AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc công nhận điều lệ Hội Tim mạch học thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ lần thứ nhất (2001-2005)

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc công nhận điều lệ Hội Tim mạch học thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ lần thứ nhất (2001-2005)

Thuộc tính

Lược đồ

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 1133/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2001                          
Quyết định số : 811/QĐ-UB ngày 26 tháng 4 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶBAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Về việc công nhận điều lệ Hội Tim mạch học thành phốHải Phòng

nhiệm kỳ lần thứ nhất (2001-2005)

 

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

Căn cứ Chỉ thị số01/CT ngày 05/01/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chínhphủ) về việc quản lý tổ chức và hoạt động của các Hội quần chúng;

Căn cứ Quyết địnhsố 468/QĐ-UB ngày 26/3/1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việcphân cấp quản lý công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và biên chế tiền lương khu vựchành chính sự nghiệp Nhà nước thành phố Hải Phòng;

Xét Tờ trình số02/BVĐ ngày 05/5/2001 của Ban vận động thành lập Hội Tim mạch học thành phố HảiPhòng, kèm theo biên bản kết quả Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Tim mạchhọc thành phố Hải Phòng và đề nghị của Ông Trưởng ban Ban tổ chức chính quyềnthành phố,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Công nhận Điều lệ của Hội Timmạch học thành phố Hải Phòng đã được Đại hội đại biểu nhiệm kỳ lần thứ nhấtthông qua ngày 18/4/2001 là phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước vềtổ chức và hoạt động của các Hội quần chúng;

Điều 2: Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Uỷban nhân dân thành phố, Trưởng ban Ban tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởngcác ngành có liên quan và Hội Tim mạch học thành phố Hải Phòng căn cứ quyếtđịnh thi hành.

Quyết định này có hiệulực từ ngày ký./.

 

ĐIỀU LỆ

Hội Tim mạch học thành phố Hải Phòng

(Ban hành theo Quyết định số 1133 ngày 08 tháng 6 năm2001

của Uỷ ban nhân dân thành phố)

 

CHƯƠNG I: TÊN HỘI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH

Điều 1: Tên gọi: Hội Tim mạch họcthành phố Hải Phòng.

Điều 2: Hội Tim mạch học thành phố HảiPhòng là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các bác sĩ, dược sĩ trực tiếp làmhoặc quan tâm đến công tác điều trị và nghiên cứu các bệnh tim mạch, nhằm tậphợp, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong việc học tập, nghiên cứu, thực hành gópphần phát triển ngành tim - mạch học, bảo vệ, tăng cường sức khỏe của nhân dânthành phố và góp phần xây dựng nền y học Việt Nam.

Hội là thành viên củaHội Tim mạch học Việt nam, là thành viên Hội Y, Dược học thành phố Hải Phòng,chịu sự quản lý về Nhà nước của Sở Y tế Hải Phòng.

Điều 3: Hội hoạt động tuân theo phápluật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Hội có tư cách pháp nhân, cócon dấu riêng và mở tài khoản bằng tiền Việt nam và tiền ngoại tệ tại ngân hàngNhà nước thành phố.

CHƯƠNG II: NHIỆMVỤ CỦA HỘI

Điều 4: Hội Tim mạch học thành phố HảiPhòng có các nhiệm vụ sau:

4.1) Tập hợp, đoànkết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên, các chi hội trong việc nghiên cứu, họctập, cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần đào tạo, bồidưỡng đội ngũ các nhà tim - mạch học ngày càng lớn mạnh, nâng cao tay nghề.

4.2) Hợp tác, học tập,trao đổi kinh nghiệm với các Hội chuyên khoa, các Hội y học khác ở Trung ươngvà các tỉnh bạn để củng cố và phát triển Hội chuyên khoa của mình.

4.3) Tuyên truyền,giáo dục sức khỏe tim mạch sâu rộng trong nhân dân về phòng chống bệnh tim mạchvà tăng cường sức khỏe của nhân dân thành phố.

4.4) Tư vấn, đào tạo,học tập tham quan, hội thảo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nâng caotrình độ về mọi mặt cho hội viên, góp phần thực thi nghề nghiệp chất lượng vàhiệu quả cao, đề xuất với các cơ quan Nhà nước về các chủ trương, chính sách,cơ chế, kế hoạch, chương trình phát triển chuyên khoa nói riêng và sự nghiệpphát triển y tế nói chung.

4.5) Quan hệ với cáctổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật để traođổi, học tập kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho Hội ngàycàng phát triển.

4.6) Chịu sự quản lýNhà nước của các Sở, ngành về lĩnh vực hoạt động có liên quan, đảm bảo chế độbáo cáo định kỳ 6 tháng, một năm và các báo cáo đột xuất nếu có.

CHƯƠNG III: HỘI VIÊN

Điều 5: Hội viên của Hội gồm:

5.1) Hội viên chínhthức là các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng hoặc tương đươnghay cán bộ khoa học kỹ thuật khác trong ngành Y và những ai quan tâm đến cácbệnh tim mạch, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, nhiệt tìnhhoạt động Hội đều có thể kết nạp Hội viên của Hội.

5.2) Hội viên danh dựlà những nhà hoạt động chính trị, xã hội, những người có kinh nghiệm, uy tín,có đóng góp tích cực cho hoạt động của Hội, được Hội quyết định suy tôn.

Điều 6: Quyền lợi và nhiệm vụ của Hộiviên

6.1) Hội viên có quyềnlợi:

6.1.1) Thảo luận vàbiểu quyết mọi công việc của hội, bầu cử và ứng cử vào Ban chấp hành các cấpcủa Hội.

6.1.2) Được học tập,cung cấp thông tin, được bồi dưỡng về chuyên môn, được khuyến khích và phát huykhả năng về mọi mặt để góp phần xây dựng và phát triển chuyên ngành tim mạchphục vụ cho sức khỏe nhân dân.

6.1.3) Được hưởng mọiquyền lợi do Hội quy định.

6.1.4) Được trình bàycác đề tài nghiên cứu khoa học của mình trong các buổi sinh hoạt khoa học kỹthuật của Hội. Được tham gia các hoạt động của Hội chuyên môn hoặc các hội nghịcủa Hội.

6.1.5) Được quyền xinra khỏi Hội.

6.2) Hội viên có nhiệmvụ:

6.2.1) Thi hành nghiêmchỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Thực hiệnđiều lệ, nghị quyết của Hội, tham gia sinh hoạt của Hội và đóng góp hội phí đầyđủ. Tuyên truyền phát triển hội viên, vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạtđộng của Hội.

6.2.2) Chăm lo xâydựng đoàn kết trong Hội cũng như trong giới Y Dược, đấu tranh chống những tư tưởng,hành động có hại đến thanh danh uy tín và sự đoàn kết của Hội.

6.2.3) Tích cực họctập, nghiên cứu khoa học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuậtgóp sức mình vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là phòngchống các bênh tim mạch (phòng thấp cấp I, II, THA...).

6.2.4) Giữ vững phẩmchất của người thầy thuốc XHCN.

Hoạt động chuyên mônphải tuân theo đúng chủ trương đường lối y học và y tế của Đảng và Nhà nước.Thực hiện tốt 12 điều y đức của ngành y tế.

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 7: Tổ chức của Hội gồm:

Thành Hội:

Các chi hội địa phươngở các quận, huyện , thị xã, bệnh viên.

Các trung tâm tư vấn,dịch vụ bồi dưỡng đào tạo... phục vụ hoạt động của Hội.

Việc thành lập các tổchức thuộc hội phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 8: Đại hội toàn thể hoặc đại hộiđại biểu là cơ quan cao nhất của hội.

Nhiệm kỳ đại hội là 5năm.

Đại hội của hội cónhiệm vụ:

Tổng kết, đánh giá kếtquả của hội nhiệm kì trước và quyết định phương hướng hoạt động của nhiệm kỳmới.

Sửa đổi bổ sung điềulệ ( nếu thấy cần thiết)

Bầu Ban chấp hành, bankiểm tra của Hội (số lượng do đại hội quyết định)

Điều 9: Ban chấp hành Hội.

Ban chấp hành hội làcơ quan điều hành của hội giữa 2 nhiệm kỳ đại hội có nhiệm vụ

Bầu chủ tịch, Ban thườngvụ, Thư kí, Ban kiểm tra.

Quyết định kế hoạchcông tác, đánh giá việc thực hiện chương trình kế hoạch công tác đã đề ra, dựthảo sửa đổi điều lệ trình đại hội thông qua.

Bầu bổ sung ủy viênchấp hành hội, nếu số liệu thiếu so với quy định của đại hội nhưng không quá1/3 ủy viên Ban chấp hành đương nhiệm được đại hội bầu theo quy định.

Ban chấp hành hội họp6 tháng 1 lần do chủ tịch hội triệu tập. Các cuộc họp đột xuất theo yêu cầu của2/3 số thành viên Ban chấp hành đề nghị.

Điều 10: Ban thường vụ gồm chủ tịch,các phó chủ tịch và các ủy viên do Ban chấp hành hội bầu ra.

Ban thường vụ là cơquan thường trực của Ban chấp hành hội, thay mặt Ban chấp hành điều hành cáccông việc của Hội giữa 2 kỳ họp của ban chấp hành. Chuẩn bị các nội dung cho kỳhọp của Ban chấp hành. Điều hành các hoạt động tư vấn, dịch vụ của hội thôngqua các tổ chức do hội lập ra theo đúng quy định của pháp luật.

Xây dựng quy chế làmviệc của Ban chấp hành, biểu tượng, mẫu thẻ hội viên, các danh hiệu liên quanđến hoạt động hội để Ban chấp hành hội thông qua.

Ban chấp hành hội họp3 tháng 1 lần, các cuộc họp đột xuất do chủ tịch quyết định hoặc theo yêu cầucủa 2/3 số ủy viên Ban thường vụ đề nghị.

Điều 11: Ban kiểm tra.

Ban kiểm tra của hộido Ban chấp hành hội bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động củahội, việc thi hành điều lệ, các nghị quyết của hội, kiểm tra tư cách hội viên,việc quản lý, sử dụng tài chính của hội, đề xuất việc giải quyết đơn khiếu nại,tố cáo của hội theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm kỳ của Bankiểm tra theo nhiệm kỳ của đại hội thành hội.

Điều 12: Ban chấp hành chi hội:

- Ban chấp hành chihội do đại hội cơ sở bầu ra và do ban thường vụ thành hội quyết định công nhận.

- Ban chấp hành chihội có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội của Ban chấp hành hội vànghị quyết của chi hội. Hướng dẫn việc kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội, báocáo kết quả hoạt động của chi hội lên thành hội.

- Ban chấp hành chihội họp 3 tháng 1 lần.

CHƯƠNG V: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 13: Khen thưởng

Những đơn vị và hộiviên có thành tích xuất sắc trong hoạt động của hội sẽ được khen thưởng hoặc đềnghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định.

Điều 14: Kỷ luật

- Những đơn vị và hộiviên vi phạm điều lệ hoạt động của hội, làm tổn hại đến uy tín, danh dự củahội, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị thi hành kỷ luật của hội từ hình thức khiểntrách, cảnh cáo đến khai trừ khỏi hội. Hội viên bị khai trừ sẽ xóa tên khỏidanh sách hội viên và htu hồi thẻ hội viên.

CHƯƠNG VI: TÀI CHÍNH CỦA HỘI

Điều 15: Tài chính của hội được quản lývà sử dụng theo quy định của pháp luật và quy chế của Ban chấp hành hội.

Nguồn tài chính củahội gồm:

Hội phí của hội do cáchội viên đóng góp theo quy định;

Các khoản thu từ hoạtđộng tư vấn, dịch vụ và các hoạt động khác của hội mang lại;

ng hộ tài trợ quyên góp của cáccá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

CHƯƠNG VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16: Bản điều lệ gồm 7 chương và 17điều do Đại hội của Thành hội chính thức thông qua và có hiệu lực kể từ ngày cơquan Nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.

Tất cả các hội viên vàcác chi hội có trách nhiệm thực hiện điều lệ của hội.

Điều 17: Chỉ có đại hội toàn thể hayđại hội đại biểu của thành hội mới có quyền bổ sung và sửa đổi điều lệ./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvcnlhtmhtphpnkltn20012005492