AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 58/1999/CT-BNN/KL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 1999                          
Bộ Nông nghiệp và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

CHỈ THỊ

Về việc chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng

 

Năm1998, nhiều địa phương trong cả nước đã xẩy ra dịch sâu, bệnh hại rừng trồngtrên quy mô lớn như sâu róm thông ở Hà Tĩnh; dịch sâu đo hại keo tai tượng ởvùng nguyên liệu giấy Tuyên Quang, Vĩnh Phúc; mối hại bạch đàn vùng Tứ giácLong Xuyên và tình trạng dịch bệnh do tuyến trùng gây ra làm chết hàng loạtthông 3 lá trên rừng trồng ở Lâm Đồng, Kon Tum, Thừa Thiên-Huế. Hàng năm, dịchsâu, bệnh hại rừng trồng đã gây nên tổn thất lớn, không những làm giảm chất lượngrừng, làm chết hàng ngàn héc ta rừng, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng, mà cònlàm suy thoái môi trường sinh thái.

Từnăm 1999, các địa phương trong cả nước triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5triệu héc ta rừng; khi diện tích và quy mô rừng trồng càng lớn thì khả năngnhiễm sâu bệnh càng tăng và tần suất dịch sẽ cao, hậu quả có thể chưa lường hếtđược.

Đểchủ động phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm các Tỉnh,Thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:

1.Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn ngay từ khi chuẩn bị trồng rừng đối với các tổchức, hộ gia đình, cá nhân trong việc lựa chọn hạt giống, kỹ thuật gieo ươm,lựa chọn phương pháp trồng và loài cây phù hợp với sinh thái vùng để tạo nhữngcánh rừng khoẻ mạnh, bền vững và ít bị sâu bệnh.

2.Cử cán bộ có năng lực chuyên môn hướng dẫn các chủ rừng làm tốt việc điều tra,theo dõi và dự báo sâu, bệnh, phát hiện sớm những ổ dịch, tổ chức diệt trừ kịpthời, tránh để lan thành dịch lớn.

3.Tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật ở các Lâm trường, Hạt Kiểm lâm, phổ cậpđến các hộ gia đình trồng rừng về phương pháp điều tra, theo dõi và phát hiệnsớm, dự báo sâu, bệnh hại; đồng thời, hướng dẫn việc nhận biết được các loàisâu, bệnh nguy hiểm ở vườn ươm và rừng trồng cũng như các biện pháp phòng trừchúng.

4.Chỉ đạo, hướng dẫn chủ rừng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp trong phòngtrừ sâu bệnh hại rừng, sử dụng biện pháp lâm sinh và sinh học là chủ yếu, trongđó coi trọng việc sử dụng các chế phẩm sinh học diệt sâu như chế phẩm Boverin,BT, Virus...Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học trên rừngtrồng. Trong những trường hợp cấp thiết phải sử dụng thuốc hoá học thì phải đảmbảo tuyệt đối an toàn cho người và gia súc, có biện pháp giảm thiểu tối đa ônhiễm môi trường, đặc biệt là những khu rừng đầu nguồn nước, khu vực có dân cưsinh sống.

Nghiêmcấm sử dụng những loại thuốc trừ sâu, bệnh ngoài danh mục được Nhà nước chophép.

5.Hướng dẫn các chủ rừng lập phương án và dự án phòng trừ sâu, bệnh hại rừng;chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ điều tra, theo dõi, dự báo, bảo hộ laođộng và các trang thiết bị khác phục vụ cho việc phòng trừ sâu, bệnh hại, đểkhi dịch xẩy ra không bị động và lúng túng.

6.Khi sâu bệnh xẩy ra trên quy mô lớn hoặc khả năng lây nhiễm cao có nguy cơ lanthành dịch, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônlập phương án cụ thể trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý kịp thời, nếuxét thấy cần thiết thì công bố tình trạng dịch và báo cáo ngay về Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, chỉ đạo.

7.Về kinh phí phòng trừ sâu, bệnh hại rừng.

a.Kinh phí cho việc phòng trừ sâu, bệnh hại vườn ươm và rừng trồng trong giaiđoạn rừng chưa khép tán, chủ rừng lập dự toán và sử dụng trong giá thành trồngrừng và chăm sóc rừng.

b.Đối với rừng trồng đã khép tán và đã giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhânquản lý, chủ rừng chủ động bố trí nguồn kinh phí cho việc phòng trừ sâu, bệnhhại.

c.Khi sâu, bệnh xẩy ra ở quy mô lớn, nguy cơ lây nhiễm cao hoặc thành dịch, Chicục Kiểm lâm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động giải quyết kinh phí hỗtrợ cho chủ rừng trừ sâu, bệnh, dập dịch từ nguồn kinh phí địa phương theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước.

d.Nhà nước cấp kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng cho việctập huấn về phòng trừ sâu, bệnh hại rừng; giao Chi Cục Kiểm lâm lập kế hoạch vàdự toán hàng năm cho công tác này trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương phê duyệt theo trình tự và tiến độ Nhà nước quy định.

đ.Để chủ động kinh phí cho việc phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng, từ năm 1999,tất cả các dự án trồng rừng, khi thiết kế, lập dự toán và thẩm định, phê duyệtđều phải xây dựng phương án và dự toán kinh phí cho phòng trừ sâu, bệnh hạirừng.

e.Đối với các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ, các chủ rừng cần chú ý lậpkinh phí phòng trừ sâu bệnh hại rừng cùng với kế hoạch tài chính hàng năm.

Giámđốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâmcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật bảo vệrừng và Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Chỉ thịnày và định kỳ hàng tháng báo cáo về Bộ.

GiaoCục trưởng Cục Kiểm lâm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp tình hình báo cáoBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvcptsbhrt322