AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 64/2002/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2002                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổphần

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

Những quy định chung

Điều 1. Mụctiêu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần (sau đây gọitắt là cổ phần hoá)

1.Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo raloại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người laođộng; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sửdụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.

2.Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanhnghiệp.

3.Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cườngsự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích củaNhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

Điều 2. Đốitượng áp dụng

1.Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc của cácdoanh nghiệp quy định tại Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nhà nước (trừ nhữngdoanh nghiệp Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ), không phụ thuộcvào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Danh mục phân loạidoanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.

2.Việc cổ phần hoá đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy địnhtại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành khi:

a)Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập;

b)Không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.

3.Những doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điềunày có vốn nhà nước trên sổ sách kế toán dưới 5 tỷ đồng nếu không cổ phần hoá đượcthì thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê theo quy định của phápluật.

Điều 3. Hìnhthức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

1.Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hútthêm vốn.

2.Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

3.Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

4.Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêmvốn.

Điều 4.Đối tượng và điều kiện mua cổ phần

1.Các đối tượng sau đây được quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổphần hoá:

a)Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân người Việt Nam ở trong nước (sauđây gọi tắt là nhà đầu tư trong nước);

b)Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân người nước ngoài, kể cả ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài định cư ở Việt Nam (sau đâygọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài).

2.Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổphần hoá phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đanghoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt độngmua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua cổphần đều phải thông qua tài khoản này.

Điều 5.Quyền được mua cổ phần lần đầu tại các doanh nghiệp cổ phần hoá

Cácđối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này đều có quyền mua cổ phầnlần đầu tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá với số lượng không hạn chế;nhưng phải bảo đảm các quy định hiện hành của Nhà nước về số lượng cổ đông tốithiểu, cổ phần chi phối của Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắmgiữ cổ phần chi phối.

Cácnhà đầu tư nước ngoài được mua số lượng cổ phần có tổng giá trị không quá 30%vốn điều lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề do Thủ tướngChính phủ quy định.

Điều 6. Cổphiếu và cổ đông sáng lập

1.Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu mộthoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong Công ty. Cổ phiếu có thể ghi tênhoặc không ghi tên nhưng phải có đủ nội dung chủ yếu quy định tại Điều 59 củaLuật Doanh nghiệp.

BộTài chính hướng dẫn mẫu cổ phiếu thống nhất để các doanh nghiệp in và quản lýtheo quy định.

2.Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp cổ phần hoá là những cổ đông có đủ các điều kiệnsau:

a)Tham gia thông qua Điều lệ lần đầu của Công ty cổ phần;

b)Cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán;

c)Sở hữu số lượng cổ phần bảo đảm mức tối thiểu theo quy định tại Điều lệ Côngty.

Sốlượng cổ phần tối thiểu của mỗi cổ đông sáng lập và số lượng cổ đông sáng lậpdo Đại hội đồng cổ đông quyết định và quy định tại Điều lệ Công ty.

Điều 7. Quyềnvà nghĩa vụ của doanh nghiệp cổ phần hoá

1.Doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động cótại thời điểm cổ phần hoá và giải quyết các chế độ cho người lao động theo quyđịnh hiện hành.

Côngty cổ phần có trách nhiệm kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ doanhnghiệp nhà nước chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động vàphối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theoquy định của pháp luật.

2.Công ty cổ phần được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn đã cổ phần hoáđể tổ chức sản xuất kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệmcủa doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá và có các quyền, nghĩa vụ kháctheo quy định của pháp luật.

3.Doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty nhà nước cổ phần hoá mà Nhà nước giữcổ phần chi phối (trên 50% vốn điều lệ) thì vẫn là thành viên của Tổng công ty.

Điều 8. Bảohộ của Nhà nước đối với nhà đầu tư

Quyềnsở hữu và mọi quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước và nướcngoài mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá được Nhà nước bảo hộ theo quyđịnh của pháp luật.

Chương II

Xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp trướckhi cổ phần hoá

Điều 9. Tàisản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tàisản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi

Trướckhi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê, phân loại và chủđộng xử lý theo quy định sau:

1.Đối với tài sản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kếtvà các tài sản khác không phải của doanh nghiệp: doanh nghiệp phải thanh lý hợpđồng hoặc thoả thuận với chủ sở hữu tài sản để Công ty cổ phần kế thừa các hợpđồng đã ký trước đây hoặc ký lại hợp đồng mới.

2.Đối với những tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý:doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điềuchuyển cho đơn vị khác theo quy định hiện hành. Trường hợp đến thời điểm cổphần hoá chưa kịp xử lý thì không tính vào giá trị doanh nghiệp và uỷ quyền choCông ty cổ phần tiếp tục bảo quản, xử lý hoặc chuyển cho tổ chức của Nhà nướccó chức năng tiếp nhận, giải quyết.

3.Đối với những tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh xá vàcác tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thìchuyển giao cho tập thể người lao động trong Công ty cổ phần quản lý, sử dụngthông qua tổ chức công đoàn.

Riêngđối với nhà ở của cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngânsách nhà nước, thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lýhoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.

4.Đối với tài sản đang dùng trong sản xuất kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khenthưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp thì tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phầnhoá và chuyển thành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động trong doanh nghiệptại thời điểm cổ phần hoá theo thời gian thực tế đã làm việc của từng người tạidoanh nghiệp.

Điều 10.Các khoản nợ phải thu

Doanhnghiệp có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi và xử lý các khoản nợ phảithu trước khi cổ phần hoá theo cơ chế hiện hành. Trường hợp đến thời điểm cổphần hoá còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý như sau:

1.Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cứ là không có khả năng thu hồi, không xácđịnh được trách nhiệm cá nhân, tổ chức thì dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếuthiếu thì phần chênh lệch được trừ vào kết quả kinh doanh, giảm lãi tại thờiđiểm cổ phần hoá. Trường hợp các nguồn trên không đủ bù thì phần chênh lệch đượctrừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá.

2.Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi do nguyên nhân chủ quan và đãquy được trách nhiệm thì xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để bồi thường. Phầntổn thất sau khi đã trừ phần thu hồi được xử lý như quy định tại khoản 1 Điềunày.

3.Đối với những khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên, con nợđang tồn tại nhưng không còn khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiềugiải pháp nhưng vẫn không thu hồi được thì xử lý như quy định tại khoản 1 Điềunày.

4.Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp có thể bán cho cáctổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ. Phần tổn thất từ việc bán nợ được xửlý như quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11. Cáckhoản nợ phải trả

1.Doanh nghiệp phải huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trướckhi thực hiện cổ phần hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyểnthành vốn góp cổ phần.

Việcchuyển nợ thành vốn góp cổ phần được xác định thông qua kết quả đấu giá bán cổphần hoặc do doanh nghiệp và chủ nợ thoả thuận nhưng không thấp hơn giá bán cổphần cho các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp.

2.Trường hợp doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạnthì xử lý như sau:

a)Đối với các khoản nợ thuế và nợ ngân sách: doanh nghiệp được khoanh nợ, giãnnợ, xoá nợ hoặc hỗ trợ vốn đầu tư theo quy định của Chính phủ;

b)Đối với các khoản nợ đọng vay Ngân hàng thương mại : doanh nghiệp thoả thuậnvới Ngân hàng cho vay để được giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ, giảm lãi suất vayhoặc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần.

CácNgân hàng thương mại có trách nhiệm xử lý các khoản nợ đọng theo quy định hiệnhành;

c)Đối với các khoản nợ nước ngoài có bảo lãnh thì người bảo lãnh và doanh nghiệpphải thoả thuận với chủ nợ để khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ và bố trí nguồn đểtrả nợ. Nếu không thoả thuận được, người bảo lãnh phải trả nợ cho chủ nợ. Doanhnghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặc thoả thuận với người bảolãnh để chuyển thành vốn góp trong Công ty cổ phần;

d)Đối với các khoản nợ nước ngoài do doanh nghiệp tự vay không có bảo lãnh thìdoanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nguồn để thanh toán hoặc thoả thuận với chủnợ để xử lý hoặc chuyển nợ thành vốn góp trong Công ty cổ phần theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 12. Cáckhoản dự phòng và lãi chưa phân phối

Cáckhoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứngkhoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính...và các khoản lãi chưa phân phối phải được xử lý theo quy định hiện hành trướckhi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Trường hợp doanh nghiệp còn sốlỗ luỹ kế của các năm trước thì được dùng thu nhập trước thuế có đến thời điểmcổ phần hoá để bù đắp trước khi thực hiện các biện pháp quy định tại các điểma, b khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Điều 13. Tàisản góp vốn liên doanh với nước ngoài

1.Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá kế thừa hoạt động liên doanh thì toàn bộtài sản của doanh nghiệp đem góp vốn liên doanh được xác định theo nguyên tắcquy định tại Điều 18 Nghị định này để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phầnhoá.

2.Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các hoạt động liên doanhthì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý tài sản góp vốn liên doanh như sau:

a)Thoả thuận để mua hoặc bán lại vốn góp liên doanh;

b)Chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác.

Điều 14. Sốdư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi

Sốdư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao độngđang làm việc tại doanh nghiệp để mua cổ phần. Người lao động không phải nộpthuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.

Điều 15. Giátrị doanh nghiệp cổ phần hoá

1.Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm cổ phần hoá có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệpmà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốnnhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừcác khoản nợ phải trả và số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

2.Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá không bao gồm:

a)Giá trị những tài sản quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;

b)Giá trị những tài sản không cần dùng, chờ thanh lý;

c)Các khoản nợ phải thu khó đòi đã được trừ vào giá trị doanh nghiệp;

d)Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn trước thờiđiểm xác định giá trị doanh nghiệp;

đ)Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh chuyển cho đối tác khác;

e)Tài sản thuộc công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹphúc lợi của doanh nghiệp và nhà ở của cán bộ, công nhân viên trong doanhnghiệp.

Điều 16. Cáccăn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp

1.Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.

2.Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại tài sản thực tế của doanhnghiệp tại thời điểm cổ phần hoá.

3.Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường tại thời điểmcổ phần hoá.

4.Giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địalý, uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, thươnghiệu (nếu có).

5.Khả năng sinh lời của doanh nghiệp xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Điều 17. Xácđịnh chất lượng tài sản, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế kinh doanhcủa doanh nghiệp

1.Xác định chất lượng tài sản của doanh nghiệp căn cứ vào khả năng bảo đảm antoàn trong vận hành và sử dụng tài sản; bảo đảm chất lượng sản phẩm và môi trường.

2.Giá trị quyền sử dụng đất:

a)Trước mắt, vẫn áp dụng chính sách thuê đất và giao đất theo quy định hiện hành.

Uỷnhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tính lại giá thuêđất ở những vị trí thuận lợi để áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp;

b)Đối với diện tích đất Nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh doanh nhà và hạtầng thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phầnhoá. Giá trị quyền sử dụng đất nói trên được xác định theo khung giá chuyểnquyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền quy định và không thấp hơn chi phíđã đầu tư như : đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng...

3.Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suấtlợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn nhà nước tại doanh nghiệpbình quân trong 3 năm liền kề trước khi cổ phần hoá so với lãi suất của tráiphiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất nhân với giá trị phần vốnnhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm định giá.

Nếudoanh nghiệp có giá trị thương hiệu được thị trường chấp nhận thì xác định căncứ vào thị trường.

Điều 18. Xácđịnh giá trị tài sản góp vốn liên doanh

1.Giá trị tài sản góp vốn liên doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đượcxác định trên cơ sở:

a)Giá trị vốn chủ sở hữu được thể hiện trong báo cáo tài chính của Công ty liêndoanh tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổphần hoá, đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán;

b)Tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hoá vào liên doanh;

c)Tỷ giá chuyển đổi giữa ngoại tệ góp vốn với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịchbình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm định giá đối với các Công ty liên doanh hạch toánbằng ngoại tệ.

2.Giá trị tài sản góp vốn liên doanh xác định trên cơ sở nêu trên là căn cứ đểxác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; không điều chỉnh giá trị vốn gópliên doanh trên giấy phép đầu tư.

Điều 19. Phươngpháp xác định giá trị doanh nghiệp

Tuỳtheo đặc điểm của ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện cụ thểcủa từng doanh nghiệp, cho phép áp dụng các phương pháp khác nhau để xác địnhgiá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 20. Tổchức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá

1.Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp quyết định thành lậpHội đồng xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc lựa chọn Công ty kiểmtoán, tổ chức kinh tế có chức năng định giá để doanh nghiệp cổ phần hoá ký hợpđồng xác định giá trị doanh nghiệp.

2.Thành phần Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm:

a)Đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;

b)Đại diện cơ quan tài chính;

c)Lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hoá và đại diện Tổng công ty nhà nước (nếu doanhnghiệp là thành viên của Tổng công ty).

Căncứ vào thực trạng doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể, Hội đồng được mời thêm các tổchức hoặc các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế tài chính trong và ngoài doanhnghiệp cần thiết cho việc đánh giá chất lượng và xác định giá trị thực tế củatừng loại tài sản trong doanh nghiệp.

3.Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm:

a)Thẩm định kết quả kiểm kê, phân loại, đánh giá tài sản và xác định giá trịdoanh nghiệp cổ phần hoá theo các quy định hiện hành trong thời hạn 15 ngày, kểtừ ngày có Quyết định thành lập Hội đồng. Kết quả thẩm định của Hội đồng đượclập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên chính thức;

b)Xác định lại kết quả giá trị doanh nghiệp nếu cơ quan có thẩm quyền quyết địnhcổ phần hoá doanh nghiệp yêu cầu.

Hộiđồng xác định giá trị doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác của kếtquả xác định giá trị doanh nghiệp.

4.Công ty kiểm toán và tổ chức kinh tế thực hiện xác định giá trị doanh nghiệpphải bảo đảm các quy định hiện hành và hoàn thành đúng thời hạn theo hợp đồngđã ký; phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của kết quả địnhgiá. Tiền thuê xác định giá trị doanh nghiệp được tính vào chi phí cổ phần hoácủa doanh nghiệp.

5.Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyềnquyết định cổ phần hoá doanh nghiệp để quyết định và công bố.

Điều 21. Sửdụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

Kếtquả xác định giá trị doanh nghiệp theo các quy định tại Nghị định này là cơ sởđể xác định cơ cấu cổ phần bán lần đầu, thực hiện chính sách ưu đãi đối với ngườilao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu, xác địnhmức giá "sàn" để tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoàidoanh nghiệp.

Điều 22. Điềuchỉnh giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá

Cơquan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp xem xét và quyết địnhviệc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp trong các trường hợp:

1.Doanh nghiệp có khó khăn trong việc bán cổ phần như quy định tại khoản 5 Điều24 Nghị định này.

2.Xác định lại giá trị doanh nghiệp từ thời điểm định giá đến thời điểm doanhnghiệp chính thức chuyển thành Công ty cổ phần.

Chương III

Bán cổ phần và quản lý, sử dụng tiền thu

từ bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá

Điều 23.Xác định cơ cấu cổ phần lần đầu

Cơcấu cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định theo thứ tự nhưsau:

1.Giữ lại số lượng cổ phần của Nhà nước ở những doanh nghiệp thuộc đối tượng màNhà nước cần nắm giữ cổ phần.

2.Dành cổ phần để bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theoquy định tại các khoản 1 và 2 Điều 27 Nghị định này.

3.Dành cổ phần để bán theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệuở những doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thủy sản theo quy định tại khoản1 Điều 29 Nghị định này.

4.Dành tối thiểu 30% số cổ phần còn lại (nếu có) để bán cho các đối tượng ngoàidoanh nghiệp, trong đó ưu tiên bán cho nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ,thị trường, vốn và kinh nghiệm quản lý.

Điều 24. Báncổ phần lần đầu

1.Cổ phần được bán công khai tại doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc tại các tổ chứctài chính trung gian theo cơ cấu cổ phần lần đầu đã được cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt trong phương án cổ phần hóa. Trong đó:

a)Việc bán cổ phần và thực hiện chính sách ưu đãi về giá bán cổ phần cho ngườilao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu do doanhnghiệp cổ phần hóa đảm nhận;

b)Việc bán cổ phần cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp được thực hiện thông quacác tổ chức tài chính trung gian do cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phầnhóa doanh nghiệp lựa chọn và thực hiện bằng hình thức đấu giá hoặc bảo lãnhphát hành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nếudoanh nghiệp cổ phần hóa có số lượng cổ phần bán ra bên ngoài thấp hoặc điềukiện bán thông qua các tổ chức tài chính trung gian có khó khăn, chi phí bán cổphần vượt quá mức hoa hồng cho phép thì cơ quan quyết định cổ phần hóa giao chodoanh nghiệp tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài theo hình thức đấu giá.

2.Các tổ chức tài chính được lựa chọn bán cổ phần lần đầu ra ngoài của các doanhnghiệp cổ phần hóa, trong thời hạn 30 ngày trước khi bán phải thực hiện thôngbáo công khai tại doanh nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng vềthời gian, địa điểm, hình thức bán, điều kiện tham gia, số lượng cổ phần dựkiến bán và các vấn đề khác có liên quan đến việc bán cổ phần.

3.Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được thực hiệnthống nhất bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mua bằng ngoại tệ thì phải chuyển đổithành đồng Việt Nam theo quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam.

Việcbán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu đối vớicác doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thủy sản được thực hiện theo quy địnhcủa Thủ tướng Chính phủ.

Trườnghợp các bên tham gia đấu giá cổ phần có giá trả bằng nhau thì các nhà đầu tư cótiềm năng về công nghệ, thị trường, vốn, kinh nghiệm quản lý và các đối tượngchuyển nợ thành cổ phần được ưu tiên mua cổ phần. Các nhà đầu tư nước ngoàikhông có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá được thoả thuận với bên bán vềgiá mua bán cổ phần nhưng không thấp hơn giá bán cho các nhà đầu tư trong nướcvà phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 5 Nghị địnhnày.

4.Doanh nghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yếttrên thị trường chứng khoán thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải bảo đảmcác điều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi chuyển thànhCông ty cổ phần.

5.Sau 60 ngày, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, nếu số lượngcổ phần dự kiến bán trong doanh nghiệp chưa bán hết (kể cả cổ phần bán theo giáưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyênliệu) thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá quyết định bán số cổphần còn lại rộng rãi ra ngoài doanh nghiệp.

Sau30 ngày áp dụng biện pháp trên mà vẫn không bán hết thì cơ quan quyết định cổphần hoá quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp và phương án bán cổ phần đểchuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

Điều 25. Quảnlý và sử dụng số tiền thu từ bán cổ phần.

1.Số tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phầnhoá, sau khi trừ chi phí cổ phần hóa được chuyển về:

a)Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Trung ương đối vớitrường hợp cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp hoặc đơn vị phụ thuộc của doanhnghiệp độc lập trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b)Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương đối với trường hợp cổ phần hóa toàn bộ doanh nghiệp hoặcđơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp độc lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương;

c)Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty nhà nướcđối với trường hợp cổ phần hóa đơn vị phụ thuộc hoặc toàn bộ doanh nghiệp thànhviên hạch toán độc lập của Tổng công ty.

2.Số tiền thu được từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa được sửdụng theo thứ tự ưu tiên như sau:

a)Hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việctại thời điểm cổ phần hóa;

b)Hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việcsau khi đã chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang làm việc tại Công ty cổ phầntheo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định này;

c)Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lại lao động dôi dư tại thời điểm cổ phần hoá để bốtrí việc làm mới trong Công ty cổ phần;

d)Đầu tư cho các doanh nghiệp đã cổ phần hóa để bảo đảm tỷ trọng vốn chi phối củanhà nước đối với loại doanh nghiệp mà Nhà nước phải nắm giữ cổ phần chi phối;

đ)Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá có khó khăn vềkhả năng thanh toán để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bảo hiểm xã hội;

e)Hỗ trợ thanh toán các khoản nợ của các doanh nghiệp khi Nhà nước bán doanhnghiệp có số thu từ việc bán doanh nghiệp không đủ để thanh toán;

g)Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sứccạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

Chương IV

Chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanhnghiệp cổ phần hóa

Điều 26. Chínhsách đối với doanh nghiệp cổ phần hóa

1.Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nướcnhư đối với doanh nghiệp thành lập mới mà không cần phải làm thủ tục cấp chứngnhận ưu đãi đầu tư.

2.Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lývà sử dụng của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thành sở hữu của Công ty cổphần.

3.Được tiếp tục kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký và miễn lệ phí cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công tycổ phần.

4.Được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nướcvà doanh nghiệp khác hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thờiđiểm cổ phần hoá để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

5.Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai trong trườnghợp giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất.

6.Được tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, các tổ chứctín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đối với doanh nghiệp nhànước.

7.Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như: các công trìnhvăn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để bảo đảm phúc lợi chongười lao động trong Công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tậpthể người lao động do Công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức Côngđoàn.

8.Được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn nhà nước các khoản chi phí thực tế, hợplý và cần thiết cho quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổphần (bao gồm cả phí thuê tư vấn, định giá) theo mức quy định của Bộ Tài chính;trường hợp cổ phần hóa theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định nàythì được trừ vào vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

Điều 27. Chínhsách đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa

1.Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hoátại thời điểm quyết định cổ phần hoá được Nhà nước bán tối đa 10 cổ phần chomỗi năm đã làm việc thực tế tại khu vực nhà nước với giá giảm 30% so với mệnhgiá ban đầu. Trị giá một cổ phần là 100.000 đồng.

Trườnghợp cổ phần hoá theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thìgiá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được trừ vào phần vốn nhànước hiện có tại doanh nghiệp.

Tổnggiá trị ưu đãi, kể cả giá trị ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệukhông vượt quá giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi đã trừ giátrị cổ phần Nhà nước nắm giữ.

Ngườilao động sở hữu số cổ phần được mua theo giá ưu đãi có quyền để thừa kế và cácquyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức, hoạt độngcủa Công ty cổ phần. Cổ phiếu của loại cổ phần này là cổ phiếu ghi tên và chỉ đượcchuyển nhượng sau 3 năm kể từ khi mua. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng sốcổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị Công ty chấpthuận. Công ty cổ phần ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm bán.

2.Người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá được mua chịu cổ phần theogiá ưu đãi, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếptheo không phải chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao độngnghèo không quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán theo giá ưu đãi cho người laođộng trong doanh nghiệp. Cổ phiếu của loại cổ phần này là cổ phiếu ghi tên. Ngườisở hữu cổ phần này chỉ được chuyển nhượng sau 3 năm kể từ khi mua và đã trả hếtnợ cho Nhà nước.

3.Người lao động chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần được tiếp tục tham giavà hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

4.Người lao động đã có đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí tại thời điểm cổ phầnhóa được giải quyết quyền lợi theo chế độ hiện hành.

5.Người lao động mất việc, thôi việc tại thời điểm cổ phần hóa được thanh toántrợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.

6.Sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổchức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động ởdoanh nghiệp nhà nước chuyển sang bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợpngười lao động tự nguyện thôi việc, thì được giải quyết như sau:

a)Trong 12 tháng kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, nếu người lao động bị mất việc do cơ cấu lại thuộc đối tượng hưởng chínhsách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Nghịđịnh số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ thì được Quỹ hỗtrợ lao động dôi dư hỗ trợ.

Cácđối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại thì được hưởng trợ cấp mất việc,thôi việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành và được Quỹ hỗ trợ sắpxếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hỗ trợ.

b)Trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong 4 năm tiếp theo thì Côngty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của BộLuật Lao động, số còn lại được Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệpnhà nước thanh toán. Hết thời hạn trên, Công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanhtoán toàn bộ trợ cấp cho người lao động.

7.Đối với số lao động dôi dư tại thời điểm cổ phần hoá cần được đào tạo, đào tạolại để bố trí việc làm mới trong Công ty cổ phần thì Nhà nước hỗ trợ một phầnkinh phí cho Công ty cổ phần để tổ chức đào tạo, đào tạo lại từ Quỹ hỗ trợ sắpxếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chương V

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là nhà đầu tư

nước ngoài và người sản xuất và cung cấp nguyên liệu chocác doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

Điều 28.Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

1.Được quyền tham gia quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật và Điềulệ tổ chức, hoạt động của Công ty cổ phần.

2.Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam.

3.Được đổi các khoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam thànhngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuếtheo quy định của pháp luật.

Trườnghợp nhà đầu tư nước ngoài dùng cổ tức thu được để tái đầu tư tại Việt Nam thì đượchưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

4.Được quyền tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và có nghĩavụ tuân thủ quy định của Chính phủ Việt Nam về việc tham gia của bên nước ngoàivào thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi Công ty cổ phần đã thực hiện niêmyết trên thị trường chứng khoán.

5.Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổchức, hoạt động của Công ty cổ phần.

Điều 29.Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanhnghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

1.Được mua cổ phần, kể cả cổ phần mua theo giá ưu đãi tại doanh nghiệp đã thamgia cung cấp nguyên liệu với giá giảm 30% so với mệnh giá ban đầu. Tổng giá trịcổ phần ưu đãi không quá 10% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cổphiếu của những cổ phần này là cổ phiếu ghi tên, chuyển nhượng có điều kiện nhưquy định đối với việc chuyển nhượng cổ phần mua theo giá ưu đãi của người laođộng trong doanh nghiệp cổ phần hoá.

2.Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam.

3.Có trách nhiệm cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp theo đúng hợp đồng đã kýkết.

4.Có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức,hoạt động của Công ty cổ phần.

Chương VI

Tổ chức thực hiện

Điều 30.Quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước

1.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị Tổngcông ty 91 có trách nhiệm xây dựng phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhànước thuộc phạm vi quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện. Trường hợp không thực hiện phương án đã được phê duyệtthì Thủ trưởng các cơ quan quản lý doanh nghiệp phải chịu các hình thức kỷ luậttheo quy định hiện hành.

2.Trên cơ sở phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt:

a)Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước chỉ đạo xây dựng phương án cổ phần hoácác doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, báo cáo Bộ trưởng Bộ quản lý ngànhkinh tế kỹ thuật hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quyết định.

b)Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cổ phần hoácác doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp;quyết định giá trị doanh nghiệp; phê duyệt phương án cổ phần hoá để chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần theo hướng dẫn của các cơ quan cóliên quan. Đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước cần giữ cổ phầnđặc biệt thì phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá trị doanhnghiệp hoặc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp. Trường hợp giá trị thực tế phầnvốn nhà nước tại doanh nghiệp nhỏ hơn so với giá trị ghi trên sổ sách kế toántừ 500 triệu đồng trở lên phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận bằng vănbản trước khi quyết định.

4.Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nướcvà các văn bản về cổ phần hoá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công tynhà nước phải gửi về Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tàichính để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5.Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính chịu trách nhiệmgiúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và các Tổng công ty nhà nước thực hiện công tác cổ phần hoá theo quyđịnh của pháp luật và phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được phêduyệt.

Điều 31.Đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần

Doanhnghiệp nhà nước sau khi bán cổ phần và tổ chức Đại hội cổ đông theo đúng quyđịnh của Luật Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị địnhsố 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanhvà hoạt động theo Luật Doanh nghiệp kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh.

Điều 32.Quản lý phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần

1.Phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần được quản lý theo quy định tại Nghị địnhsố 73/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về việc ban hành Quychế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác. Người đang làm việc tạidoanh nghiệp nhà nước đến thời điểm cổ phần hoá được giao trực tiếp quản lýphần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần có quyền mua cổ phần như những người laođộng khác trong doanh nghiệp.

2.Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chiphối, cổ phần đặc biệt thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tạiCông ty cổ phần được quyền quyết định việc bán tiếp cổ phần thuộc sở hữu nhà nướctại Công ty cổ phần sau 3 năm kể từ ngày Công ty cổ phần hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp.

Điều 33.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giải quyết những vướng mắc cho cácdoanh nghiệp cổ phần hoá theo thẩm quyền được giao trong thời hạn tối đa 15ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì có tráchnhiệm kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chương VII

Điều khoản thi hành

Điều 34.Nghị định này thay thế Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 củaChính phủ và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trướcđây về cổ phần hoá trái với Nghị định này đều không còn hiệu lực thi hành.

Điều 35.Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Địa chính, các Bộ và cơ quan khác có liênquan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 36.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quảntrị Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvcdnnntctcp386