AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 14/2001/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2001                          
chính phủ

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thựchiện

Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội

 

Thực hiện Nghị quyếtsố 14-NQ/TW ngày 11 tháng 01 năm 1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (Khoá IV), từ năm học 1981 - 1982, các trường phổ thông đã triển khai dạyvà học về cơ bản theo chương trình và sách giáo khoa thống nhất từ lớp 1 đếnlớp 12. Bộ chương trình và sách giáo khoa đó đã góp phần quan trọng vào việcthực hiện có kết quả nhiệm vụ xây dựng một hệ thống giáo dục phổ thông thốngnhất trong phạm vi cả nước; tạo điều kiện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở; ổnđịnh, phát triển và nâng cao dần chất lượng giáo dục phổ thông trong 20 nămqua.

Đến nay, trước yêu cầumới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh vàmạnh mẽ của kinh tế - xã hội, của khoa học - công nghệ nói chung và khoa họcgiáo dục nói riêng, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ nhữnghạn chế và bất cập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một bước chủ động chuẩn bị choviệc đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Ngày 09 tháng 12 năm2000 Quốc hội đã có Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2001 - 2010 đã nêu rõ việc "khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổnđịnh trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêucầu phát triển mới''.

Để việc thực hiện Nghịquyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt kết quảtốt, tạo ra sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đápứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giaiđoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Bộ Giáo dục và Đàotạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện việc đổi mới chương trình vàsách giáo khoa phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về giáodục để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và của hệ thống giáodục - đào tạo nói chung.

2. Mục tiêu của việcđổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông là:

a) Nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quêhương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lòngnhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân,lập nghiệp.

b) Đổi mới phương phápdạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.

c) Tiếp cận trình độgiáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

d) Tạo điều kiện thuậnlợi cho việc tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông,chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung học hoặc tham gialao động ngoài xã hội.

3. Việc đổi mới chươngtrình và sách giáo khoa phổ thông cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

a) Quán triệt các mụctiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học quyđịnh trong Luật Giáo dục.

b) Đảm bảo tính hệthống, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; phù hợp với thực tiễnvà truyền thống Việt Nam; tiếp thu những thành tựu giáo dục tiên tiến trên thếgiới.

c) Thực hiện chuẩnhoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Bảo đảm thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹnăng, tăng cường tính liên thông với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục sau trunghọc, đồng thời có các phương án áp dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh của các địa bàn khác nhau; chọn lọc, đưa vào chươngtrình các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thucủa học sinh; hết sức coi trọng tính thực tiễn, "học đi đôi với hành, giáodục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội".

d) Thực hiện đồng bộviệc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học với việc đổimới về cơ bản phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng độingũ giáo viên; đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất củanhà trường theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo trang thiết bị và đồ dùng dạy học.

4. Bộ Giáo dục và Đàotạo xây dựng một đề án tổng thể đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trìnhChính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2001; trong đó bao gồm cả vấn đề cải tiếntổ chức giảng dạy và học tập ngoại ngữ, tin học trong nhà trường phổ thông;những định hướng về việc thiết kế mục tiêu, chương trình giáo dục, chuẩn kiếnthức và kế hoạch dạy học cho trường trung học phổ thông kỹ thuật.

Khi xây dựng và tổchức triển khai thực hiện đề án cần lưu ý:

a) Đề án cần nêu rõnhững việc phải làm, kết quả cần đạt được đối với mỗi công việc, các giải phápthực hiện, thời hạn hoàn thành, nguồn lực cần và có thể huy động, đồng thời quyđịnh trách nhiệm của đơn vị và cơ quan hữu quan. Đề xuất những nguyên tắc đểthiết kế tổng thể về mục tiêu và chuẩn kiến thức chung cho toàn bộ chương trìnhgiáo dục phổ thông, phân bố chương trình, kế hoạch dạy học ở các cấp, các lớpbảo đảm yêu cầu khoa học, không trùng lặp, chồng chéo; tạo mối liên kết chặtchẽ và liên thông giữa các loại hình: trung học phổ thông, trung học chuyênnghiệp và các trường nghề; chuẩn bị tốt cho giai đoạn đào tạo kế tiếp sau trunghọc.

b) Về tổ chức xây dựngchương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên mới, cần huy động, tập hợp cácnhà khoa học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục am hiểu, có kinhnghiệm về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thẩmđịnh, thử nghiệm chương trình sách giáo khoa mới và hướng dẫn áp dụng cho cácđịa bàn khác nhau.

Tổ chức tham khảo ýkiến rộng rãi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những người trực tiếp thực hiệnlà các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục đến các nhà khoa học và đặc biệtlà phụ huynh học sinh, nghiêm túc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời trướckhi triển khai đại trà. Kết hợp trưng cầu ý kiến rộng rãi với hội thảo hẹp củacác chuyên gia về chương trình giáo dục. Đảm bảo quy trình biên soạn, thẩm địnhlấy ý kiến đóng góp, nghiệm thu và hoàn chỉnh thực sự nghiêm túc, khoa học,khách quan và cầu thị.

Thiết kế chương trìnhcác cấp học thích hợp với việc tổ chức học một buổi ngày trong giai đoạn chuyểntiếp, khi chưa đủ điều kiện để tổ chức đại trà việc học hai buổi ngày cho họcsinh phổ thông.

c) Về xây dựng đội ngũgiáo viên, cần lập kế hoạch rất cụ thể về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chươngtrình mới. Cần tính toán để có giải pháp đổi mới chương trình đào tạo tại cáctrường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và từngbước đổi mới phương pháp dạy của thầy, cô giáo, khắc phục phương pháp giảng dạycũ kỹ đang còn rất phổ biến hiện nay.

d) Về cơ sở vật chất -kỹ thuật và đồ dùng dạy học: cần xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo đủ trangthiết bị, đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình và phương pháp dạy - họcmới, trong đó sớm tổ chức các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm ở trường trunghọc cơ sở và trung học phổ thông. Cần có cơ chế để các giáo viên đứng lớp thẩmđịnh đồ dùng dạy học và dạy thử trên các đồ dùng này trước khi đưa ra sản xuấtvà sử dụng đại trà.

Đặc biệt ưu tiên cungcấp đồ dùng dạy học cho các vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu, xa còn nhiềukhó khăn. Đồng thời, cần tổ chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, thamgia đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.

đ) Về các giải pháp hỗtrợ khác.

Tăng cường công tácthanh tra giáo dục để đảm bảo thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, đạt hiệu quảchương trình mới và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Tăng cường việc tuyêntruyền vận động trong toàn xã hội, làm cho phụ huynh học sinh hiểu được mụctiêu và tính ưu việt của chương trình mới, cùng tham gia giúp các học sinh họctập.

e) Về tiến độ:

Khẩn trương hoàn thànhtốt công tác chuẩn bị để thực hiện rộng rãi trong toàn quốc việc dạy - học theochương trình mới, bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, ở lớp 10 từnăm học 2004 - 2005. Phấn đấu đến năm học 2006 - 2007 tất cả các lớp cuối cấpđều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

5. Bộ Kế hoạch và Đầutư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạchngân sách, huy động vốn vay và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, vốn huyđộng từ xã hội và các nguồn vốn khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông.

6. Bộ Tài chính chủtrì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên bố tríngân sách nhà nước và cấp phát kịp thời, bảo đảm kinh phí thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông.

7. Ban Tổ chức - Cánbộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định lại biênchế, xây dựng chính sách đối với giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông.

8. Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng vàhoàn thiện chương trình đào tạo nghề, đảm bảo mối liên kết chặt chẽ và sự liênthông giữa các trường nghề với trung học phổ thông và giáo dục sau trung học,thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở.

9. Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương:

Tập trung chỉ đạo vàtạo điều kiện để cho ngành giáo dục địa phương bảo đảm thực hiện đúng tiến độvà có chất lượng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch củaBộ Giáo dục và Đào tạo.

Chăm lo xây dựng độingũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu môn học, đạt chuẩn đào tạo theoquy định của Luật Giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tiếptục nâng cao trình độ sau khi đạt chuẩn;

Cân đối ngân sách địaphương, khai thác và huy động thêm các nguồn ngoài ngân sách, bảo đảm kinh phícho việc nâng cấp và xây dựng trường lớp, khắc phục tình trạng học 3 ca, thựchiện kiên cố hoá trường lớp, tạo điều kiện từng bước chuyển sang dạy học 2buổi/ngày, trước hết là đối với các trường tiểu học; đồng thời tăng cường cungcấp trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho nhà trường theo chuẩn do Bộ Giáo dụcvà Đào tạo quy định.

Củng cố, tăng cường bộmáy quản lý giáo dục ở địa phương và cơ sở, tăng cường trật tự, kỷ cương tronggiáo dục, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáoviên, bảo đảm thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

10. Đề nghị y ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp tham gia, hỗ trợ vào quá trình tổ chức triển khaiviệc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

11. Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị và thườngxuyên báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

12. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvmctgdptthnqs40200010cqh521