AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc đẩy mạnh công tác Y, Dược học cổ truyền.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc đẩy mạnh công tác Y, Dược học cổ truyền.

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 25/1999/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 1999                          
chính phủ

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc đẩy mạnh công tác Y, Dược học cổ truyền.

Trongnhững năm qua, ngành y tế cùng các ngành, y ban nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội có liên quan đã kiên trìthực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Chính phủ vềcông tác Y, Dược học cổ truyền (YDHCT) và đã đạt được một số thành tựu trên cácmặt kế thừa, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phòng bệnh, chữa bệnh, sảnxuất thuốc, nuôi trồng dược liệu..., góp phần quan trọng vào sự nghiệp chămsóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng nền y tế, y học nước nhà và nâng cao vịthế của YDHCT Việt Nam trên thế giới.

Tuynhiên, công tác YDHCT còn nhiều thiếu sót và tồn tại. Sự phối hợp giữa Bộ,ngành và địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ nên hệ thống tổ chức YDHCT từ Trung ươngđến cơ sở chậm được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Công tác đào tạo đội ngũcán bộ chuyên sâu về YDHCT và kết hợp YDHCT với YDHHĐ, công tác điều tra, tổngkết và nghiên cứu khoa học, điều trị và sản xuất thuốc cổ truyền chưa được đầutư đúng mức và chậm được hiện đại hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật về côngtác YDHCT chậm được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Một số cán bộ ở một số cấp,ngành, tổ chức xã hội chưa thực sự quan tâm triển khai đầy đủ công tác YDHCT.Công tác xã hội hoá, sử dụng YDHCT trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở cộngđồng chưa được đẩy mạnh. Việc quản lý hành nghề YDHCT tư nhân còn lỏng lẻo.

Thựctiễn cho thấy nền YDHCT của nước ta rất phong phú, đa dạng, có giá trị lâu dàivề nhiều mặt mà chúng ta cần phải kế thừa và phát triển.

Đểkhắc phục những tồn tại và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung côngtác YDHCT đã được ghi trong Nghị quyết lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá VlI "Về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệsức khoẻ nhân dân", các Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, Nghị quyết hội nghịlần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII; Nghị quyết số 37/CP ngày20 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ về "Định hướng chiến lược công tác chămsóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian 1996 - 2000 và chính sách Quốcgia về thuốc của Việt Nam", công tác phát triển YDHCT cần được tập trungvào một số nội dung cơ bản sau: đẩy mạnh việc kế thừa và phổ biến rộng rãi cácbài thuốc và phương pháp chữa bệnh cổ truyền; nâng cao trình độ nghiên cứu khoahọc, hiện đại hóa YHCT, kết hợp YHHĐ và YHCT; phát triển dược liệu, dược phẩmcổ truyền; tăng cường công tác quản lý hành nghề y dược học cổ truyền, làm tốtcông tác kế thừa, đào tạo cán bộ YDHCT.

Đểthực hiện tốt các nhiệm vụ đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

1.Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng mục tiêu, nội dung, chươngtrình đào tạo cán bộ y học cổ truyền ở các bậc học theo quy định của Nhà nướcvề đào tạo; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đào tạo cán bộYDHCT, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ YDHCT, kết hợpđào tạo về YDHCT với đào tạo về y học hiện đại.

2.Hàng năm, Bộ Y tế giành tỷ lệ ngân sách y tế thoả đáng cho các hoạt động khámchữa bệnh bằng YDHCT.

3.Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ:

Nghiêncứu, từng bước củng cố, hoàn thiện và phát triển các cơ sở YDHCT từ Trung ươngđến cơ sở, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

Nghiêncứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án về công tác quản lý YDHCT, chỉđạo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí cán bộ chuyên tráchtheo dõi và chỉ đạo công tác YDHCT.

Xâydựng khoa y học cổ truyền hoặc một số giường bệnh y học cổ truyền tại các bệnhviện, viện y học hiện đại.

4.Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tàichính và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạmpháp luật về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực YDHCT; sửa đổi, bổ sung một sốchính sách nhằm khuyến khích những người hành nghề YDHCT cống hiến những bàithuốc hay, những kinh nghiệm quý, đặc biệt là kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnhbằng YDHCT của đồng bào các dân tộc ít người; xây dựng đề án phát triển YDHCT,để ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành.

Nghiêncứu ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Nhà nước ban hành các hình thứckhen thưởng, các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao trongYDHCT.

5.Bộ Y tế phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức công tácnghiên cứu khoa học về YDHCT.

6.Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan trong việc mở rộngquan hệ về nghiên cứu, đào tạo, điều trị, sản xuất thuốc và thiết bị trong lĩnhvực YDHCT với các nước, nhất là các nước trong khu vực có nền YDHCT phát triển.

7.Bộ Thương mại cùng với Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Hải quan và các Bộ, ngànhliên quan quản lý chặt chẽ, hợp lý việc xuất, nhập khẩu dược liệu và các chếphẩm thuốc cổ truyền.

8.Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các trường phổ thôngtrồng vào vườn thực vật của trường một số cây thuốc; đặc biệt là các cây thuốcsẵn có ở địa phương, hướng dẫn cách sử dụng và giới thiệu truyền thống YDHCTcho học sinh.

9.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế và các địa phươngnghiên cứu xây dựng đề án, bảo vệ, tái sinh và tổ chức nuôi trồng dược liệu,đặc biệt là việc thuần hoá, phát triển những dược liệu quý đã di thực được,đồng thời có kế hoạch nuôi trồng tập trung những dược liệu có nhu cầu sử dụnglớn và giá trị kinh tế cao; tạo ra và duy trì nguồn cây thuốc, trồng cây thuốcsẵn có ở địa phương phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

10.y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và ngành y tế của địa phương có trách nhiệm chỉ đạophát triển YDHCT trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các Hội Y học cổtruyền và Hội Châm cứu hoạt động, phát triển và góp phần tích cực vào sự nghiệpchăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Khuyến khích các trạm y tế xã, phường,thị trấn sử dụng y dược học cổ truyền để khám chữa bệnh cho nhân dân.

y ban nhân dân các cấp chỉ đạocác ban, ngành có liên quan, phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hộinghề nghiệp ở địa phương tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân khôi phụcphong trào trồng, sử dụng các “cây thuốc gia đình” và những phương pháp chữabệnh đơn giản của YHCT không dùng thuốc để phòng và chữa một số chứng bệnhthông thường tại cộng đồng. Tăng cường xã hội hoá, mở rộng các dịch vụ khámchữa bệnh bằng YDHCT nhằm huy động mọi lực lượng YDHCT phục vụ cho sự nghiệpchăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.Việc trồng “cây thuốc gia đình” nên gắnliền với phát triển kinh tế gia đình, cải tạo môi trường và phong trào xoá đóigiảm nghèo.

11.Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thường xuyên thanhtra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, các quy chế chuyên môntrong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và sản xuất kinh doanh thuốc cổ truyền đểkhông ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Thủtướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịchyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chứctriển khai Chỉ thị này.

GiaoBộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn thực hiện Chỉ thịnày.

Tháng10 hàng năm, Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiệnvà đề xuất biện pháp để tiếp tục thực hiện Chỉ thị này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvmctydhct283