AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 29/2001/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2001                          

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

 

Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được mọi tầng lớp nhândân đồng tình, hưởng ứng và từng bước đã trở thành thói quen, ý thức của đa sốquần chúng nhân dân, cán bộ, công chức, công nhân viên và các tổ chức, cơ quannhà nước.

Trong những năm qua,Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết và các văn bản pháp luật về thựchành tiết kiệm, chống lãng phí, chỉ đạo các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội vàcác địa phương có biện pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thểcủa từng đơn vị để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhiều Bộ, ngành, địaphương và tổ chức đã chủ động, tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí, góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của đất nước. Thựchành tiết kiệm, chống lãng phí đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc xâydựng, phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, tình trạngbuông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làmthất thoát tài sản của Nhà nước còn lớn, nhất là trong một số lĩnh vực như: đầutư xây dựng cơ bản, mua sắm, sử dụng tài sản công, sử dụng ngân sách nhà nước,sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Việc tổ chức lễ hội, kỷ niệmngày thành lập, đón nhận các danh hiệu thi đua, hội nghị,... còn mang nặng tínhphô trương, hình thức, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân.Tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân diễn ra còn tươngđối phổ biến.

Nguyên nhân của tìnhtrạng trên trước hết thuộc trách nhiệm của Thủ trưởng, cấp uỷ Đảng, chính quyềncác cấp chưa nhận thức và quán triệt đúng, đầy đủ chủ trương tiết kiệm, chốnglãng phí của Đảng và Nhà nước. Cơ chế, chính sách, biện pháp triển khai thựchành tiết kiệm, chống lãng phí còn bất cập và chưa phù hợp nhưng lại không đượcđiều chỉnh, bổ sung kịp thời; việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm chưathường xuyên và chưa nghiêm minh.

Để khắc phục tìnhtrạng trên, nhằm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng Chínhphủ chỉ thị:

Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước và người đứng đầu các tổ chức sử dụngngân sách nhà nước, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình phải tổ chứctriển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biếnnhằm quán triệt đến tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị và mọi người nhậnthức đúng, đầy đủ ý thức, yêu cầu của chủ trương thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí. Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng và tổ chức thực hiện chương trìnhthực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương mình, gửi báo cáo vềBộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ trưởng cơ quan, đơnvị là người chịu trách nhiệm chính về việc để xẩy ra tình trạng lãng phí, viphạm các quy định về tiết kiệm.

2. Tiết kiệm, chống lãng phítrong đầu tư xây dựng cơ bản:

a) Phải thực hiện tốtquy hoạch, chuẩn bị đầu tư chu đáo bảo đảm đúng kế hoạch, lập đề án khả thi sátvới yêu cầu, tiêu chuẩn và định mức; thực hiện công khai quy hoạch đất đai,việc giao nhiệm vụ cho đơn vị quản lý và bảo vệ đất đai đã được quy hoạch phảirõ ràng, cụ thể.

b) Đổi mới phươngthức, tổ chức giải phóng mặt bằng đúng chính sách, chế độ, không gây thất thoáttài sản, tiền vốn của Nhà nước và nhân dân.

c) Công bố công khaiviệc bố trí, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm việc sử dụng vốn đúngmục đích, tập trung, có hiệu quả, đúng Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

d) Thực hiện đúng Quychế đấu thầu, nghiêm cấm việc chọn thầu, chỉ định thầu sai nguyên tắc.

đ) Tổ chức giám sátchặt chẽ công tác thi công các công trình xây dựng cơ bản. Đối với một số côngtrình ở xã, phường, cần tổ chức để nhân dân tham gia giám sát thi công. Các cơquan, đơn vị có công trình xây dựng, phải công khai quy hoạch, thiết kế và dựtoán để cán bộ công nhân viên của cơ quan, đơn vị tham gia kiểm tra, giám sátquá trình xây dựng từ đấu thầu, thực hiện dự án đền bù đến mua sắm thiết bị vànghiệm thu công trình.

3. Tiết kiệm, chống lãng phítrong mua sắm, sử dụng tài sản công và sử dụng ngân sách nhà nước.

a) Thực hiện nghiêmchỉnh chế độ chi tiêu, hội họp, trang bị điện thoại, mua sắm và sử dụng ô tô...trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, triệt để tiếtkiệm trong việc tổ chức các cuộc họp và hội nghị.

b) Bộ Tài chính chủtrì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại các quy định về tổ chức lễhội, đón nhận các danh hiệu, kỷ niệm ngày thành lập đơn vị, hội nghị ...,nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và ban hành quy định về chế độ chi tiêu cho từngloại, bảo đảm được yêu cầu nhưng thực sự tiết kiệm.

c) Thủ trưởng các cơquan, đơn vị, tổ chức phải thực hiện đúng chế độ công khai tài chính; cơ quantài chính các cấp kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chế độ công khai tài chính ởcác đơn vị; tăng cường sự giám sát kiểm tra của nhân dân và các tổ chức, đoànthể, quần chúng.

d) Bộ Tài chính kiểmtra và công bố công khai các đơn vị sử dụng lãng phí kinh phí của Nhà nước,thực hiện không đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn,định mức sử dụng điện thoại; mua sắm và sử dụng ô tô không đúng chế độ quyđịnh, kiên quyết thực hiện việc điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu.

đ) Nghiêm cấm: việcchi "hộ", chi "thay" của doanh nghiệp nhà nước cho cơ quanquản lý nhà nước, Uỷ ban nhân dân các cấp; sử dụng công quỹ Nhà nước, tập thểlàm quà biếu và nhận quà biếu dưới bất cứ hình thức nào; giữ lại các khoản phảinộp ngân sách nhà nước để sử dụng trái chế độ quy định, kể cả đầu tư mua sắmtài sản, chi phúc lợi hoặc thưởng cho cán bộ công nhân viên.

Cơ quan tài chính cáccấp kiểm tra, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm thu hồi tài sản và xác định rõ trách nhiệmđối với Thủ tưởng đơn vị nếu phát hiện vi phạm các quy định nói trên.

e) Trụ sở làm việc,nhà công vụ và các công trình kiến trúc khác phải được sử dụng theo đúng địnhmức, tiêu chuẩn, chế độ do cấp có thẩm quyền quy định. Tăng cường kiểm tra,giám sát việc sử dụng trụ sở làm việc và diện tích đất đã cấp cho doanh nghiệpnhà nước, kiên quyết xử lý hoặc thu hồi diện tích bị sử dụng lãng phí, không đưavào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định.

4. Tiết kiệm, chống lãng phítrong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.

a) Về chế độ sử dụngđiện thoại, doanh nghiệp phải căn cứ chế độ do Nhà nước quy định để ban hànhquy chế sử dụng điện thoại của doanh nghiệp theo nguyên tắc: tiết kiệm, có địnhmức cụ thể, nếu sử dụng quá mức quy định thì cá nhân tự thanh toán.

b) Các doanh nghiệpnhà nước sản xuất kinh doanh nhất thiết phải có định mức sử dụng nguyên,nhiên,vật liệu. Có chế độ thưởng khuyến khích tiết kiệm nguyên, nhiên, vậtliệu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

c) Việc tổ chức hộinghị, tiếp khách, ngày lễ, Tết, đón nhận Huân, Huy chương, đi công tác trong vàngoài nước... phải triệt để tiết kiệm và thực hiện đúng chế độ chi tiêu đã quyđịnh.

5. Tiết kiệm, chống lãng phítrong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

a) Việc tổ chức lễ, hội,cưới xin, tang lễ và các hoạt động khác phải thiết thực, đơn giản và hết sứctiết kiệm. Nghiêm cấm việc lợi dụng tổ chức lễ, hội để bắt buộc các cá nhân, tổchức đóng góp tiền của.

b) Các cấp uỷ Đảng vàchính quyền địa phương cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm, chống lãngphí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, khuyến khích nhân dân tiêu dùnghàng sản xuất trong nước để hỗ trợ sản xuất phát triển.

6. Tổ chức, cá nhân được giaotiếp nhận, quản lý, phân phối các quỹ hình thành từ nguồn đóng góp, ủng hộ củanhân dân, các tổ chức, Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ cho các hoạt động cứutrợ, hoạt động nhân đạo, từ thiện... phải công khai nguồn thu, kết quả phânphối, sử dụng các quỹ này theo đúng Quy chế công khai tài chính ban hành kèmtheo Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướngChính phủ.

7. Thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí trong dịp Tết cổ truyền hàng năm.

Để bảo đảm cho nhândân đón Tết cổ truyền hàng năm được vui vẻ, an toàn và tiết kiệm, các Bộ,ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạocác cơ quan, đơn vị trong ngành, địa phương và phối hợp với các cơ quan hữuquan thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

a) Nghiêm cấm lợi dụnglễ, Tết để tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí và dùng tiền công quỹ để biếuxén. Những đơn vị được trích quỹ thưởng theo chế độ cho đơn vị, cá nhân có côngtrong phối hợp, giúp đỡ thì phải công khai danh sách thưởng và mức thưởng chotoàn thể cơ quan, đơn vị biết.

b) Bảo đảm đáp ứng đủhàng hoá thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết với giá cảổn định, quan tâm đến đời sống của nhân dân, không để dân đói, không có Tết;không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến; đặc biệt chú ý đếnđồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo, vùng bị thiệt nặng nềdo thiên tai lũ lụt; thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh, thân nhân liệtsĩ, gia đình có công với cách mạng, các gia đình thuộc diện chính sách, bà mẹViệt Nam anh hùng, cán bộ và chiến sĩ các đơn vị lực luợng vũ trang; vận độngcác tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái giúp đỡ cácgia đình nghèo. Huy động đủ phương tiện vậnchuyển hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp tết; bảo đảmtrật tự an toàn xã hội cho nhân dân. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt văn hoá,văn nghệ, vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần cho nhân dân vàbè bạn quốc tế có mặt tại Việt Nam. Tổ chức tốt việc chăm lo, phòng chống dịchbệnh và chữa bệnh; kiểm soát chặt chẽ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ trưởng các Bộ, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước và người đứng đầu các tổ chức sử dụngngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thực hiện chỉ thị này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvmthtkclp319