AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc phân công công việc giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc phân công công việc giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 119/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2002                          
No tile

QUYẾTĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Vềviệc phân công công việc giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.

 

THỦTƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứQuy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 11/1998/NĐ-CPngày 24 tháng 1 năm 1998,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Những nguyên tắc chủ yếu về việc phân côngcông việc giữa Thủ tướng và các Phó Thủ tướng:

1. Phó Thủ tướnggiúp Thủ tướng chỉ đạo từng lĩnh vực công tác của Chính phủ theo sự phân côngcủa Thủ tướng Chính phủ, sử dụng quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ để giảiquyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công.

2. Trongphạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Phó Thủ tướng chủ động giải quyếtcông việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Thủ tướng khác phụ tráchthì các Phó Thủ tướng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp cácPhó Thủ tướng không thống nhất ý kiến thì Phó Thủ tướng đang chủ trìgiải quyết công việc đó báo cáo Thủ tướng quyết định.

3. Phó Thủ tướngchịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các quyết định liên quan đến việcthực hiện các công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công.

4. Hàng tuầnThủ tướng và các Phó Thủ tướng có buổi họp giao ban để thông tin và xử lý nhữngcông việc mà Thủ tướng thấy cần trao đổi tập thể.

5. Tùy theotình hình và yêu cầu công tác, việc phân công công việc giữa Thủ tướng và cácPhó Thủ tướng (quy định tại Điều 3 Quyết định này) có thể thay đổi theo quyếtđịnh của Thủ tướng.

Điều 2. Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, Phó Thủtướng có trách nhiệm và quyền hạn:

1. Chỉ đạocác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; cơ chế, chính sách; các dự án luật,pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Kiểm tra,đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chínhsách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách, phát hiện và đề xuất những vấnđề cần sửa đổi, bổ sung. Nếu phát hiện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân địa phương ban hành văn bảnhoặc làm những việc trái với pháp luật của Nhà nước, quy định của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ thì đình chỉ việc thi hành văn bản đó và chỉ đạo việc sửađổi, bổ sung.

3. Giảiquyết các vấn đề cụ thể nảy sinh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, các vấn đềliên ngành mà các Bộ trưởng không thống nhất được ý kiến; báo cáo Thủ tướng đểxử lý những vấn đề về chính sách chưa được Chính phủ quy định; không xử lý cácvấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

4. Theo dõicông tác tổ chức cán bộ và chỉ đạo việc xử lý những vấn đề nội bộ thuộc các cơquan được Thủ tướng phân công.

5. Do đặcđiểm của công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công mộtPhó Thủ tướng Thường trực để thay mặt và làm nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủkhi Thủ tướng vắng mặt tại trụ sở Chính phủ.

Điều 3. Phân công công việc:

1. Thủ tướngChính phủ lãnh đạo, quản lýchung mọi mặt hoạt động và công tác của Chính phủ, của các thành viên Chínhphủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ bannhân dân địa phương.

a) Trực tiếpchỉ đạo các lĩnh vực công tác sau đây:

Kinh tế tổnghợp, bao gồm: Chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, vùng, lĩnh vực quantrọng; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm, các dự án, cáccông trình đầu tư lớn, trọng điểm; tài chính, giá cả, tiền tệ, ngân hàng, chứngkhoán, thống kê, kiểm toán, dự trữ quốc gia, vay và trả nợ nước ngoài;

Công tác cảicách hành chính; xây dựng thể chế, cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, Luật, Pháplệnh công tác tổ chức bộ máy và cán bộ; các tổ chức phi Chính phủ trong nước;công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật; quy chế và lề lối làm việc của Chínhphủ;

Công tácquốc phòng, an ninh; những vấn đề lớn, đột xuất, nhạy cảm thuộc các lĩnh vực vềkinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại; những công việc, giải pháp đặc biệt quantrọng, có tính chất đột phá về chỉ đạo điều hành trong từng thời gian;

Quan hệ phốihợp giữa Chính phủ với Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhândân tối cao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân.

b) Theo dõivà chỉ đạo các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nộivụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thuộc Chính phủ theo khối côngviệc có liên quan.

2. PhóThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làmnhiệm vụ Phó Thủ tướng Thường trực, chủ trì và điều phối hoạt động chung củaChính phủ khi Thủ tướng Chính phủ đi vắng hoặc được Thủ tướng ủy quyền.

a) Trực tiếpphụ trách các lĩnh vực công tác:

Công nghiệp;

Bưu chính,viễn thông và công nghệ thông tin;

Nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, khí tượng thủy văn; công nghiệp hóa nông nghiệp,nông thôn, phát triển làng nghề, kinh tế hợp tác;

Tiêu thụ sảnphẩm (cả thị trường trong nước và xuất nhập khẩu theo các ngành hàng cụ thể);

Xây dựng cơbản, kiến trúc, phát triển đô thị; giao thông vận tải;

Đổi mới pháttriển doanh nghiệp nhà nước; các tổng công ty 91;

Phát triểndoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,

Tài nguyênvà môi trường;

Thanh tra,xét khiếu tố, chống tham nhũng, chống tội phạm;

Tìm kiếm cứunạn; phòng chống lụt bão;

Công tác cảicách chính sách tiền lương;

Các côngviệc trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo phân công của Bộ Chính trị và Thủtướng Chính phủ.

b) Theo dõivà chỉ đạo các cơ quan: Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính viễn thông,Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, BộTài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thanh tra Nhà nước, Vănphòng Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ theo khối công việc có liênquan.

3. PhóThủ tướng Vũ Khoan:

a) Trực tiếpphụ trách các lĩnh vực công tác:

Ngoại giaovà quan hệ đối ngoại;

Hợp tác vàhội nhập kinh tế quốc tế,

Kinh tế đốingoại, bao gồm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (chính sách, cơ chế chung), vậnđộng tài trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ, quan hệ vớicác tổ chức kinh tế quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức kinh tế khuvực, đàm phán gia nhập WTO;

Cơ chế chínhsách chung về thương mại: thị trường nội địa và xuất nhập khẩu;

Chống buônlậu và gian lận thương mại, quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng;

Công tác dulịch;

Công tácbiên giới;

Biển Đông -Hải đảo, bao gồm cả kinh tế biển và hải đảo;

Các vấn đềvề nhân quyền;

Công tác dântộc, tôn giáo;

Một số côngviệc khác có liên quan đến lĩnh vực công tác.

b) Phối hợpcông tác giữa Chính phủ với Ban Bí thư Trung ương Đảng; theo dõi và chỉ đạo cáccơ quan: Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và các cơ quan thuộcChính phủ theo khối công việc có liên quan.

4. PhóThủ tướng Phạm Gia Khiêm:

a) Trực tiếpchỉ đạo các lĩnh vực công tác:

Khoa học vàcông nghệ;

Giáo dục vàđào tạo;

Văn hóa,nghệ thuật; thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình;

Y tế, thểdục thể thao;

Lao động vàcác vấn đề xã hội; xuất khẩu lao động;

Xóa đói giảmnghèo;

Dân số, giađình và trẻ em.

b) Theo dõivà chỉ đạo các cơ quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, BộLao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Y tế, Uỷ ban Dânsố, Gia đình và Trẻ em, Uỷ ban Thể dục thể thao và các cơ quan thuộc Chính phủtheo khối công việc có liên quan.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký banhành.

Các Thànhviên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvpccvgttvcptt349