2.160

240

900

80

300

 

3

640

2.400

384

1.440

160

600

36

210

 

4

320

1.200

192

720

80

300

24

90

Phụ lục 04: Bảng giá các loại đất tại thành phố Đà Lạt ban hành kèm theo Nghị định số 547/QĐ-UB ngày 06 tháng 7 năm 1995 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Phần V

QUY CHẾ BÁN NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

I. Thể thức mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

1. Bên bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:

Là Giám đốc Công ty Kinh doanh và phát triển nhà Lâm Đồng (quy định tại điều 8 Nghị định 61/CP).

Bên bán có trách nhiệm: Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện cho đến khi kết thúc hợp đồng mua bán nhà ở. Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ chuyên ngành tổ chức thực hiện quy trình bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Cụ thể:

Tiếp nhận hồ sơ xin mua nhà.

Sắp xếp, tổng hợp. Phân bổ phiếu chuyển đến các tổ chuyên môn

Đo vẽ hiện trạng và xác định giá trị còn lại của nhà ở.

Lập Hợp đồng mua bán, mở sổ sách theo dõi việc thực hiện các hợp đồng và các nghiệp vụ khác có liên quan.

Lập phiếu thanh toán tiền mua nhà ở theo quy định

Tổng hợp hồ sơ trình Hội đồng bán nhà ở xét duyệt

Tổng hợp hồ sơ trình UBND tỉnh ký quyết định bán nhà

Tổng hợp hồ sơ chuyển Hội đồng bán nhà trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Lập biên bản thanh lý Hợp đồng mua bán

Lưu giữ các hồ sơ chứng từ mua bán nhà ở. Hợp đồng phiếu thanh toán tiền mua bán nhà ở, hóa đơn thu tiền.

Tiếp nhận quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan khác quản lý và chuyển giao theo chế độ bàn giao tài sản và giao vốn, bảo toàn vốn theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Bên mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:

Là người đang sử dụng hợp pháp nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có Hợp đồng thuê nhà ở và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên thuê nhà theo quy định của Quyết định số 33/TTg ngày 05 tháng 02 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ.

Người thuê nhà phải có đủ năng lực hành vi dân sự và tự nguyện làm đơn xin mua nhà ở. Nếu không muốn mua thì được tiếp tục thuê ở.

Trường hợp người đang thuê nhà ở nằm trong diện không được bán vẫn tiếp tục được thuê ở khi Nhà nước cần thu hồi diện tích đang cho thuê thì người thuê nhà được bố trí một nơi ở mới.

Nếu các hộ đang thuê trong các nhà thuộc diện không được bán nếu có nhu cầu mua nhà ở thì được xét cho mua nhà ở khác thuộc sở hữu Nhà nước theo giá qui định của Nghị định 61/CP nhưng phải trả lại diện tích đang thuê ở. Người có nhu cầu mua nhà ở cũng phải nộp hồ sơ mua nhà theo quy định trong đó có đơn xin mua nhà ở khác và có cam kết bằng văn bản trả lại diện tích đang thuê ở cho Nhà nước. Hội đồng bán nhà ở và bên bán nhà ở căn cứ vào quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước để xem xét bàn bạc thống nhất và báo cáo UBND tỉnh quyết định việc cho mua nhà ở khác.

Không tổ chức việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đã có nhà thuộc sở hữu tư nhân hoặc đã được cấp đất, giao đất xây dựng nhà ở.

Trách nhiệm của bên mua nhà ở:

Thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung của Hợp đồng mua bán nhà ở.

Nộp tiền mua nhà ở tại cơ quan Kho bạc Nhà nước theo quy định

Lưu giữ các chứng từ có liên quan đến việc mua bán nhà ở.

3. Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:

Hành vi mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước của hai bên được thể hiện bằng Hợp đồng mua bán theo mẫu quy định của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và đất ở.

4. Cơ quan Kho bạc Nhà nước:

Có trách nhiệm:

Căn cứ phiếu thanh toán tiền mua nhà ở do bên bán lập để thu tiền bán nhà và lập hóa đơn thu tiền nộp ngân sách Nhà nước.

Chứng từ thu tiền lập thành ba liên: Một liên lưu trữ tại Kho bạc Nhà nước, một liên chuyển cho bên bán nhà ở lưu theo dõi, một liên giao cho người mua nhà ở.

Mở sổ sách theo dõi việc thu tiền bán nhà ở cho từng trường hợp.

Theo dõi các nghiệp vụ khác có liên quan đến việc mua bán nhà ở.

II. Giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

Giá bán nhà được thực hiện theo Nghị định 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, gồm:

Giá bán nhà ở và đất ở khi chuyển quyền sử dụng

Công thức:

Giá bán nhà ở (đ) = giá nhà ở (đ) + giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng (đ)

Phụ lục 8: phương pháp xác định giá bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

III. Thể thức thanh toán tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

Căn cứ điều 09 Nghị định 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 69/TC-TT ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Bộ Tài chính, thể thức thanh toán tiền mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được quy định cụ thể như sau:

1. Thanh toán bằng tiền đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2. Thời hạn thanh toán:

2.1. Thời hạn thanh toán không quá 10 năm:

Mức trả lần đầu khi ký kết lần đầu không dưới 20% tổng số tiền phải trả.

Số tiền còn lại qui ra vàng 9999 (S.J.C) theo giá bán ra của Công ty vàng bạc đá quý Lâm Đồng để làm thanh toán các lần sau và mỗi năm tiếp theo phải trả không dưới 8% tổng số tiền phải trả.

2.2. Nếu trả hết một lần sau khi ký kết Hợp đồng thì được giảm 10% tổng số tiền phải trả.

2.3. Nếu trả trong thời gian một năm thì mức trả lần đầu ngay sau khi ký Hợp đồng không dưới 20% tổng số tiền phải trả được giảm giá 2%.

3. Trong trường hợp người mua nhà chưa trả hết tiền mà thời hạn ghi trong Hợp đồng đã kết thúc hoặc không thanh toán theo qui định tại điểm 2 mục III này, nếu không có lý do chính đáng thì bên bán có quyền đơn phương hủy bỏ Hợp đồng và hoàn trả cho người mua đã nhận sau khi khấu trừ khoản tiền phạt bằng 5% giá trị Hợp đồng. Người thuê phải trả truy nộp số tiền thuê nhà chưa trả để tiếp tục thuê nhà ở theo quy định.

4. Trong trường hợp người mua nhà ở chưa trả hết tiền mà chuyển đi nơi khác thì người đó được tiếp tục trả tiền mua nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Nếu người mua nhà ở chết thì những người trong diện thừa kế theo Luật định được tiếp tục trả tiền mua nhà ở để được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Trong mọi trường hợp khác sẽ thực hiện theo quy định tại điểm 3 mục III này.

5. Đối với nhà ở khi xây dựng có một phần tiền góp của tổ chức, cá nhân mà không có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì Hội đồng bán nhà chỉ xét bán phần giá trị nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước sau khi đã khấu trừ phần giá trị nhà ở của các cá nhân, tổ chức đã góp vốn.

6. Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước nhưng bên thuê đã xây dựng và sửa chữa cải tạo lại thì xử lý theo điểm 3 hướng dẫn số 806/BXD-QLN ngày 31 tháng 5 năm 1995 của Bộ Xây dựng cụ thể như sau:

a- Nếu bên thuê nhà đã xây dựng thêm bên cạnh diện tích thuê của Nhà nước thì chỉ bán phần diện tích họ đang thuê (theo Hợp đồng). Phần diện tích xây thêm xử lý theo điều 10 Nghị định 61/CP.

b- Nếu bên thuê đã sửa chữa cải tạo lại diện tích đang thuê của Nhà nước (thay nền, cửa, khu vệ sinh...) thì tiến hành bán diện tích đang thuê theo hiện trạng kỹ thuật trước khi bên thuê sửa chữa cải tạo lại.

c- Nếu bên thuê đã tháo dỡ mái nhà của Nhà nước để xây dựng thêm diện tích hoặc phá dỡ nhà của Nhà nước để xây dựng lại mới trên nền nhà cũ thì chưa xét bán để có biện pháp xử lý sau (kể cả trường hợp có giấy phép).

IV. Quyền lợi và nghĩa vụ của người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

1. Sau khi đã thực hiện đầy đủ nội dung của Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và hoàn tất việc nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận, nộp lệ phí trước bạ, thuế, nhà đất, đăng bộ nhà ở thì UBND tỉnh cấp "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở", người mua nhà được toàn quyền định đoạt căn nhà ở, đất ở theo luật định.

2. Nếu bán lại thì phải nộp thuế chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và các khoản thuế khác theo luật định.

3. Khi hợp đồng mua bán đã được ký kết và có hiệu lực thi hành, bên thuê nhà có trách nhiệm đến tại Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà lập thủ tục ngưng Hợp đồng thuê nhà.

Trong trường hợp người thuê nhà thanh toán tiền mua nhà nhiều lần, ngoài nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng mua bán bên mua nhà chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng nhà, đất trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng mua bán. Mọi việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở phải có ý kiến bằng văn bản của Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà và phải làm đầy đủ thủ tục về xây dựng cơ bản.

Mọi trường hợp khác sẽ thực hiện theo quy định tại điểm 3 mục III này.

V. Quy định về việc sử dụng nguồn tiền thu được từ việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

Nguồn tiền thu được từ việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được nộp vào Ngân sách Nhà nước để duy trì và phát triển quỹ nhà ở theo quy định tại điều 11 Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ và mục III Thông tư 69/TC-ĐT ngày 17/8/1994 của Bộ Tài chính.

 

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Việc tổ chức bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước nguyên tắc chung là không tiến hành ồ ạt, mà cần tiến hành từng bước vững chắc, tổ chức bán thí điểm để rút kinh nghiệm, tổ chức bán theo quy chế thống nhất và chặt chẽ. Theo đúng nội dung chỉ thị số 346/TTg ngày 05/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện các Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về "Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc đô thị" và mua bán kinh doanh nhà ở, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình nhà đất của địa phương.

Căn cứ vào số lượng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và sự phân cấp quản lý nhà ở, UBND tỉnh tổ chức việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước như sau:

I. Hội đồng bán nhà ở:

Thành lập Hội đồng bán nhà ở và phát triển nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Theo Quyết định số 91/QĐ-UB ngày 14/02/1995 của UBND tỉnh.

Phụ lục 5: Quyết định thành lập Hội đồng bán nhà ở và phát triển nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

II. Bộ phận giúp việc hội đồng bán nhà ở và phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

Để triển khai việc thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được chặt chẽ, chính xác và đạt hiệu quả cao Hội đồng bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng gồm các tổ:

1. Tổ văn thư tổng hợp, kỹ thuật, địa chính, kinh tế, tài chính, thẩm định

2. Ban kiểm tra

Phụ lục 06: Tổ chức nhiệm vụ của bộ phận chuyên môn.

III. Quy trình mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

Căn cứ hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương, UBND tỉnh xác lập qui trình mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Căn cứ qui trình mua bán nhà đã được xác lập, Hội đồng bàn nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tổ chức quán triệt và tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ chuyên môn.

Phụ lục 07: Qui trình mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Phụ lục 08: phương pháp xác định giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

 

Phần VIII

KẾ HOẠCH BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Kế hoạch và trình tự bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt về cơ bản cần tổ chức thực hiện theo nội dung Chỉ thị 346/TTg ngày 05/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ đó là không tiến hành ồ ạt mà tiến hành từng bước vững chắc. Tổ chức bán nhà trước nhà cấp III, cấp IV, nhà ở khu tập thể ven nội, sau đó mới bán nhà phố cấp I, II, Biệt thự, nhà dọc đường phố, các khu trung tâm thuận tiện cho các việc kinh doanh.

Tuy nhiên do đặc điểm tình hình thực tế tại Đà Lạt, sau khi ngưng việc triển khai bán hóa giá nhà cấp III, cấp IV theo quyết định 333/QĐ-UB ngày 27 tháng 5 năm 1991 của UBND tỉnh, đến nay số hồ sơ xin mua hóa giá còn tồn đọng chưa giải quyết được cần sớm có kế hoạch giải quyết dứt điểm, trong số đó phần lớn là hồ sơ hóa giá của cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách. Mặt khác đa số các hộ thuê nhà của Nhà nước đều có nguyện vọng xin mua nhà để ở, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tư cải tạo sửa chữa. Đây là nguyện vọng hoàn toàn đúng đắn.

Căn cứ tình hình trên công tác bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cần được triển khai trên nguyên tắc cơ bản: Không bán ồ ạt, theo chỉ tiêu mà cần có kế hoạch bán trước đối với loại nhà cấp III, cấp IV, nhà ở gia đình chính sách những nhà có hồ sơ tồn đọng sau đợt hóa giá nhà, dễ bán trước khó bán sau. Mặt khác cần chú trọng giải quyết sớm đối với những trường hợp nhà thuê đã xuống cấp trầm trọng, việc đầu tư nâng cấp sửa chữa gây tốn kém nhiều cho Nhà nước.

Theo nguyên tắc trên, kế hoạch bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước tại thành Phố Đà Lạt được triển khai theo trình tự cụ thể như sau:

Bước 1: Bán thí điểm

Thời gian: tháng 9/1995 đến tháng 12/1995

Đối tượng:

a- Diện gia đình chính sách có hồ sơ xin hóa giá nhà tồn đọng, có nguyện vọng xin mua.

b- Diện gia đình chính sách có nguyện vọng xin mua không phân biệt vị trí, cấp hạng nhà.

c- Một số ngôi căn cấp II, III, IV thuộc địa bàn phường 1, 2 thành phố Đà Lạt bán thí điểm rút kinh nghiệm (khoảng 40 căn).

Dự kiến số lượng:

Biệt thự : 0

Nhà cấp II : 30

Nhà cấp III, IV : 110

Rút kinh nghiệm

Bước 2: Từ tháng 1/1996 đến tháng 12/1996

Bán theo trình tự theo đúng Chỉ thị 346/TTg ngày 05 tháng 7 năm 1994 của thủ tướng Chính phủ, kết hợp ưu tiên giải quyết trước nhà cho các đối tượng diện chính sách có nguyện vọng xin mua nhà và các nhà xuống cấp.

Dự kiến số lượng:

Nhà biệt thự : 30

Nhà cấp II : 90

Nhà cấp II và IV : 450

Bước 3: Từ tháng 1/1997 đến tháng 12/1997.

Giải quyết bán dứt điểm quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước diện nhà, loại nhà được bán.

Dự kiến số lượng:

Nhà biệt thự : 35

Nhà cấp II : 80

Nhà cấp II và IV : 400

Tổng kết báo cáo:

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, thành phố Đà Lạt hiện có 1.610 căn nhà ở với diện tích sử dụng khoảng 99.085m2 trong đó Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà quản lý cho thuê 1.558 ngôi, căn hộ diện tích sử dụng 80.000m2.

Dự kiến khả năng mua của các hộ đang thuê nhà ở đến hết năm 1997 thì khả năng số ngôi căn sẽ bán được 1.200 căn hộ với diện tích sử dụng khoảng 72.200m2.

 

Phần VIII

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG TIỀN BÁN NHÀ Ở

THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

I. Những đặc điểm chung của quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hiện nay tại Đà Lạt:

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, quỹ nhà ở hiện nay tại thành phố Đà Lạt gồm:

1.610 ngôi, căn hộ

Tổng diện tích sử dụng: 99.085m2.

Số lượng quỹ nhà ở trên đây phần lớn là nhà tiếp quản sau 1975 thuộc các diện Công sản, nhà vắng chủ, nhà cải tạo, vượt biên, ngoại kiều vắng chủ... trong số đó, phần lớn là đã xây dựng lâu năm, vượt quá thời gian sử dụng cho phép (Quá niên hạn sử dụng) trong khi việc đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp không được thực hiện thường xuyên mà chỉ mang tính chất tạm thời và đối phó. Bên cạnh đó nhu cầu về nhà ở của mọi đối tượng ngày càng tăng nhanh tạo nên áp lực rất lớn trong quá trình sắp xếp, bố trí sử dụng quỹ nhà. Do nhu cầu về nhà ở vượt quá khả năng đáp ứng vì vậy trong thời gian qua để tạm thời khắc phục những bức xúc về nhà ở cho cán bộ công nhân viên và nhân dân, phần lớn quỹ nhà việc bố trí sử dụng ở không phù hợp với tính chất, qui mô, kiến trúc nhà sẵn có, những tiêu chuẩn cơ bản dành cho một căn hộ không có điều kiện đáp ứng. Đó cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơi nới trái phép làm phá vỡ những nét kiến trúc độc đáo của Đà Lạt đồng thời còn làm cho nhà ở đã xuống cấp càng xuống cấp nghiêm trọng.

Ngoài ra một phần không ít quỹ nhà do các cơ quan tự quản lý hoặc bàn giao cho thuê để làm việc hoặc sản xuất kinh doanh mà chủ yếu là nhà biệt thự, nhà cao tầng có tiện nghi điều kiện sử dụng tốt, đã dần dần tự ý bố trí thành nhà ở cho cán bộ công nhân viên dẫn đến tình trạng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích làm việc trở nên hạn hẹp, khó bố trí sắp xếp.

Tình trạng khan hiếm nhà ở ngày càng tăng còn là nguyên nhân dẫn đến việc nhà thuộc sở hữu Nhà nước bị các đối tượng chuyển nhượng bất hợp pháp gây khó khăn cho công tác quản lý.

II. Những mục tiêu cơ bản trong kế hoạch sử dụng tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

Căn cứ điều 11 Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ và mục III Thông tư số 69/TC-ĐT ngày 17/8/1994 của Bộ Tài chính và những đặc điểm của quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hiện nay tại Đà Lạt.

Kế hoạch sử dụng tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cần tập trung vào những mục tiêu cơ bản sau đây:

1. Xây dựng mới nhà ở theo quy hoạch để bố trí sử dụng ở cho các đối tượng sau:

Nhà tình nghĩa đối với các gia đình liệt sĩ neo đơn không nơi nương tựa.

Nhà ở đối với những gia đình có công với cách mạng.

Di chuyển các hộ đang sử dụng ở trong các nhà sử dụng sai công năng.

Di chuyển cán hộ đang sử dụng nhà ở trong những khu vực đã được qui hoạch sử dụng vào mục đích khác.

Cho thuê hoặc bán trả góp nhà ở đối với những đối tượng là CB-CNV và nhân dân chưa có nhà ở.

2. Đầu tư cải tạo sửa chữa, nâng cấp những nhà ở không đủ điều kiện sử dụng hoặc đã hư hỏng xuống cấp.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư xây dựng mới và các khu nhà ở điều kiện ở quá thấp bao gồm:

Đường giao thông nội bộ

Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng

Các công trình công cộng.

Từ những mục tiêu trên, để chủ động giải quyết nhu cầu về nhà ở cho thành phố Đà Lạt, số tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước sẽ được đưa vào ngân sách của tỉnh và sử dụng để xây dựng và hỗ trợ phát triển quỹ nhà ở, đầu tư tái tạo quỹ nhà ở. Như vậy nguồn vốn thu được từ tiền bán nhà sẽ được quay vòng và bảo tồn.

Kế hoạch sử dụng nguồn tiền thu từ việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có thể dự kiến phân bổ như sau:

Tiền thu được từ giá trị nhà bán sử dụng để bảo tồn và phát triển quỹ nhà ở.

Tiền thu được từ chuyển quyền sử dụng đất ở sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dân cư.

(Phụ lục 12: Kế hoạch chi tiết việc sử dụng tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước)./. 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpdbntshnncntttpl555