AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phân công trách nhiệm trong quản lý các kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phân công trách nhiệm trong quản lý các kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 702/2000/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2000                          
Bộ giao thông

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Về việc phân công trách nhiệm trong quản lý các kết cấuhạ tầng

giao thông đang khai thác

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức của BộGTVT;

Căn cứ Quy chế quản lý và đầu tư xây dựng được ban hành theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ;

Để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan trong quảnlý các kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác;

Theo đề nghị của các ông Cục trưởng Cục Giám định & QLCL CTGTvà Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải - Bộ Giao thông vận tải;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về phân công trách nhiệmtrong quản lý các kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác".

Điều 2:Các ông (Bà): Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng các vụ thuộc Bộ, Thanh tra ngành,Cục trưởng Cục Giám định & QLCL CTGT, Cục trưởng các Cục chuyên ngành, Tổnggiám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam, Giám đốc các Sở GTVT, Tổng giám đốc cácTổng công ty 91 và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT có tráchnhiệm thi hành và triển khai tới các cấp dưới Quyết định này./.

QUI ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG TRÁCHNHIỆM TRONG

QUẢN LÝ CÁC KẾT CẤU HẠ TẦNGGIAO THÔNG ĐANG KHAI THÁC

(Ban hành theo Quyết định số:702/2000/QĐ-BGTVT ngày 27/3/2000)

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG.

I-1)Quy định này xác định việc phân công trách nhiệm trong quản lý các kết cấu hạtầng giao thông đang khai thác, dưới đây viết tắt là công trình khai thác(CTKT) của các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ, các Cục quản lý chuyên ngànhtrong duy trì, bảo quản để đảm bảo CTKT được sử dụng bình thường, trong tìnhhuống hư hỏng hoặc khi có sự cố kỹ thuật xảy ra với công trình. Các qui định chitiết về bảo vệ công trình giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt...vẫn tuânthủ theo các Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệcông trình giao thông ngày 2/12/1994 và thực hiện theo đúng "Quy chế làmviệc của Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc BộGTVT" ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ-BGTVT ngày 4/2/1998 củaBộ trưởng Bộ GTVT.

I-2)Phạm vi áp dụng.

Baogồm tất cả các CTKT được xây dựng bởi vốn Ngân sách, kể cả các công trình BOT đượcNhà nước cho phép: đường bộ, cầu đường bộ, cầu đường sắt, đường sắt, cảng, bếnphà, kè chắn, đường thuỷ (Luồng lạch, tàu thuyền..), các công trình cảnh giớivà bảo đảm hàng hải..

I-3)Một số quy ước.

3.1.VụKế hoạch đầu tư, Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tài chính kế toán - Dưới đây viếttắt là vụ KHĐT, vụ KHCN và Vụ TCKT.

3.2.Cục Giám định & quản lý chất lượng công trình giao thông - Dưới đây viếttắt là Cục GĐCTGT.

3.3.Các Cục: Đường bộ Việt nam (ĐBVN), Đường sông Việt Nam (ĐSVN), Hàng hải Việtnam (HHVN), Liên hiệp đường sắt Việt nam (LHĐSVN) - Dưới đây viết là các Cụcquản lý chuyên ngành (Cục QLCN).

3.4.Các Tổng công ty Nhà nuớc do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quản lý được thànhlập theo QĐ số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ như: Tổng công tyHàng hải.. Dưới đây viết tắt là TCT91.

3.5.Các Sở Giao thông công chính, sở Giao thông vận tải - Dưới đây viết tắt là SởGTVT.

3.6.Các khu quản lý đường bộ, xí nghiệp đường sắt khu vực, chi cục quản lý đườngsông, bảo đảm an toàn hàng hải - Dưới đây viết tắt là đơn vị quản lý cơ sở cấpI (QLCS cấp I).

3.7.Các đơn vị quản lý dưới một cấp của đơn vị QLCS cấp I (Như phân khu quản lý đườngbộ, Đoạn quản lý đường sông, Bảo đảm an toàn hàng hải khu vực, v.v..). Dưới đâyviết tắt là đơn vị quản lý cơ sở cấp II (QLCS cấp II).

II. PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐANG KHAITHÁC.

II-1)Vụ KHĐT và Vụ TCKT có trách nhiệm:

Hàngnăm, trên cơ sở tổng hợp báo cáo về tình trạng các CTKT của các Cục QLCN, cácSở GTVT, các TCT91, tham mưu cho Bộ bố trí kế hoạch vốn hợp lý đảm bảo đáp ứngđược yêu cầu xây dựng và bảo vệ các CTKT có hiệu quả.

II-2)Cục GĐCTGT có trách nhiệm:

2.1.Thống nhất quản lý tổng thể các CTKT trên cơ sở số liệu hiện có, qua kiểm trađịnh kỳ và đột xuất, qua báo cáo của các Cục QLCN để khuyến nghị những biệnpháp an toàn, kéo dài tuổi thọ công trình.

2.2.Được Bộ uỷ quyền xử lý (Có sự phối hợp của các Cục QLCN) các sự cố công trình vượtquá khả năng, quyền hạn của Cục QLCN -Trên cơ sở báo cáo và đề nghị của CụcQLCN - Nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả để tiếp tục duy trì, tăng cường hoặcthay thế mới CTKT bằng những giải pháp thích hợp.

II-3)Vụ KHCN có trách nhiệm: Tham mưu cho Bộ trưởng ban hành hoặc tham mưu để Bộ uỷquyền cho các Cục QLCN ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật về khai thác, bảo dưỡngtừng loại công trình, kết cấu cho phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, khai thác vàquản lý.

II-4)Các Cục QLCN có trách nhiệm:

4.1.Thực hiện Qui chế quản lý của Bộ hoặc được Bộ uỷ quyền ban hành qui chế về quảnlý, bảo đảm an toàn các CTKT của chuyên ngành mình.

4.2.Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đồng thời kiểm tra thường xuyên, đột xuất nhữngcông trình do chuyên ngành mình quản lý (Đặc biệt đối với công trình cũ, yếu đãkhai thác nhiều năm).

4.3.Vàotháng 10 hàng năm có báo cáo phân loại CTKT và kế hoạch nâng cấp sửa chữa, gửivề Bộ (Vụ KHĐT và Cục GĐCTGT) trong đó có phân rõ: Loại tốt, trung bình, yếu vàgiải pháp sửa chữa (Đối với loại cần sửa chữa, tăng cường) hoặc giải pháp tìnhhuống đảm bảo giao thông (Đối với loại nguy cấp cần thay thế, xây dựng lại).

4.4.Chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành về chất lượng khai thác các CTKT và cácsự cố công trình do chuyên ngành mình quản lý. Phân cấp và quy định cụ thểtrách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân cấp dưới đang trực tiếp khaithác công trình.

4.5.Chủ trì xử lý khẩn trương, kịp thời những sự cố công trình chuyên ngành quảnlý, báo cáo về Bộ hoặc xin ý kiến xử lý các sự cố vượt quá khả năng của CụcQLCN.

II-5)Các TCT91 có trách nhiệm thực hiện như các mục (II-4) nêu trên đối vớicác CTKT do mình quản lý (Trừ khoản ban hành quy chế).

II-6)Các Sở GTVT, các đơn vị QLCS cấp I có trách nhiệm:

6.1.Hướng dẫn các đơn vị QLCS cấp II thực hiện cơ chế về quản lý, đảm bảo an toàncho các CTKT do các cấp có thẩm quyền ban hành.

6.2.Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất và triển khai kếhoạch duy trì, đảm bảo an toàn các CTKT theo phân cấp, uỷ quyền.

6.3.Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Cục QLCN, UBND Tỉnh, Thành phố về các trườnghợp ảnh hưởng đến chất lượng khai thác, các sự cố công trình được giao quản lýkhai thác.

6.4.Khi có sự cố CTKT xảy ra:

6.4.1.Các Sở GTVT chủ trì xử lý những sự cố công trình do UBND Tỉnh, Thành phố phâncấp (hoặc các Cục QLCN uỷ thác) quản lý, khai thác.

6.4.2.Các đơn vị QLCS cấp I chủ trì xử lý những sự cố là những CTKT được các Cục QLCNphân cấp, uỷ quyền quản lý khai thác.

II-7)Các đơn vị QLCS cấp II có trách nhiệm:

7.1.Trực tiếp quản lý, đảm bảo cho các CTKT duy trì hoạt động bình thường. Có phươngán và sẵn sàng ứng phó đảm bảo giao thông cho những CTKT cũ, yếu có dấu hiệu hưhỏng hoặc bị nguy cấp khi thiên tai xảy ra.

7.2.Bố trí và thường xuyên đào tạo lực lượng quản lý, bảo dưỡng hệ thống CTKT, đảmbảo có trình độ chuyên môn phù hợp, hiểu biết rõ tính năng kỹ thuật của từngCTKT để luôn nhận biết, phát hiện những vấn đề cần theo dõi, xử lý trong quátrình quản lý khai thác.

7.3.Kịp thời báo cáo lên cấp trên quản lý trực tiếp về tình trạng CTKT đang quảnlý. Chịu trách nhiệm trực tiếp và trước hết về các tình trạng mất an toàn hoặcsự cố của CTKT được phân cấp quản lý.

7.4.Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sự việc, tình huốngcần giảI quyết trong phạm vi trách nhiệm của mình. Định kỳ báo cáo phản ánhthực trạng của các CTKT được phân cấp quản lý và kiến nghị các giải pháp, kếhoạch thực hiện về công tác quản lý CTKT lên cấp trên quản lý trực tiếp.

III. KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM.

III-1)Khen thưởng.

1.1.Tiêu chuẩn được khen thưởng: Các cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý các CTKTvà cá nhân thực hiện tốt trách nhiệm nêu ở mục II - Quy chế này, thuộc phạm vimình quản lý và tuỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ sẽ được xét khen thưởng.

1.2.Mức khen thưởng: Thực hiện theo chế độ quy định chung của Nhà nước và do Bộ trưởngBộ GTVT quyết định cụ thể cho từng công trình.

III-2)Xử lý vi phạm.

Cáccơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý các CTKT (Nêu ở mục I-3 - Quy địnhnày) và cá nhân nếu vi phạm các qui định về quản lý CTKT (Nêu ở phần II)thuộc phạm vi trách trách nhiệm của mình, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hànhchính theo các hình thức hiện hành. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

Trongquá trình thực hiện Quy định, nếu có những vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịpthời báo cáo Bộ GTVT bằng văn bản (Qua Cục Giám định & QLCL CTGT) để xemxét và bổ sung kịp thời./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpctntqlckchtgtkt567