AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 31/2001/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2001                          
văn phòng chính phủ

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động

xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002

 

Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 diễn ra trong bối cảnh nền kinhtế nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Nhiều chính sách, biện phápđẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu hiệu quả đã được ban hành và triển khaithực hiện tương đối đồng bộ, góp phần duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu,bảo đảm nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất hàng hoá trong nước.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2001 và năm 2002 sắptới sẽ còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồivà còn chịu tác động của sự kiện 11/9 tại Hoa Kỳ; giá nhiều mặt hàng nông sảnvà dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục giảm sút, gây bất lợi cho nước ta.

Để khắc phục tình hình nêu trên, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượtmức chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2002 tối thiểu là 10% như Nghị quyết số12/2001/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ đã đề ra, thực hiện kiểmsoát và hướng nhập khẩu vào phục vụ những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế quốcdân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây gọi tắt là Bộ và y ban nhân dân tỉnh) thực hiện các việc sau đây:

 

1. Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu vàsức cạnh tranh hàng xuất khẩu:

a)Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành hữuquan trình Thủ tướng Chính phủ trong qúy I năm 2002 đề án tăng cường biện phápkhuyến khích đầu tư trong nước, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnhtranh hàng xuất khẩu, đặc biệt chú trọng những ngành hàng có khả năng tăng trưởngổn định, những ngành hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu trong nước; đềán bổ sung các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư sản xuất nguồn nguyênliệu, vật tư cho sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu.

b)Các Bộ và y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, khi xây dựng phương hướng phát triển ngành và địa phươngcũng như khi xem xét phê duyệt các dự án đầu tư sản xuất, cần chú trọng và tạođiều kiện để thúc đẩy đầu tư mới, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất hàng xuấtkhẩu; đặt yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá lên hàng đầu, gắn sảnxuất với yêu cầu của thị trường về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

c)Các Bộ, y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương phải chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết phù hợpvới đặc điểm của ngành, địa phương để triển khai một cách đồng bộ các giải phápthực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ vàChỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ vềtăng cường thu hút và nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoàithời kỳ 2001 - 2005.

2. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, phát triển và đa dạng hoá cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực:

a)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sát việc thực hiện Nghị quyết số09/2001/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp gắn với yêu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm chính; đặcbiệt lưu ý các loại nông sản mà thế giới đã có biểu hiện sản xuất thừa, gây tácđộng bất lợi đến giá cả trong dài hạn.

b)Bộ Thủy sản cần phối hợp và hỗ trợ y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sản xuấtthủy sản trong việc nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trongnhững năm tiếp theo. Phải coi việc bảo đảm chất lượng thủy sản xuất khẩu là yêucầu thường xuyên được đặt ra trong quá trình tổ chức và chỉ đạo sản xuất, phảiquan tâm theo dõi thường xuyên để có giải pháp thích hợp kịp thời, nhằm tăng cườnguy tín hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới; chú trọng đầu tư côngnghệ bảo đảm chất lượng và các giải pháp kiểm soát chất lượng vùng nước nuôitrồng.

c)Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Thương mại chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,giữ vững thị trường, thị phần xuất khẩu hiện có, chú trọng thâm nhập thị trườngmới, kể cả thị trường Mỹ. Cùng với việc tiếp tục phát triển các ngành hàng chủlực như dệt may, da giày, linh kiện điện tử..., cần tận dụng cơ hội và lợi thếđể sản xuất và phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới, như thực phẩm chế biến,dầu thực vật, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí, phần mềm...

d)Các ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, du lịch, hàngkhông, hàng hải... cần có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ để từng bướctăng dần tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ vào thu nhập của nền kinh tế.

3. Công tác thị trường:

a)Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành sản xuất phân tích kỹ tình hình vàquan hệ buôn bán với từng thị trường, trên cơ sở đó xây dựng đối sách đối vớitừng thị trường; tổ chức các đoàn liên ngành cùng các doanh nghiệp khảo sát,tìm cơ hội thâm nhập, mở rộng thị trường đối với từng mặt hàng. Văn phòng Chínhphủ, Phân ban hợp tác liên Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành hữu quan triển khai,thúc đẩy thực hiện các thoả thuận đã đạt được trong các chuyến thăm của cácđồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuấtkhẩu một cách ổn định, với số lượng ngày càng tăng.

b)Thực hiện phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường và đối tác; hạn chếviệc xuất khẩu một mặt hàng bị phụ thuộc vào một số ít thị trường. Theo hướngđó, cần duy trì và mở rộng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào các thị trường sẵncó, đồng thời có biện pháp phù hợp để thâm nhập các thị trường mới; chú trọng cácthị trường có khả năng và có dung lượng lớn như Liên minh châu Âu, Nhật Bản,Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, đồng thời tìm cách thâm nhập và gia tăng sự hiện diệncủa hàng hoá Việt Nam ở các thị trường châu Phi, Mỹ La-tinh; mở rộng các hìnhthức buôn bán biên mậu giữa các địa phương có chung đường biên giới; tăng cườngcác hình thức buôn bán hàng, đổi hàng; biện pháp thực hiện cân bằng xuất - nhậpđối với từng thị trường.

c)Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộNgoại giao và y ban về người Việt Nam định cưở nước ngoài xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cácchính sách bổ sung để khuyến khích mạnh hơn nữa cộng đồng người Việt Nam ở nướcngoài tham gia vào hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại, đồng thời mởrộng đầu tư về nước, giới thiệu bạn hàng mua bán cho các doanh nghiệp trong nướcvà tham gia vào việc phân phối, tiêu thụ hàng Việt Nam tại các nước sở tại.

d)Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ,ngành hữu quan nghiên cứu, chấn chỉnh hoạt động của các Hiệp hội ngành hàngtheo hướng: cơ cấu lại tổ chức, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp lạinhân sự, nhằm thống nhất hoạt động và tăng cường vai trò của Hiệp hội trongviệc thúc đẩy xúc tiến thương mại, bảo đảm quyền lợi của các Hội viên và lợiích quốc gia.

đ)Các Tổng công ty cần chủ động xây dựng các Trung tâm thương mại giới thiệu hàngvà bán hàng tại các thị trường chính. Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một phầnviệc xây dựng các Trung tâm này. Thực hiện thí điểm việc cử Tham tán kinh tếchuyên trách ngành hàng bên cạnh Cơ quan Sứ quán, Cơ quan Đại diện của Việt Namđể tăng cường việc xúc tiến thương mại; chi phí cho hoạt động của Tham tán kinhtế do cơ quan cử người đảm nhiệm. Giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trìcùng Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành sản xuất nghiên cứu, bổ sungcác Quy chế liên quan để thực hiện.

e)Bộ Thương mại theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường thế giới, kịp thờithông tin cho các Bộ, ngành liên quan và cùng các Bộ, ngành này kịp thời xử lýnhững tình huống phức tạp nảy sinh; phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Kếhoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành sản xuất trong việc thương lượng với các tổchức kinh tế quốc tế, các tổ chức quốc gia nhằm loại bỏ các hàng rào kỹ thuậtvà phi thuế quan bất hợp lý do các tổ chức kinh tế quốc tế và các nước đưa rađể hạn chế hàng xuất khẩu của ta.

4.Chính sách khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu:

a)Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Thương mại, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soátlại việc thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu màChính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành; xác định cụ thể những nguyên nhânlàm chậm trễ hoặc cản trở việc thực hiện để xử lý kịp thời, đồng thời kiến nghịbổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách, quy định đã có, nhằm khuyến khích mạnhmẽ hơn nữa hoạt động xuất khẩu; tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi choxuất khẩu.

b)Các biện pháp hỗ trợ trực tiếp mà Chính phủ đã áp dụng cho hoạt động xuất khẩutrong năm 2001 tiếp tục được áp dụng trong năm 2002. Bộ Tài chính phối hợp vớicác Bộ, ngành hữu quan sơ kết công tác hỗ trợ xuất khẩu trong năm 2001, nêu rõmặt được và mặt chưa được, từ đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗtrợ trong năm 2002 theo hướng: hỗ trợ đầu vào, bảo đảm hiệu quả lâu dài, ưutiên các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước;thủ tục hỗ trợ phải đơn giản, không gây chậm trễ, phiền hà đối với doanhnghiệp.

c)Tiếp tục thực hiện và mở rộng chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu vào tất cảcác thị trường và cho tất cả thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đối vớicác mặt hàng sau: gạo, cà phê, chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại,rau quả hộp, rau quả tươi, rau quả khô và sơ chế, hạt tiêu, hạt điều, gốm, sứ,đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá (không kể số hàng hoá được xuất khẩu theo Hiệp địnhChính phủ và xuất khẩu trả nợ).

GiaoBộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BanVật giá Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan quyết định mức thưởng cụ thể đốivới từng mặt hàng, công bố công khai và tổ chức thực hiện từ ngày 01 tháng 01năm 2002.

d)Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu các mặt hàng khuyến khíchxuất khẩu nêu dưới đây vào tất cả các thị trường, được ưu tiên vay vốn tín dụngngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu:gạo, cà phê, chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, rau quả hộp, rauquả tươi, rau quả khô và sơ chế, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gốm, sứ, đồ gỗmỹ nghệ, mây tre lá, dệt may, giầy dép.

BộTài chính hướng dẫn cụ thể để thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.

5.Quản lý nhập khẩu:

a)Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệphoá, hiện đại hoá; gia tăng sử dụng vật tư, thiết bị trong nước đã sản xuất đượcđể tiết kiệm ngoại tệ và phát triển sản xuất hàng hoá trong nước.

b)Thúc đẩy phát triển mạnh hơn nữa các chương trình đã có về sản xuất nguyên liệuthay thế nhập khẩu, như bông, nguyên liệu thuốc lá, ngô, đậu tương, sữa, danguyên liệu, đồng thời áp dụng các công cụ thuế mới nhằm giảm kim ngạch nhậpkhẩu các mặt hàng này; hạn chế tới mức tối đa việc nhập khẩu hàng tiêu dùng;kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu ô tô và linh kiện xe 2 bánh gắn máy để khuyếnkhích việc sản xuất phụ tùng, linh kiện trong nước.

c)Trong qúy I năm 2002 Bộ Thương mại, Bộ Tài chính cần triển khai ngay một sốbiện pháp quản lý nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyếtđịnh số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001, như áp dụng hạn ngạch thuếquan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, phí môi trường...đối với một số hàng hoá nhập khẩu, để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảođảm thương mại công bằng và bảo vệ môi trường.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổngcông ty 91 tổ chức triển khai thực hiện ngay những nội dung của Chỉ thị này./.

 

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvmvnchqhxnkhhn2002513